Thuốc xịt mũi Otrivin: Công dụng và liều dùng (mẹ bầu + trẻ sơ sinh)

Thuốc đặt Utrogestan 200mg: Dưỡng thai, phòng ngừa sảy thai cho mẹ bầu

Nước xịt mũi Xisat cho trẻ: Công dụng, liều dùng và lưu ý

10 Kẹo ngậm trị ho tốt nhất hiện nay cho người lớn + trẻ nhỏ

Chlorhexidine là thuốc gì? Dạng bào chế, cách dùng & liều lượng

Thuốc Clorpheniramin 4mg: Công dụng, liều dùng và thận trọng

Thuốc chữa đau dạ dày chữ Y (Yumangel): Tác dụng & Giá bán

Herbal GlucoActive trị tiểu đường có tốt không? Giá bao nhiêu?

Thuốc đặt phụ khoa Polygynax: Công dụng, cách dùng, lưu ý

Germany Gold Care Có Công Dụng Gì? Giá bao nhiêu?

Thuốc Acyclovir: Công dụng, cách dùng, tác dụng phụ

Thuốc Acyclovir là một loại thuốc kháng virus được sử dụng điều nhiều bệnh lý như zona thần kinh, thủy đậu, herpes simple… Nắm rõ thông tin về liều lượng, cách dùng, tác dụng phụ sẽ giúp bệnh nhân dùng thuốc an toàn và hiệu quả.

  • Nhóm thuốc: Thuốc chống nhiễm khuẩn khuẩn, kháng virus, kháng nấm, thuốc trị ký sinh trùng.
  • Tên khác: Aciclovir
  • Tên biệt dược: Zovirax, Acyclovir Denk 200, Acirax Cream
  • Dạng thuốc: Viên nén, viên nang, lọ bột pha tiêm, hỗn dịch uống, dạng kem bôi da, thuốc tra mắt.

I/ Thông tin cần biết về thuốc Acyclovir

Thuốc Acyclovir : Công dụng, cách dùng, tác dụng phụ
Thuốc Acyclovir : Công dụng, cách dùng, tác dụng phụ

Nắm rõ các thông tin sau đây về loại thuốc trên sẽ giúp bệnh nhân chủ động hơn trong việc sử dụng:

1. Thành phần

Acyclovir

2. Tác dụng của thuốc Acyclovir

Acyclovir là một loại thuốc kháng virus, có khả năng làm chậm sự phát triển và lây lan của virus. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho cơ thể để chống nhiễm trùng. Tuy nhiên, đây chỉ là một loại thuốc kháng virus, chúng không chữa khỏi các bệnh nhiễm trùng. Các virus nhiễm trùng sẽ tiếp tục sống trong cơ thể, thậm chí là gây ra các đợt bùng phát.

Nhìn chung, Acyclovir có những tác dụng sau đây:

  • Dùng để chữa trị các bệnh nhiễm trùng do virus, bệnh zona do virus zona zoster, chữa các vết loét xung quanh miệng do virus herpes gây ra và bệnh thủy đậu.
  • Được chỉ định cho các đợt bùng phát của bệnh herpes sinh dục. Nếu như các đợt tái phát diễn ra thường xuyên, Acyclovir giúp làm giảm các đợt bùng phát.
  • Thuốc Acyclovir có khả năng làm giảm mức độ nghiêm trọng và thời gian của các đợt bùng phát. Nó còn giúp cho các vết thương mau lành, giảm đau, giảm ngứa, ngăn không cho các vết loét mới lan rộng.
  • Sau khi các vết loét đã lành, Acyclovir cũng có tác dụng giảm đau.
  • Với những người có sức đề kháng kém, sử dụng loại thuốc này để làm giảm nguy cơ lây lan của virus đến các bộ phận khác của cơ thể gây nhiễm trùng nặng.

3. Chỉ định

Thuốc Acyclovir được điều chế ở nhiều dạng khác nhau. Tùy theo từng dạng thuốc mà bệnh lý được chỉ định cũng có sự khác biệt:

*) Dạng viên nén và dung dịch tiêm:

  • Được sử dụng cho các trường hợp bị nhiễm virus Herpes simplex niêm mạc và da, gồm cả herpex sinh dục khởi phát và tái phát. Đồng thời, ngăn việc tái nhiễm loại virus này ở những người có hệ miễn dịch bình thường.
  • Ở những bệnh nhân suy giảm hệ miễn dịch, thuốc Acyclovir được dùng để dự phòng herpes simplex.
  • Thuốc Acyclovir điều trị bệnh zona do virus herpes zoster gây ra. Theo các nghiên cứu cho thấy dùng Acyclovir để điều trị zona trong giai đoạn sớm có thể làm giảm hẳn tần suất của những cơn đau thần kinh sau zona.
Thuốc Acyclovir được điều chế ở nhiều dạng khác nhau
Thuốc Acyclovir được điều chế ở nhiều dạng khác nhau

*) Dạng kem bôi ngoài:

Thuốc Acyclovir dạng kem được dùng để diều trị nhiễm virus herpex da, gồm có: Herpes sinh dục, herpes môi kể cả ở giai đoạn khởi phát hoặc tái phát.

*) Dạng thuốc mỡ tra mắt:

Được chỉ định cho các trường hợp viêm giác mạc do herpes simple gây ra.

Ngoài ra thuốc Acyclovir có thể được dùng điều trị cho các bệnh lý khác mà không được chúng tôi đề cập. Hãy trao đổi thêm với bác sĩ để được cung cấp thêm thông tin về vấn đề này.

4. Chống chỉ định

  • Các trường hợp mẫn cảm với thành phần của thuốc.
  • Đối với dạng kem, không dùng cho những bệnh nhân quá mẫn với propylenglycol.

5. Liều dùng của thuốc Acyclovir

Tùy vào độ tuổi, tình trạng bệnh lý mà liều lượng thuốc Acyclovir được chỉ định khác nhau. Thông thường, nó được dùng như sau:

5.1. Đối với người trưởng thành

*) Thuốc Acyclovir điều trị Herpes simple trên niêm mạc:

Dạng đường uống:

  • Ở giai đoạn đầu mắc bệnh hoặc dùng điều trị không liên tục: Dùng liều 200ng/lần, cách 4 giờ uống một lần, khoảng 5 lần/ngày. Hoặc dùng liều 400mg/lần, mỗi ngày uống 3 lần.
  • Nếu là giai đoạn tái phát, bệnh nhân có thể lựa chọn một trong những cách sử dụng thuốc sau: Uống thuốc với liều lượng 200mg/lần, mỗi ngày uống 5 lần trong thời gian 5 ngày. Hoặc liều 400mg/lần, ngày uống 3 lần trong 5 ngày. Hoặc uống 2 lần mỗi ngày, mỗi lần 800mg trong thời gian 5 ngày. Hoặc dùng trong 2 ngày với liều lượng 800mg/lần, 3 lần một ngày.
  • Liều lượng để điều trị các trường hợp bị nhiễm orolabial HSV: Uống 400mg/lần, dùng mỗi ngày 5 lần với thời gian điều trị là 5 ngày.

Dạng tiêm tĩnh mạch:

  • Nếu ở giai đoạn đầu nhưng nghiêm trọng: Dùng thuốc Acyclovir dạng truyền tĩnh mạch với liều lượng 5 – 10mg/kg cân nặng. Mỗi lần truyền cách nhau 8 tiếng, thời gian điều trị kéo dài khoảng 5 – 7 ngày.
  • Việc điều trị cần được bắt đầu khi có các dấu hiệu hoặc những triệu chứng sớm nhất của sự nhiễm trùng hoặc tái phát.
Thuốc Acyclovir dạng tiêm tĩnh mạch
Thuốc Acyclovir dạng tiêm tĩnh mạch

*) Điều trị bệnh Herpes Simplex trên niêm mạc ở những người bị suy giảm miễn dịch:

Đường uống:

  • Dùng với liều lượng 400mg/lần, mỗi lần cách nhau khoảng 8 tiếng trong thời gian từ 7 – 14 ngày.
  • Với các đợt bùng phát: Sử dụng với liều lượng 200mg/lần, khoảng 5 lần mỗi ngày, mỗi lần uống cách nhau khoảng 4 tiếng trong 5 – 10 ngày. Hoặc bệnh nhân dùng Acyclovir với liều lượng 400mg/lần, 3 lần mỗi ngày trong thời gian là 5 – 10 ngày hoặc 7 – 14 ngày.

Đường tiêm tĩnh mạch:

  • Truyền tĩnh mạch với liều lượng 5mg/kg cân nặng, mỗi lần cách nhau 8 tiếng trong thời gian là 7 – 14 ngày.
  • Sử dụng Acyclovir điều trị nhiễm Orolabial HSV cho những bệnh nhân bị nhiễm HIV với liều lượng: Uống mỗi lần 400mg, 3 lần mỗi ngày. Thời gian điều trị kéo dài khoảng 7 – 14 ngày.

*) Liều dùng của thuốc Acyclovir cho bệnh nhân bị Herpes Simplex viêm não:

Truyền tĩnh mạch với liều dùng là 10 – 15mg/kg cân nặng, mỗi lần truyền cách nhau 8 tiếng trong 10 – 21 ngày.

*) Dự phòng cho bệnh nhân bị Herpes Simplex:

Sử dụng liệu pháp ức chế mãn tính.

  • Nếu bệnh nhân bị HIV, dùng với liều lượng: Uống 3 lần mỗi ngày, mỗi lần 200mg hoặc uống 2 lần mỗi ngày, mỗi lần 400mg .
  • Bệnh nhân bị herpes âm đạo, nhiễm HIV: Điều trị dự phòng với liều lượng là 400mg – 800mg mỗi lần, mỗi ngày dùng 2 – 3 lần.
  • Với các trường hợp có hệ miễn dịch bình thường: Uống 2 lần mỗi ngày, mỗi lần 400mg.

*) Thuốc Acyclovir điều trị bệnh thủy đậu:

  • Đối với các trường hợp có hệ miễn dịch bình thường: Uống thuốc Acyclovir 4 lần mỗi ngày, mỗi lần 800mg. Thời gian điều trị là 5 ngày.
  • Với những bệnh nhân bị suy giảm hệ miễn dịch: Truyền tĩnh mạch với liều lượng 10mg/kg cân nặng, mỗi lần truyền cách nhau 8 tiếng trong thời gian 7 – 10 ngày hoặc cho đến khi không xuất hiện tổn thương mới trong vòng 48 tiếng. Khi thấy người bệnh đã hết sốt và không có bằng chứng liên quan đến nội tạng, có thể dùng thuốc với liều lượng là 800mg/lần, mỗi ngày uống 4 lần.
  • Nên điều trị khi thấy cơ thể bắt đầu có các dấu hiệu của bệnh thủy đậu và không được muộn hơn 24 tiếng sau khi phát ban.

5.2. Dùng thuốc Acyclovir cho đối tượng là trẻ em

Trẻ em, đặc biệt trẻ sơ sinh là những đối tượng vô cùng nhạy cảm, dễ tổn thương. Do đó, cần thật thận trọng khi điều trị bằng Acyclovir.

*) Điều trị Herpes Simplex ở trẻ:

Uống thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ để bảo đảm an toàn
Uống thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ để bảo đảm an toàn

Trẻ sơ sinh dưới 3  tháng tuổi: Truyền tĩnh mạch với liều lượng 10 – 20mg/kg cân nặng hoặc 500mg/m2 da, mỗi lần truyền cách nhau khoảng 8 tiếng. Thời gian điều trị kéo dài 10 – 21 ngày.

Đối với những trẻ sinh thiếu tháng, một số bác sĩ khuyên nên dung với liều 10mg/kg cân nặng, mỗi lần cách nhau 12 tiếng.

*) Điều trị cho trẻ bị Herpes Simplex ở niêm mạc/ miễn dịch chủ:

Trẻ từ 3 tháng  – 11 tuổi:

  • Ở giai đoạn đầu: Uống mỗi ngày 4 lần với liều lượng 10 – 20mg/kg cân nặng. Hoặc uống 5 lần mỗi ngày với liều lượng 8 – 16mg/kg cân nặng trong thời gian điều trị là 7 – 10 ngày.
  • Liều lượng mà các bác sĩ khuyến cáo là từ 40 – 80 mg/kg/ngày chia thành 3 – 4 lần mỗi ngày. Thời gian điều trị kéo dài 5 ngày.
  • Nhưng không được dùng quá 1g/ ngày.

Trẻ từ 12 tuổi trở lên hoặc trẻ có cân nặng trên 40kg:

Uống thuốc với liều lượng tương tự người trưởng thành ở giai đoạn đầu, giai đoạn đầu nghiêm trọng và giai đoạn tái phát.

*) Dùng thuốc Acyclovir cho điều trị Herpes Simplex niêm mạc/suy giảm hệ miễn dịch:

Dạng đường uống:

Uống thuốc với liều lượng là 1g/ngày chia thành 3 – 5 lần mỗi ngày, thời gian điều trị từ 7 – 14 ngày.

Dạng tiêm tĩnh mạch:

  • Trẻ từ 12 tuổi trở lên hoặc có cân nặng từ 40kg trở lên: Dùng với liều lượng tương tự như người lớn.
  • Trẻ em từ 3 tháng – 11 tuổi: Truyền tĩnh mạch 8 giờ một lần với liều lượng 250 – 500mg/m2 da  hoặc uống 5 – 10mg/kg cân nặng trong vòng 7 – 14 ngày.

*) Với các trường hợp bị Herpes simple viêm não:

  • Trẻ em từ 12 tuổi trở lên: Sử dụng Acyclovir với liều lượng tương tự người trưởng thành.
  • Trẻ từ 3 tháng tuổi – 11 tuổi: Truyền tĩnh mạch với liều lượng 500mg/m2 da, mỗi lần truyền cách 8 giờ trong thời gian từ 10 – 21 ngày.

*) Điều trị dự phòng Herpes simplex:

Dạng đường uống:

  • Đối với những trẻ dưới 12 tuổi: Uống 80mg/kg/ngày, chia làm 3 – 4 lần mỗi ngày. Không được sử dụng quá 1g/ngày.
  • Trẻ từ 12 tuổi trở lên: Dùng với liều lượng tương tự như người trưởng thành.

Dạng truyền tĩnh mạch đối với người bệnh bị suy giảm hệ miễn dịch:

Truyền tĩnh mạch 5mg/kg cân nặng, mỗi lần truyền cách nhau 8 – 12 tiếng. Hoặc truyền tĩnh mạch 250mg/m2 da, mỗi lần truyền cách nhau 8 tiếng khi đang trong giai đoạn nguy hiểm.

*) Thuốc Acyclovir điều trị zona thần kinh ở trẻ:

Dạng đường uống:

  • Nếu là trẻ có hệ miễn dịch bình thường từ 12 tuổi trở lên: Uống 4 giờ một lần, mỗi lần 800mg tương đương với 5 lần một ngày. Thời gian điều trị là 5 – 10 ngày.
  • Trẻ bị nhiễm HIV: Sử dụng Acyclovir với liều lượng 20mg/kg cân nặng. Liều dùng tối đa là 800mg/lần, uống 4 lần mỗi ngày trong vòng 7 – 10 ngày.

5.3. Thuốc Acyclovir dạng bôi ngoài và thuốc tra mắt

Không được để thuốc dạng kem dính vào mắt, miệng, âm đạo
Không được để thuốc dạng kem dính vào mắt, miệng, âm đạo

Dạng thuốc này được dùng để điều trị nhiễm Herpes simplex ở môi và sinh dục, kể cả giai đoạn khởi phát hoặc tái phát. Nhưng đối với các trường hợp bị tổn thương ở miệng hoặc âm đạo, cần điều trị toàn thân. Bệnh giời leo cũng tương tự.

Cách sử dụng thuốc Acyclovir dạng bôi ngoài: Dùng để bôi lên vị trí bị tổn thương 5 – 6 lần mỗi ngày, cứ cách 4 tiếng bôi một lần trong thời gian từ 5 – 7 ngày. Nên điều trị khi thấy cơ thể bắt đầu xuất hiện triệu chứng.

Đối với những người dùng Acyclovir dạng thuốc mỡ tra mắt: Mỗi ngày thoa 5 lần, nên tiếp tục sử dụng trong thời gian ít nhất là 3 ngày sau khi đã điều trị.

6. Cách sử dụng thuốc Acyclovir

Do ở mỗi dạng thuốc sẽ có cách sử dụng khác nhau. Vì vậy, nắm rõ cách dùng của từng dạng Acyclovir sẽ đảm bảo được hiệu quả và an toàn cho người bệnh.

  • Đối với Acyclovir dạng uống: Có thể uống thuốc kèm theo hoặc không kèm theo thức ăn. Nên uống cả viên thuốc cùng với nước, không nhai nát thuốc khi sử dụng và dùng đúng liều lượng theo sự chỉ định của bác sĩ.
  • Với dạng thuốc Acyclovir tiêm tĩnh mạch: Trước khi sử dụng phải lắc đều. Cần phải có các dụng cụ đo lường chuyên dụng để đo chính xác liều lượng cần dùng.
  • Nếu là Acyclovir dạng thoa ngoài: Không nên thoa vào đêm, không bôi lên vùng da có vết thương hở do nguyên nhân khác gây ra.
  • Liều lượng sử dụng được điều chỉnh tùy thuộc vào cơ địa, tình trạng bệnh lý của mỗi người. Vì vậy, tốt nhất hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi điều trị.

7. Bảo quản thuốc Acyclovir

Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát. Tránh xa tầm tay trẻ em.

II/ Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Acyclovir

1. Tác dụng phụ

Tương tự như các loại thuốc tây khác, Acyclovir có thể gây ra các tác dụng phụ sau đây:

  • Buồn nôn, nôn
  • Chán ăn, đau bụng, tiêu chảy
  • Đau đầu, có cảm giác mê sảng
  • Bị phù bàn tay hoặc bàn chân
  • Sưng mặt, môi, lưỡi hoặc họng
  • Phát ban da
  • Khó thở
  • Đau phía dưới phần lưng
  • Đi tiểu ít hơn thường ngày hoặc không thể đi tiểu.
  • Cơ thể dễ bị bầm tím hoặc chảy máu.
Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn là những tác dụng phụ thường gặp
Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn là những tác dụng phụ thường gặp

Ngoài ra, thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ khác mà không được chúng tôi đề cập. Hãy liên hệ với các cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời khi thấy xuất hiện các triệu chứng trên.

2. Thận trọng khi sử dụng thuốc Acyclovir

  • Không sử dụng thuốc Acyclovir để điều trị cho các trường hợp mẫn cảm với Acyclovir .
  • Không để thuốc dạng kem bôi dính vào miệng, mắt, âm đạo, đặc biệt là mắt. Nếu không may dính phải, rửa ngay với nước.
  • Các bác sĩ thông báo khi sử dụng thuốc dạng tra mắt sẽ gây xót nhẹ thoáng qua.
  • Cần thận trọng khi điều trị bằng Acyclovir cho những người suy gan, thận, người lớn tuổi.
  • Với phụ nữ đang mang thai và cho con bú, hãy liên hệ trực tiếp với bác sĩ để được tư vấn.

3. Tương tác thuốc

Thuốc Acyclovir  có thể tương tác với các loại thuốc sau:

  • Thuốc kháng sinh aminoglycoside (amikacin, streptomycin, gentamicin, paramomycin, kanamycin, neomycin, tobramycin)
  • Thuốc kháng sinh chống nấm như Fungizone
  • Aspirin và các thuốc NSAID khác như ibuprofen và naproxen
  • Cyclosporine
  • Pentamidine
  • Thuốc điều trị nhiễm HIV hoặc AIDS như zidovudine
  • Probenecid
  • Sulfonamid (sulfamethoxazol, trimethoprim)
  • Tacrolimus

Tương tác thuốc có thể làm giảm hoặc biến đổi hoạt chất của Acyclovir làm giảm tác dụng hoặc tăng nguy cơ mắc tác dụng phụ cho người sử dụng. Do đó, hãy thông báo với các bác sĩ về tất cả những loại thuốc bản thân đang sử dụng, kể cả thực phẩm chức năng.

4. Cần làm gì khi dùng quá liều hoặc thiếu liều?

  • Nếu dùng quá liều và thấy cơ thể có các dấu hiệu bất thường, liên hệ ngay với các trung tâm y tế để được cấp cứu kịp thời. Cụ thể các triệu chứng quá liều thường gặp gồm có: Động kinh, lo lắng bồn chồn, mất ý thức, giảm tiểu tiện, phù bàn tay, bàn chân, mắt cá chân…
  • Trường hợp quên liều: Bổ sung liều đã quên càng sớm càng tốt. Nhưng nếu đã gần với thời gian dùng liều kế tiếp, bỏ qua liều cũ. Không uống gấp đôi liều lượng trong một lần.

Trên đây là những thông tin cần biết về thuốc Acyclovir. Điều trị bệnh bằng thuốc tây luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tác dụng phụ. Do đó, để bảo đảm an toàn cho bản thân, nắm rõ thông tin về chúng trước khi sử dụng là điều nên làm.

Cùng chuyên mục

Nước sâm Savita

Nước sâm SAVITA giá bao nhiêu? có công dụng gì? Mua ở đâu chính hãng?

Nước sâm ngủ ngon Savita là thực phẩm bảo vệ sức khỏe do Công ty Cổ phần Sâm Bố Chính Savita Việt Nam phân phối, hiện đang được giới truyền...

Nước súc miệng cai thuốc lá HOA NAM

Nước súc miệng cai thuốc lá Hoa Nam có tốt không? Giá bao nhiêu?

Nước súc miệng cai thuốc lá Hoa Nam là một sản phẩm đang được nam giới rỉ tai nhau với công dụng giúp xoá bỏ cơn thèm thuốc lá và...

Multilan -Th Có Tác Dụng Gì? Cách Dùng và Giá Bán

Với những bệnh nhân có vấn đề về thính giác, người bệnh có thể sử dụng thuốc để cải thiện các triệu chứng bệnh của mình. Multilan là một trong...

Misoprostol là thuốc gì? Liệu lượng và cách sử dụng

Thuốc Misoprostol: Công dụng, liều dùng và tác dụng phụ

Thuốc Misoprostol có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày bằng cách ức chế tiết dịch vị acid trong dạ dày. Nắm rõ các thông tin về thành phần,...

Viên uống hà thủ ô mang đến nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe

Viên uống hà thủ ô có công dụng gì? Loại nào tốt?

Hà thủ ô, tên khoa học là Fallopia multiflorum, là loại thảo dược có công dụng tuyệt vời với sức khỏe, có tác dụng tăng khả năng chống rét của...

Cao linh chi Hàn Quốc có công dụng gì? Loại nào tốt?

Cao linh chi Hàn Quốc có công dụng gì? Loại nào tốt?

Cao linh chi Hàn Quốc được bào chế từ tinh chất nấm linh chi quý giá bằng dây chuyền công nghệ tiên tiến. Bên cạnh đó, các sản phẩm này...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn