Top 8 Sữa Tăng Cân Cho Bé được lựa chọn nhiều nhất hiện nay

Axit folic là gì? Vì sao cần bổ sung Axit folic khi mang thai?

Mẹ bị dọa sảy thai nên ăn gì để phôi thai bám chắc vào tử cung?

9 Cách trị hôi nách sau sinh siêu đơn giản mẹ nên bỏ túi

Cách tắm, vệ sinh cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn đúng cách

Chiếu đèn vàng da cho trẻ sơ sinh: Quy trình và chi phí

Top 7+ Thuốc nhỏ mắt cho trẻ sơ sinh an toàn được nhiều mẹ tin dùng

Mang thai uống nước dừa có được không? Uống bao nhiêu thì tốt?

Xét nghiệm Double test là gì? Có cần thiết không? Giá bao nhiêu?

Cách vệ sinh mắt, mũi, tai cho trẻ sơ sinh an toàn mẹ nên biết

Mang thai 3 tháng đầu tuyệt đối không nên ăn những thực phẩm này

Hẳn các chị em đều biết, 3 tháng đầu là giai đoạn cực kỳ quan trọng của thai kỳ cần được hết sức lưu ý, nhất là trong vấn đề ăn uống. Bởi lẽ nếu không cẩn thận sẽ gặp phải những vấn đề như: thiếu hụt dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của bé, bé bị dị tật, dọa sảy thai nghiêm trọng hơn có thể gây ra sảy thai. Nếu mẹ đang thắc mắc mang thai 3 tháng đầu không nên ăn gì thì đừng bỏ qua những thông tin trong bài viết này.

Mang thai 3 tháng đầu không nên ăn gì là thắc mắc chung của nhiều mẹ bầu
Mang thai 3 tháng đầu không nên ăn gì là thắc mắc chung của nhiều mẹ bầu

Mang thai 3 tháng đầu không nên ăn gì?

Ở tam nguyệt cá đầu tiên của thai kỳ, thai nhi lúc này chưa được ổn định rất dễ xảy ra vấn đề nếu mẹ bầu không chú trọng chăm sóc sức khỏe. Không chỉ cần lưu ý trong đi đứng, sinh hoạt mẹ bầu cũng phải quan tâm đến chế độ dinh dưỡng đặc biệt là cần nắm được khi mang thai 3 tháng đầu không nên ăn gì, đâu là những thực phẩm không tốt cho sự phát triển của thai nhi.

Những thực phẩm không nên ăn khi mẹ mang thai 3 tháng đầu tiên bao gồm:

1. Một số loại rau củ không nên ăn

Có rất nhiều loại rau quen thuộc nằm trong danh sách thực phẩm không dành cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu như:

Rau răm

Rau rau được sử dụng để ăn kèm với các món như trứng vịt lộn, thịt gà, cháo trai, cháo hến… Theo Đông y, rau răm tính ấm, mùi thơm, vị cay nồng có tác dụng ích trí, mạnh gân cốt, tiêu thực, ấm bụng, kích thích tiêu hóa. Thế nhưng mẹ bầu tuyệt đối không nên ăn rau răm trong 3 tháng đầu vì rau răm tính nóng, có chứa chất gây kích thích co bóp tử cung, dễ gây ra sảy thai. 

Không chỉ gây nóng trong, khó tiêu mà rau răm còn khiến bà bầu dễ bị thiếu máu, băng huyết. Do đó, tốt nhất mẹ bầu không nên ăn rau răm, nếu có ăn thì cũng chỉ ăn vài lá và ăn kèm với món chính để tránh những ảnh hưởng không tốt đến bé. 

Rau ngải cứu

Ngải cứu không tốt cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú
Ngải cứu không tốt cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú

Ngải cứu được sử dụng để hỗ trợ điều trị các vấn đề tiêu hóa như trào ngược dạ dày, chán ăn, ngoài ra còn có tác dụng giảm đau, giảm viêm, là một loại rau rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, loại thảo dược này lại không phù hợp cho phụ nữ mang thai và cho con bú.

Trong ngải cứu có chứa Thujone có thể gây co bóp tử cung dễ dẫn đến sảy thai sinh non. Không chỉ thế, một số nghiên cứu còn cho thấy rằng, sử dụng ngải cứu thường xuyên khi mang thai là nguyên nhân gây suy thận ở thai phụ. Mặc dù vẫn chưa đủ bằng chứng chứng minh sử dụng ngải cứu là không tốt cho thai kỳ nhưng tốt nhất mẹ bầu không nên sử dụng để đảm bảo an toàn cho thai nhi.

Rau sam

Rau sam có màu đỏ tía đặc trưng, lá hình tròn nhỏ hoặc hơi thuôn được sử dụng để làm rau ăn và có mặt trong nhiều bài thuốc y học cổ truyền. Tuy lành tính nhưng rau sam lại nằm trong danh sách thực phẩm không tốt cho mẹ và bé trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ.

Mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu không nên ăn rau sam, nhất là các mẹ đã từng sảy hoặc phá thai vì trong rau sam có chứa một lượng chất độc không tốt cho thai nhi. Hơn nữa, rau sam tính hàn, có khả năng trừ giun sán có thể gây kích thích mạnh lên tử cung làm tử cung co bóp mạnh dẫn đến nguy cơ sinh non, sảy thai cao. 

Khổ qua

Khổ qua hay mướp đắng là một loại quả rất tốt cho sức khỏe do giàu kẽm, vitamin C, chất xơ… Tuy nhiên, bà bầu mang thai ba tháng đầu nên hạn chế ăn khổ qua. Theo một số nghiên cứu, việc ăn nhiều khổ qua có thể gây ra các vấn đề về tử cung dễ dẫn đến sinh non. Hơn nữa, khổ qua còn có thể gây ra bệnh thiếu máu Favism cho mẹ bầu. 

Nếu muốn ăn loại quả này, tốt nhất mẹ bầu nên hỏi ý kiến bác sĩ. Lý do là trước đây, ở một số quốc gia khổ qua đã từng được sử dụng để nạo phá thai. Không chỉ vậy, trong khổ qua có chứa hepatotoxins, một chất có thể gây độc ở một số người. Việc ăn nhiều khổ qua cũng là nguyên nhân dẫn đến đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy. Tốt nhất mẹ nên đợi qua 3 tháng đầu thì sử dụng với một lượng vừa phải để đảm bảo an toàn.

Dưa muối

Khi mang bầu 3 tháng đầu, một số mẹ sẽ rất thèm dưa muối. Đây là món ăn được chế biến bằng các trộn muối với thân, lá, hoa, củ, quả của cải, dưa leo, cà pháo… để lên men chua. 

Khi muối chua, vi sinh vật sẽ chuyển hóa nitrat thành nitrit, dùng nhiều sẽ làm tăng nồng độ Natri trong máu, ảnh hưởng đến chức năng thận của thai nhi, khiến bé có nguy cơ mắc bệnh huyết áp cao. Không chỉ vậy, các mẹ có tiền sử về bệnh huyết áp sử dụng nhiều dưa muối chua có thể gây biến chứng cao huyết áp thai kỳ. Do đó, nếu thèm dưa muối chua, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc đợi qua tam nguyệt cá thứ 2 rồi mới bắt đầu ăn.

Rau mầm, rau sống

Các loại rau sống, rau mầm cũng nằm trong danh sách những thực phẩm bà bầu không nên ăn trong ba tháng đầu. Bởi lẽ việc ăn sống sẽ không thể loại bỏ được các vi khuẩn, vi trùng trên rau, điều này gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thần kinh của thai nhi. Tốt nhất mẹ nên trụng qua nước sôi để đảm bảo an toàn trước khi sử dụng. 

Măng

Mang thai 3 tháng đầu không nên ăn gì
Măng tươi có chứa chất độc, dùng nhiều sẽ ảnh hưởng không tốt đến thai nhi

Măng là một trong những thực phẩm giàu vitamin và chứa nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Thế nhưng, mẹ bầu 3 tháng đầu cần tuyệt đối tránh xa món ăn này. 

Thứ nhất, trong măng chứa nhiều chất xơ, nếu ăn quá nhiều sẽ gây trướng bụng, đầy hơi, no lâu trong khi hệ tiêu hóa của mẹ bầu lúc này rất yếu. Đồng thời tại thời điểm này, mẹ nên bổ sung đa dạng dưỡng chất, nếu no lâu thì mẹ sẽ cung cấp các chất khác cho bé.

Thứ hai, trong măng có chứa một chất độc có tên gọi là cyanide. Nếu sử dụng quá nhiều sẽ dẫn đến các triệu chứng như đau đầu, khó thở, buồn nôn, tụt huyết áp… Nghiêm trọng hơn, nếu măng không được sơ chế kỹ, lượng chất độc sẽ rất nhiều gây nguy cơ ngộ độc nặng thậm chí tử vong. 

2. Mang thai 3 tháng đầu không nên ăn quả gì?

Bên cạnh một số loại rau củ đã kể trên, ở tam nguyệt cá thứ nhất mẹ bầu cũng cần tránh ăn một số loại quả sau đây:

Đu đủ xanh

Đu đủ xanh là một trong những thực phẩm được nhiều chị em ưa chuộng vì có thể làm các món như nộm, gỏi rất thơm ngon, kích thích vị giác. Tuy nhiên, khi mang thai 3 tháng đầu, mẹ tuyệt đối không nên ăn đu đủ xanh.

Trong đu đủ xanh có chứa chất nhựa không tốt cho phụ nữ mang thai. Đặc biệt, nó còn chứa chất papain, chất này hoạt động giống oxytocin và prostaglandin có thể gây co thắt tử cung, phù và xuất huyết nhau thai, tăng nguy cơ sinh non. Không chỉ vậy, trong hạt đu đủ có chứa chất carpine, chất này nếu đưa vào cơ thể quá nhiều sẽ dẫn đến suy nhược tế bào thần kinh, rối loạn mạch đập. 

Dứa (thơm)

Thực tế, dứa không phải là loại thực phẩm bạn phải tuyệt đối tránh xa ở 3 tháng đầu. Bởi lẽ để tạo ra ảnh hưởng với thai nhi bạn phải ăn từ 7 – 10 trái dứa cùng một lúc. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, mẹ chỉ nên ăn một lượng vừa phải. Lý do là dứa có tính nóng, sẽ gây ra ảnh hưởng không tốt đến tiêu hóa như ợ hơi, ợ nóng nếu ăn quá nhiều. Bên cạnh đó, dứa chứa hàm lượng bromelain cao, có thể gây kích thích co thắt cổ tử cung, nhất là dứa xanh.

Quả nhãn

Mẹ bầu vẫn có thể ăn nhãn nhưng nhất định không được ăn quá nhiều
Mẹ bầu vẫn có thể ăn nhãn nhưng nhất định không được ăn quá nhiều

Nhãn rất thơm ngon, vị ngọt, được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, khi mang thai mẹ nên hạn chế ăn nhãn. Khi mang thai, phụ nữ rất dễ bị nóng trong dẫn đến táo bón, trong khi đó nhãn tính nóng. Nếu ăn quá nhiều dễ gây ra huyết, động thai, đau bụng, đau tức bụng dưới, nghiêm trọng hơn có thể gây tổn thương thai khí. 

3. Hải sản, thịt tươi sống

Hải sản có hàm lượng thủy ngân cao

Hải sản rất tốt cho sự phát triển của não bộ của bé do giàu protein, omega-3. Tuy nhiên, trong 3 tháng đầu mẹ không nên chọn một số loại cá, động vật giáp xác có hàm lượng thủy ngân cao như cá ngừ, cá mập, cá thu, cá kình. Bởi lượng thủy ngân này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển và trí não của bé. Mẹ có thể sử dụng các loại cá như cá hồi, cá trê, cá cơm, cá rô phi, cá chép…

Hải sản tươi sống

Khi mang thai, mẹ tuyệt đối không nên ăn hải sản tươi sống để tránh nhiễm phải các loại virus, vi khuẩn có hại. Cần tránh ăn các động vật giáp xác như hàu sống, sò điệp, ngao và các món được chế biến từ cá sống như sushi, sashimi. Ngoài ra, cũng tránh ăn hải sản đông lạnh, các thực phẩm hun khói. Tốt nhất nên ăn chín uống sôi, chế biến hải sản đúng cách, biết rõ nguồn gốc của loại hải sản đang sử dụng để không ảnh hưởng đến thai nhi.

Thịt chưa nấu chín, thịt nguội, xúc xích

Không chỉ trong 3 tháng đầu mà trong suốt thời gian mang thai, mẹ bầu nên tránh sử dụng thịt tái, thịt sống. Các loại thịt này thường chứa toxoplasma và các vi khuẩn có hại, nếu sử dụng sẽ rất dễ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, dễ gây dị tật cho bé.

Xúc xích và thịt nguội dễ gây nhiễm khuẩn listeria do được bảo quản ở môi trường nhiệt độ thấp. Phụ nữ mang thai là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao, nếu nhiễm khuẩn có thể gây sảy thai, sinh non thậm chí khiến thai nhi chết ngay sau khi sinh. 

Thịt gia cầm, trứng chưa nấu kỹ

Để có một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh mẹ tuyệt đối không ăn trứng chưa luộc chín kỹ
Để có một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh mẹ tuyệt đối không ăn trứng chưa luộc chín kỹ

Thịt gia cầm, trứng chưa được nấu kỹ khiến mẹ bầu có nguy cơ ngộ độc thực phẩm do nhiễm khuẩn rất cao. Hơn nữa, trong 3 tháng đầu tiên, mức độ phản ứng của cơ thể nghiêm trọng hơn rất nhiều khiến thai nhi ít nhiều bị ảnh hưởng. 

4. Một số thực phẩm khác

Ngoài những thực phẩm đã kể trên, khi mang bầu 3 tháng đầu, mẹ bầu cũng cần chú ý không sử dụng các thực phẩm sau đây:

Cà phê và thức uống chứa cồn

Trong 3 tháng đầu, khi thai còn chưa vững vàng, mẹ tuyệt đối không nên uống cà phê. Theo một số nghiên cứu, caffeine trong cà phê có thể đi qua nhau thai làm tăng nguy cơ sảy thai. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên dùng rượu bia và các chất chứa cồn vì nó gây nguy cơ sảy thai, dễ khiến thai nhi bị khuyết tật. Ngoài ra, bạn cũng cần hạn chế soda, trà, nước tăng lực để có một thai kỳ an toàn khỏe mạnh.

Rượu và trà các loại

Khi mang thai, mẹ không nên uống rượu. Việc tiêu thụ rượu có thể gây các dị tật bẩm sinh như bệnh tim, dị tật xương, bất thường sọ não, bất thường về mắt… Mặc dù chưa có nhiều nghiên cứu tác hại trà các loại kể cả trà thảo mộc nhưng tốt nhất mẹ bầu vẫn nên tránh sử dụng.

Một số lưu ý mẹ cần quan tâm trong 3 tháng đầu thai kỳ

Khi xây dựng chế độ dinh dưỡng trong 3 tháng đầu thai kỳ mẹ cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Có nhiều thực phẩm mẹ không cần phải tuyệt đối tránh xa, vẫn có thể sử dụng một lượng nhỏ mà không sợ ảnh hưởng đến sự phát triển ở thai nhi.
  • Tùy vào cơ địa của mỗi người mà ảnh hưởng của các thực phẩm này là không giống nhau. Có mẹ ăn chỉ một ít đã đau bụng, dọa sảy thai nhưng cũng có mẹ ăn nhiều cũng không gặp vấn đề gì. Do đó, mẹ bầu nên cẩn thận trong việc ăn uống, chỉ nên ăn mỗi thứ một ít.
  • Tránh sử dụng thức ăn nhanh đồ ăn đóng hộp vì chúng giàu chất béo bão hòa, chứa nhiều muối, dễ gây bệnh huyết áp. 
  • Tránh các hoạt động mạnh, vận động dùng sức, các hoạt động thể thao mạo hiểm như leo núi, nhảy dây, chạy bộ…

Việc nắm được mang thai 3 tháng đầu không nên ăn gì đóng vai trò vô cùng quan trọng để đảm bảo cho sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi. Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp các mẹ bầu có một thai kỳ an toàn!

Có thể bạn quan tâm:

Cùng chuyên mục

Đau bụng dưới khi mang thai tháng đầu là do đâu? Nguy hiểm không?

Đau bụng dưới khi mang thai tháng đầu có thể là do phôi thai đang trong quá trình làm tổ nhưng cũng có thể liên quan đến việc tiền sản...

Chườm nóng là cách trị tắc tia sữa tại nhà mang lại hiệu quả tốt được nhiều mẹ áp dụng

Mách mẹ 5 cách trị tắc tia sữa tại nhà đơn giản hiệu quả

Tắc tia sữa là tình trạng thường gặp ở các mẹ sau sinh nhất là trong 2 tháng đầu vì lúc này cơ thể mẹ vẫn chưa điều tiết được...

Có nên dùng máy hút sữa hay không là thắc mắc chung của nhiều mẹ bỉm sữa

Có nên dùng máy hút sữa? Loại nào tốt và an toàn nhất?

Có nhiều tranh cãi xoay quanh việc có nên dùng máy hút sữa hay cho bú sữa mẹ hoàn toàn, mua máy hút sữa liệu có thực sự cần thiết...

Nắm tắm từ lá chè xanh có công dụng hỗ trợ điều trị dị ứng, mẩn ngứa, chàm sữa cho trẻ sơ sinh

Các loại nước lá tắm cho trẻ sơ sinh và công dụng từng loại

Sử dụng nước lá để tắm cho trẻ sơ sinh là phương pháp làm mát da, trị các vấn đề trên da như rôm sảy, cứt trâu, viêm da… Mặc...

Phụ nữ mang thai có nên uống sữa đậu nành không?

Phụ nữ mang thai có nên uống sữa đậu nành không?

Phụ nữ mang thai có nên uống sữa đậu nành không là vấn đề được nhiều chị em quan tâm. Tuy đậu nành rất thơm ngon, bổ dưỡng và tốt...

Nước tắm trẻ em Amibebe: Công dụng, thành phần, giá bán

Nước tắm trẻ em Amibebe là sản phẩm hỗ trợ - điều trị các vấn đề da liễu thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ như rôm sảy,...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn