Top 8 Sữa Tăng Cân Cho Bé được lựa chọn nhiều nhất hiện nay

Mẹ bị dọa sảy thai nên ăn gì để phôi thai bám chắc vào tử cung?

Axit folic là gì? Vì sao cần bổ sung Axit folic khi mang thai?

9 Cách trị hôi nách sau sinh siêu đơn giản mẹ nên bỏ túi

Cách tắm, vệ sinh cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn đúng cách

Chiếu đèn vàng da cho trẻ sơ sinh: Quy trình và chi phí

Mang thai uống nước dừa có được không? Uống bao nhiêu thì tốt?

Top 7+ Thuốc nhỏ mắt cho trẻ sơ sinh an toàn được nhiều mẹ tin dùng

Cách vệ sinh mắt, mũi, tai cho trẻ sơ sinh an toàn mẹ nên biết

Xét nghiệm Double test là gì? Có cần thiết không? Giá bao nhiêu?

Tê bì chân tay sau sinh: Nguyên nhân và cách chữa trị an toàn

Tê bì chân tay sau sinh là tình trạng thường gặp, làm ảnh hưởng đến quá trình hồi phục sức khỏe và chăm  sóc em bé sau sinh. Vậy nguyên nhân gây tê bì chân tay sau sinh là gì? Cách điều trị ra sao? Những thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp được vấn đề này.

I/ Tê bì chân tay sau sinh và các thông tin cần biết

Vì sao bị tê bì chân tay sau sinh? Cách điều trị như thế nào?
Vì sao bị tê bì chân tay sau sinh? Cách điều trị như thế nào?

Nhiều chị em sau khi sinh con thường bị tê bì chân tay. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, cản trở quá trình hồi phục của bà mẹ mà còn gây khó khăn cho việc chăm sóc con nhỏ.

1. Nguyên nhân gây tê bì chân tay sau sinh

Sau sinh bị tê bì chân tay do đâu? Theo  các chuyên gia, các yếu tố có thể gây nên tình trạng này gồm có:

*) Mắc hội chứng ống cổ tay:

Hội chứng ống cổ tay là một bệnh lý thường gặp ở phụ nữ mang thai và cũng là một trong những nguyên nhân gây tê bì chân tay sau khi sinh. Bởi khi các mô ở vùng cổ tay bị tích tụ chất lỏng gây chèn ép các dây thần kinh chạy xuống vị trí bàn tay và ngón tay, dẫn đến tê tay.

Ngoài ra, trong giai đoạn mang thai và cả sau khi sinh, bà bầu thường gặp khó khăn trong việc cầm nắm các đồ vật và khó di chuyển ngón tay.

Nếu đã bị hội chứng ống cổ tay trong lần mang thai trước thì vào những lần mang thai tiếp theo, chị em cũng sẽ dễ gặp phải tình trạng này. Thậm chí có nhiều trường hợp bệnh lại diễn tiến nặng hơn so với lần trước. Đồng thời những người có nguy cơ mắc bệnh cao gồm có:

  • Béo phì, thừa cân
  • Bà bầu mang đa thai
  • Trong thời kỳ mang thai, ngực phát triển quá mức

Trong 2 bàn tay, bàn tay nào thường phải cử động nhiều hơn sẽ dễ mắc bệnh hơn, đặc biệt là ngón trỏ và ngón giữa. Nhưng nếu lỡ bị hội chứng ống cổ tay khiến cho chân tay bị tê bì sau sinh, chị em cũng không nên lo lắng quá bởi thông thường, bệnh sẽ biến mất sau khi sinh khoảng 3 – 4 tháng.

Bên cạnh đó, chị em có thể áp dụng các cách dưới đây để giảm triệu chứng tê bì chân tay sau sinh do mắc hội chứng ống cổ tay:

  • Xoa bóp, bấm huyệt
  • Luyện tập, xoa bóp tay: Thực hiện xoay cổ tay tròn đều, co duỗi tay và cánh tay.
  • Sử dụng các loại trà thảo mộc như trà hoa cúc

*) Tê bì chân tay sau sinh do bị huyết áp thấp:

Huyết áp thấp có thể khiến chân tay bị tê bì sau khi sinh con
Huyết áp thấp có thể khiến chân tay bị tê bì sau khi sinh con

Bị huyết áp thấp có thể gây ra nhiều tác hại đối với sức khỏe. Tình trạng này khiến cho lưu lượng máu đến các chi bị giảm sút. Các mô không nhận được lượng máu cần thiết trong thời gian dài sẽ tác động đến dây thần kinh. Lúc này các dây thần kinh sẽ phản ứng lại bằng cách gây ra cảm giác tê bì tay chân, ngứa râm ran.

Chính vì vậy, sau khi sinh bị huyết áp thấp cũng chính là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng tê bì tay chân.

Trong trường hợp này, chị em có thể khắc phục bằng cách siết chặt bàn tay thành nắm đấm rồi di chuyển cánh tay. Nó sẽ giúp làm giảm tình trạng tê bì tay chân hiệu quả.

*) Do khớp dịch chuyển:

Khi mang thai, cơ thể chị em có rất nhiều sự thay đổi vì có nhiều hormone được sản sinh ra trong giai đoạn này. Trong đó, hormone relaxin sẽ tác động và nới lỏng các khớp, làm cho xương chậu của bà bầu nở rộng hơn. Điều này sẽ giúp em bé chui qua được dễ dàng hơn khi chuyển dạ.

Tuy nhiên, bên cạnh mặt lợi, loại hormone này cũng gây hại đến thai phụ. Do có khả năng nới lỏng các khớp, relaxin cũng sẽ tác động đến những khớp khác. Hệ quả là chị em sẽ cảm thấy việc di chuyển không còn được linh hoạt như lúc trước khi mang bầu. Việc nới lỏng các khớp cũng khiến cho các dây thần kinh dễ bị chèn ép khi xương di chuyển khỏi vị trí cố định. Mà dây thần kinh bị chèn ép sẽ dẫn đến cảm giác tê bì chân tay.

Chưa hết, khi mang thai chị em thường hay nằm nghiêng khi ngủ. Tình trạng này diễn ra thường xuyên khiến cho khớp vai thay đổi, đè lên dây thần kinh gây tê tay. Nếu bị tê bì chân tay sau sinh do nguyên nhân này, bà bầu nên nghỉ ngơi hoặc nằm ngủ trên đệm mềm và thường xuyên thay đổi tư thế.

2. Triệu chứng

Đau mỏi vai gáy là triệu chứng thường gặp khi bị tê bì chân tay
Đau mỏi vai gáy là triệu chứng thường gặp khi bị tê bì chân tay

Sau sinh chân tay bị tê bì cũng có những biểu hiện tương tự tê bì chân tay ở những người bình thường. Chị em có thể gặp phải các triệu chứng sau đây:

  • Cảm thấy đau mỏi vùng cổ, đau mỏi vai gáy tê bì chân tay. Cơn đau lan xuống nửa người và kèm theo chứng tê bì một bên.
  • Tê kiểu châm chích, nóng tứ chi, tương tự triệu chứng của bệnh viêm đa dây thần kinh khi bị tiểu đường, bệnh lý tổn thương đa rễ dây thần kinh.
  • Cảm giác tê, dị cảm vùng mặt từ cánh tay lan xuống ngón tay. Khi nằm lâu hoặc để tay chân ở một vị trí cố định lâu sẽ thấy râm ran như kiến bò.
  • Nếu bị tê chân tay kéo dài sẽ gây mất cảm giác, thường hay gặp vào ban đêm.
  • Bị chuột rút ở tay chân, các cơn co thắt xảy ra đột ngột, gây đau nhức, âm ỉ ở bắp tay, bắp chân.
  • Các triệu chứng của hội chứng ống cổ tay, dị cảm trong hội chứng hạ canxi máu tiềm ẩn.

Ngoài ra, tê bì chân tay sau khi sinh con có thể gây ra những triệu chứng khác không được chúng tôi đề cập. Hãy tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để được cung cấp đầy đủ thông tin về vấn đề này.

II/ Các biện pháp chẩn đoán và điều trị tê bì chân tay sau sinh

1. Chẩn đoán

Đầu tiên các bác sĩ sẽ khai thác bệnh sử, tiền sử bệnh lý và khám lâm sàng cho chị em. Sau đó, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện một số xét nghiệm như:

  • Chụp cộng hưởng từ MRI
  • Đo điện cơ để đo lường mức độ của cơ bắp
  • Chụp X –quang
  • Chụp cắt lớp vi tính CT scan

2. Tê bì chân tay sau sinh điều trị như thế nào?

Để chữa tê bì tay chân sau sinh, bác sĩ sẽ dựa vào nguyên nhân gây bệnh mà áp dụng các biện pháp điều trị cho phù hợp. Nếu chị em chỉ bị tê bì chân tay sinh lý thì chỉ cần áp dụng các biện pháp hỗ trợ chữa trị, phòng ngừa như xoa bóp, thư giãn tay chân là được.

Tuy nhiên, với những trường hợp mắc bệnh do bệnh lý hoặc tê bì chân tay kéo dài, cần được thăm khám và điều trị kịp thời để tránh gặp biến chứng xấu.

*) Điều trị triệu chứng:

Cần thận trọng khi sử dụng thuốc tây để điều trị tê bì tay chân sau khi sinh
Cần thận trọng khi sử dụng thuốc tây để điều trị tê bì tay chân sau khi sinh

Thông thường, khi bị tê bì chân tay bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc sau:

  • Nhóm thuốc corticosteroid: Thuốc giảm viêm, giảm tê bì chân tay do bệnh đa xơ cứng.
  • Nhóm thuốc chống trầm cảm: Thuốc điều trị tê chân đau cơ xơ hóa
  • Thuốc Pregabalin và Gabapentin: Những loại thuốc này góp phần ngăn chặn, giảm tê bì chân tay đau cơ xơ hóa, bệnh thần kinh tiểu đường, bệnh đa xơ cứng.

Vì sau khi sinh, chị em cần nuôi con bằng sữa mẹ mà các loại thuốc tây đều tiềm ẩn nguy cơ tác dụng phụ. Nếu không cẩn thận, thuốc sẽ theo sữa mẹ gây hại cho cơ thể bé. Do đó, hãy trao đổi thật kỹ lưỡng với bác sĩ để được tư vấn cách điều trị an toàn để không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

*) Chữa tê bì chân tay sau sinh do bệnh lý:

  • Bị tiểu đường: Dùng thuốc để kiểm soát tốt lượng đường huyết trong cơ thể, tập thể dục thường xuyên, xây dựng chế độ ăn uống khoa học.
  • Cơ thể nhiễm độc: Áp dụng các biện pháp điều trị nhiễm độc.
  • Thiếu vitamin: Bổ sung thêm vitamin cho cơ thể.
  • Rối loạn chuyển hóa lipid máu: Cần kiểm soát lượng lipid trong máu, không cho chúng vượt quá ngưỡng an toàn.
  • Chữa trị bệnh viêm khớp, thoái hóa cột sống thắt lưng.

*) Điều trị tê bì chân tay sau sinh do nguyên nhân sinh lý:

Đa số các trường hợp bị tê bì tay chân sau sinh đều bắt nguồn từ nguyên nhân sinh lý. Trong trường hợp này không cần điều trị bằng thuốc mà chỉ cần áp dụng các biện pháp khắc phục ngay tại nhà, bệnh sẽ tự khỏi. Dưới đây là những biện pháp chị em nên áp dụng:

  • Nên nghỉ ngơi nhiều hơn để làm giảm tê chân tay do dây thần kinh bị chèn ép.
  • Không nên đứng hoặc ngồi nhiều, chú ý khi phải ngồi xổm, nâng nhấc các vật nặng hoặc phải đi dép chật.
  • Giữ ấm cho chân tay, không để chúng bị lạnh.
  • Chườm lạnh vào chân hoặc bàn chân khoảng 15 mỗi ngày có tác dụng giảm sưng, giảm tê chân do dầy thần kinh bị chèn ép.
  • Chườm nóng cũng là cách làm giảm triệu chứng tê bì chân tay sau sinh hiệu quả.
  • Thường xuyên tập các bài tập thể dục như pilates, aerobic, yoga… giúp thúc đẩy lưu lượng máu, giảm viêm đau, giảm tê chân.
  • Xoa bóp chân, bàn chân có thể cải thiện lưu lượng máu, giảm triệu chứng tê chân.
  • Ngủ đủ giấc là điều nên làm.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung cho cơ thể vitamin, khoáng chất thiết yếu để tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa viêm đau. Tốt nhất là nên bổ sung thêm vitamin nhóm B, C, glucosamin…
  • Để làm giảm tê bì tay chân, chị em có thể tắm nước muối Epsom có chứa magie. Nó sẽ kích thích quá trình lưu thông máu, từ đó khắc phục được triệu chứng tê bì tay chân.
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể để phòng ngừa tê bì tay chân sau sinh
    Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể để phòng ngừa tê bì tay chân sau sinh

III/ Phòng ngừa tê bì tay chân sau sinh như thế nào?

Tê bì chân tay sau khi sinh có thể phòng ngừa được nếu như chị em áp dụng một số biện pháp sau đây:

  • Có chế độ ăn uống hợp lý, cần cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Đặc biệt là các loại vitamin và khoáng chất tốt cho hệ thần kinh, máu, xương khớp như canxi, vitamin D, vitamin K… Sở dĩ nên bổ sung các vitamin trên do: Vitamin D giúp tăng cường sự dẻo dai cho xương khớp, vitamin K có tác dụng giảm đau, làm chậm quá trình lão hóa, duy trì sự khỏe mạnh của xương khớp. Đồng thời, vitamin K cũng giúp tăng cường sự hấp thu canxi, xương khớp cũng vì thế mà chắc khỏe hơn.
  • Không nên ăn các đồ ăn quá mặn hoặc quá ngọt, những thực phẩm quá nhiều chất béo. Thay vào đó, hãy ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi.
  • Nên uống nhiều nước
  • Bổ sung thêm các thực phẩm chứa nhiều vitamin B6 để tăng cường sức khỏe cho hệ thần kinh. Những thực phẩm nên ăn gồm có tỏi, hạt hướng dương, bơ, thịt nạc, vừng…
  • Uống nhiều nước mỗi ngày.
  • Cần phải kiểm soát cân nặng của bản thân, không nên để tăng cân quá nhiều. Bởi thừa cân sẽ tạo áp lực lên cột sống dẫn đến thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm… khiến dây thần kinh bị chèn ép gây tê bì chân tay.
  • Hạn chế tối đa việc sử dụng các chất kích thích như cà phê, thuốc lá, rượu bia… Bởi chúng chứa các chất làm cho tình trạng chân tay bị tê bì sau sinh nặng nề hơn. Không những thế, nó còn lấy đi các chất dinh dưỡng cần thiết cho máu, hệ thần kinh và xương khớp.
  • Nên tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng, vận động khớp tay, khớp chân bằng những bài tập phù hợp. Điều này sẽ giúp xương khớp được chắc khỏe, dẻo dai, máu huyết cũng được lưu thông tốt hơn.

Trên đây là những điều cần biết về chứng tê bì chân tay sau sinh và cách chữa trị. Sau sinh chân tay bị tê bì không những gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bà mẹ, cản trở việc chăm sóc con nhỏ mà nó còn có thể là triệu chứng của các bệnh nguy hiểm. Do đó, nếu thấy các biểu hiện bất thường, chị em nên đi khám để được bác sĩ tư vấn cách chữa trị hiệu quả, tránh gặp biến chứng.

Cùng chuyên mục

Xe đẩy Vovo Travel  có mai che bản to, phía trên có cửa sổ lưới thoáng khí

TOP 10 Xe Đẩy Em Bé Gấp Gọn Chất Lượng, Giá Tốt

Xe đẩy là một trong những phương tiện di chuyển cho bé tiện lợi vừa giúp bé có thể thoải mái ngắm nhìn không gian bên ngoài lại vừa giúp...

Xe đẩy Aprica Karoon có thiết kế siêu nhẹ, có hệ thống giảm sóc 3D và đệm nằm êm ái mang đến sự dễ chịu và thoải mái cho bé khi sử dụng

TOP 7 Xe Đẩy 2 Chiều 3 Tư Thế Tốt Nhất Cho Bé

Xe đẩy là một trong những vật dụng quen thuộc, hỗ trợ gia đình đưa bé đi dạo, đi chơi, thăm thú không gian, cảnh vật bên ngoài... Thông thường,...

Địu trợ lực Omni 360 là sản phẩm có xuất xứ từ Mỹ, đạt chuẩn an toàn của ASTM F2236

TOP 10 Địu Trợ Lực Tốt Nhất Cho Bé – Mẹ Khỏe, Con Vui

Sở hữu một địu trợ lực tốt nhất cho bé sẽ mang lại nhiều thuận tiện cho các mẹ khi chăm sóc con hoặc làm việc nhà. Lựa chọn được...

Loại sữa nào tốt cho trẻ biếng ăn, chậm tăng cân?

10 Sữa Tốt Cho Trẻ Biếng Ăn, Chậm Tăng Cân, suy dinh dưỡng

Sữa Friso Gold Pedia, Sữa Dielac Grow Plus 2+, Sữa Kid Essentials, Sữa NAN… là những loại sữa tốt cho trẻ biếng ăn. Cùng theo dõi bài viết dưới đây...

Khi sử dụng bất kỳ một sản phẩm nào cho bé, mẹ nên tìm hiểu kỹ về thành phần, hướng dẫn sử dụng

Norikid Plus Giá Bao Nhiêu? Có Tốt Không? Cách Dùng

Norikid plus là thực phẩm chức năng có tác dụng cải thiện vấn đề về tiêu hoá cho trẻ, giúp trẻ ăn ngon miệng, tăng cường hoạt động của hệ...

Nước súc miệng cai thuốc lá HOA NAM

Nước súc miệng cai thuốc lá Hoa Nam có tốt không? Giá bao nhiêu?

Nước súc miệng cai thuốc lá Hoa Nam là một sản phẩm đang được nam giới rỉ tai nhau với công dụng giúp xoá bỏ cơn thèm thuốc lá và...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn