Top 8 Sữa Tăng Cân Cho Bé được lựa chọn nhiều nhất hiện nay

Axit folic là gì? Vì sao cần bổ sung Axit folic khi mang thai?

Mẹ bị dọa sảy thai nên ăn gì để phôi thai bám chắc vào tử cung?

9 Cách trị hôi nách sau sinh siêu đơn giản mẹ nên bỏ túi

Cách tắm, vệ sinh cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn đúng cách

Chiếu đèn vàng da cho trẻ sơ sinh: Quy trình và chi phí

Mang thai uống nước dừa có được không? Uống bao nhiêu thì tốt?

Top 7+ Thuốc nhỏ mắt cho trẻ sơ sinh an toàn được nhiều mẹ tin dùng

Xét nghiệm Double test là gì? Có cần thiết không? Giá bao nhiêu?

Cách vệ sinh mắt, mũi, tai cho trẻ sơ sinh an toàn mẹ nên biết

Tiêm vắc xin sớm hoặc muộn không đúng lịch có sao không?

Rất nhiều cha mẹ lo lắng vì tiêm vắc xin sớm hoặc muộn không đúng lịch sẽ làm giảm hiệu quả của việc phòng ngừa bệnh và ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ em. Đã đến lúc, phụ huynh cần hiểu đúng đắn hơn về việc tiêm phòng vắc xin cho trẻ.

Tiêm vắc xin sớm hoặc muộn không đúng lịch có sao không
Cha mẹ cần phải đưa trẻ tiêm phòng vắc xin đúng lịch.

Tiêm vắc xin sớm hoặc muộn không đúng lịch có sao không?

Tiêm vắc xin là việc làm được rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Các nghiên cứu đã chỉ ra, việc tiêm vắc xin mang lại rất nhiều lợi ích cho trẻ em. Đây là phương pháp phòng ngừa các căn bệnh như sởi, bạch hầu, viêm gan, thủy đậu,… rất tốt. Tuy nhiên, không phải bố mẹ nào cũng đưa con đi tiêm vắc xin đúng lịch hẹn.

Thực tế, hiện nay, việc phụ huynh quên lịch hẹn hoặc vắc xin trong thời gian tạm thời hết thì việc tiêm vắc xin không đúng lịch rất dễ xảy ra. Nguyên nhân này đã khiến cho trẻ tiêm phòng không đúng lịch, nhất là ở những mũi nhắc lại. Chính vì thế, cha mẹ vô cùng lo lắng, việc tiêm vắc xin không đúng thời gian sẽ làm giảm hiệu quả của việc phòng bệnh và ảnh hưởng không tốt sức khỏe của trẻ em.

Theo các bác sĩ cho biết, việc tiêm phòng vắc xin sớm hơn lịch hẹn sẽ khiến sức khỏe của trẻ bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, nếu trẻ tiêm chậm lịch vắc xin nhắc lại sẽ không làm giảm tác dụng của thuốc, đồng thời không làm mất tác dụng của liều tiêm trước đó. Những trẻ được tiêm phòng đủ liều, đúng thời gian sẽ có sức đề kháng tốt hơn và chống lại các bệnh tật về sau.

Các bậc cha mẹ cần thực hiện đúng những hướng dẫn tiêm phòng được bác sĩ chỉ định cho trẻ để phát huy tối đa hiệu quả của vắc xin. Với những mũi vắc xin nhắc lại sẽ giúp cơ thể bé được bảo vệ ở mức gần như tuyệt đối. Nếu bé còn đang ở độ tuổi tiêm vắc xin, cha mẹ nên đưa trẻ tiêm phòng đầy đủ theo đúng lịch khuyến cáo của chương trình tiêm chủng mở rộng.

Trong trường hợp, trẻ bị ốm (sốt, viêm, không đảm bảo điều kiện tiêm chủng) hoặc hết vắc xin, phải trì hoãn tiêm thì ngay khi trẻ đã khỏe mạnh trở lại hoặc đã có vắc xin, phụ huynh nên nhanh chóng đưa trẻ đi tiêm chủng sớm. Một số loại vắc xin có thể tiêm nhiều hơn 2 liều cơ bản.

Khoảng cách giữa 2 liều tiêm là 4 tuần và không có khoảng cách tối đa. Nếu không tiêm phòng đúng lịch hẹn thì cha mẹ vẫn phải đưa trẻ đến tiêm càng sớm càng tốt sau thời gian ghi trong lịch hẹn hoặc khi trẻ đã phục hồi sức khỏe. Đây là cách giúp không làm mất đi tác dụng của thuốc ở những lần tiêm trước. Việc tiêm phòng vắc xin đúng lịch hẹn sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.

Các trường hợp trẻ bị gián đoạn tiêm chủng

Việc tiêm chủng vắc xin là việc làm cần thiết cho trẻ. Thông thường, trẻ 2 tháng tuổi sẽ tiến hành tiêm vắc xin bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B,… Đồng thời, 9 tháng bé sẽ phải tiêm vắc xin sởi. Nếu tiêm sớm hoặc tiêm quá muộn sẽ không đạt hiệu quả như mong muốn và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Tiêm vắc xin sớm hoặc muộn không đúng lịch có sao không
Một số trường hợp trẻ bị gián đoạn tiêm chủng vắc xin.

Thực tế, không phải trẻ em nào cũng tiêm phòng vắc xin đúng lịch. Một số trường hợp các bé phải hoãn tiêm chủng vì sức khỏe không đảm bảo. Dưới đây là các trường hợp trẻ không hoãn tiêm vắc xin:

  • Trẻ sinh ra có cân nặng thấp, dưới 2 kg.
  • Trẻ đang bị ốm, sốt.
  • Trẻ đang mắc bệnh mãn tính ở giai đoạn bệnh tiến triển.

Ngoài những trường hợp được nêu ở trên trên, trẻ còn bị gián đoạn tiêm chủng vì thiếu lượng vắc xin. Một số mũi vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng bị thiếu hoặc hết, không đủ đáp ứng nhu cầu chích ngừa cho trẻ em, nhất là vắc xin 5 trong 1. Với trường hợp này, phụ huynh có thể lựa chọn giải pháp tiêm vắc xin dịch vụ tại các bệnh viện, trung tâm tiêm chủng uy tín.

Cần làm gì khi trẻ bị gián đoạn lịch tiêm chủng?

Theo nguyên tắc, nếu trẻ thực hiện đúng lịch tiêm phòng thì sẽ phát huy tối đa hiệu quả điều trị bệnh. Tuy nhiên, nếu tiêm không đủ hoặc nhỡ lịch tiêm phòng thì khả năng phòng bệnh ở trẻ sẽ thấp hơn và nguy cơ mắc các bệnh lý truyền nhiễm cao, nhất là mùa cao điểm của dịch bệnh.

Tiêm vắc xin sớm hoặc muộn không đúng lịch có sao không
Cha mẹ nên lựa chọn địa chỉ tiêm phòng vắc xin uy tín cho con.

Để tránh bị nhỡ lịch tiêm phòng cho trẻ, phụ huynh cần bám sát lịch chủng ngừa. Nếu quên hoặc trẻ mắc các bệnh lý không tiêm được, cha mẹ cần liên hệ với các cơ sở y tế tiêm chủng để có hướng khắc phục. Tùy từng loại vắc xin hoặc bệnh lý cụ thể, cán bộ y tế sẽ tư vấn và tiêm bù cho trẻ.

Bên cạnh đó, nếu trẻ đã đến tuổi tiêm phòng hoặc đến thời gian phải tiêm nhắc lại các mũi nhưng mũi vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng bị thiếu hoặc hết, cha mẹ cần nhanh chóng lựa chọn các địa chỉ tiêm phòng vắc xin uy tín cho trẻ.

Nếu mũi tiêm dịch vụ nào đó quá khan hiếm, ba mẹ có thể cho con tiêm thay thế vắc xin miễn phí. Hiện nay, việc tiêm xen kẽ vắc xin miễn phí và vắc xin dịch vụ đã được chứng minh không làm giảm hiệu quả và không gây nguy hiểm cho bé.

Các loại vắc xin không được tiêm chủng gián đoạn quá lâu

Tiêm phòng vắc xin được chứng mình là biện pháp phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm tốt nhất cho trẻ. Theo các nghiên cứu cho thấy, có khoảng 85 – 95% những người được tiêm chủng sẽ nhanh chóng sinh ra các kháng thể để bảo vệ cơ thể không mắc bệnh.

Tiêm vắc xin sớm hoặc muộn không đúng lịch có sao không
Các loại vắc xin tiêm phòng cho bé.

Bên cạnh đó, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng đã chỉ ra, nhờ có vắc – xin mà 2,5 triệu trẻ em không bị chết vì bệnh truyền nhiễm. Những trẻ được tiêm vắc – xin có được sức khỏe tốt, trí não phát triển bình thường, tránh được nguy cơ bị dị tật do bệnh truyền nhiễm gây ra.

Việc tiêm vắc xin đúng liều lượng, đúng thời gian giúp trẻ em tăng cường sức đề kháng và phòng chống bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, một số loại vắc xin nếu tiêm gián đoạn quá lâu sẽ đạt hiệu quả như mong đợi. Thậm chí, một số trường hợp, trẻ còn mắc bệnh dù đã tiến hành tiêm vắc xin. Dưới đây là các loại vắc xin, ba mẹ không được tiêm quá lâu.

  • Vắc xin viêm gan B mũi 0 cần phải tiêm trong 24h đầu sau khi sinh.
  • Vắc xin BCG phòng tránh bệnh lao cần được tiêm trong tháng đầu tiên sau sinh.
  • Vắc xin sởi cần tiêm vào thời điểm bé được 9 – 11 tháng tuổi.

→ Lưu ý : Với những bé trên 1 tuổi, cha mẹ sẽ tiêm vắc xin khác cho bé.

Riêng vắc xin 5 trong 1, các nhà sản xuất và tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo, khoảng cách tối thiểu giữa các mũi tiêm là 4 – 8 tuần. Đồng thời, thời gian tối đa cho phép các bé tiêm vắc xin 5 trong 1 là 12 tháng tuổi. Điều này có nghĩa, trong khoảng thời gian gián đoạn cho phép, ba mẹ có thể an tâm cho bé nhận mũi tiêm bổ sung mà không lo ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Thời điểm tiêm vắc xin cho trẻ là giai đoạn trẻ sơ sinh, 1 tháng tuổi, 5 tuổi. Trẻ sơ sinh được tính từ thời điểm trẻ chào đời cho đến 29 ngày tuổi. Trẻ 1 tháng tuổi được tính khi bé được 1 tháng cho đến khi trẻ được 1 tháng 29 ngày tuổi. Trẻ dưới 5 tuổi được tính từ khi sơ sinh cho đến 59 tháng 29 ngày tuổi. Vào những thời điểm này, cha mẹ cần thực hiện theo đúng lịch tiêm chủng của bác sĩ chỉ định để đảm bảo sức khỏe tốt cho trẻ.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp phụ huynh hiểu được: Tiêm vắc xin sớm hoặc muộn không đúng lịch có sao không? Việc tiêm vắc xin rất cần thiết cho sức khỏe và sự phát triển bình thường của trẻ nhỏ. Tiêm phòng vắc xin chính là cách bảo vệ bé đơn giản và dễ thực hiện nhất. Do đó, cha mẹ cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho trẻ.

Cùng chuyên mục

Hướng dẫn cách xoa bóp bấm huyệt chữa tắt tia sữa hiệu quả

Xoa bóp bấm huyệt chữa tắt tia sữa là một trong những phương pháp điều trị phổ biến trong Y học cổ truyền. Khi thực hiện, vùng vú của mẹ...

Cách thoa phấn rôm cho trẻ đúng cách

Mách mẹ cách thoa phấn rôm cho trẻ đúng lúc và đúng cách

Có rất nhiều tranh cãi xoay quanh việc có nên dùng phấn rôm cho trẻ sơ sinh hay không, bởi vì nếu không dùng phấn rôm đúng cách sẽ ảnh...

Không nên thoa phấn rôm trực tiếp lên da trẻ, không rắc phấn rôm trước mũi, miệng để tránh bé hít phải

Tác hại của phấn rôm đối với trẻ nếu không dùng đúng cách

Có rất nhiều tranh cãi xoay quanh việc có nên sử dụng phấn rôm hay không, một số người cho rằng, phấn rôm có thể gây hại cho trẻ tuyệt...

Bảng cân nặng thai nhi theo tuần tuổi chuẩn xác nhất 2021

Bảng cân nặng cho thai nhi chính là thước đo để các mẹ bầu có thể theo dõi được sự phát triển của bé qua từng giai đoạn khác nhau....

Gối lá đinh lăng có tác dụng gì? Có tốt cho trẻ sơ sinh không?

Gối đinh lăng có tác dụng gì? Có tốt cho trẻ sơ sinh?

Không chỉ được dùng như một loại rau ăn hàng ngày, đinh lăng còn có tác dụng chữa bệnh. Trong đó có thể dùng lá đinh lăng làm gối cho...

Cơn gò tử cung khi mang thai có nguy hiểm không?

Khi mang thai, những cơn gò tử cung luôn khiến các bà mẹ lo lắng rằng liệu nó có nguy hiểm không? Đây cũng chính là thắc mắc chung của...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn