Trầm cảm cười là gì? Dấu hiệu nhận biết và hướng điều trị

Tìm hiểu phương pháp chữa trầm cảm bằng diện chẩn

Các tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh trầm cảm hiện nay

Trầm cảm cấp độ 3 (giai đoạn nặng): Nhận biết và điều trị

Bệnh trầm cảm có tái phát không? Nguyên nhân và cách xử lý

Bệnh trầm cảm: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Các dấu hiệu trầm cảm nặng và biện pháp điều trị

Trầm cảm ở tuổi dậy thì: Dấu hiệu nhận biết và điều trị

Trầm cảm nặng có thể gây mất trí nhớ

10 Loại thuốc chống trầm cảm phổ biến hiện nay và lưu ý khi dùng

Các tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh trầm cảm hiện nay

Tiêu chuẩn đánh giá trầm cảm theo ICD – 10, chẩn đoán trầm cảm theo chuẩn DSM IV… là các tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh trầm cảm thường được dùng hiện nay. Vậy cách thực hiện các tiêu chuẩn này như thế nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Các tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh trầm cảm hiện nay

Tìm hiểu các tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh trầm cảm
Tìm hiểu các tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh trầm cảm

Trầm cảm là bệnh lý thuộc tâm thần học, xảy ra khi bị yếu tố tâm lý tác động gây nên sự rối loạn hoạt động của não bộ. Hệ quả là dẫn đến các biến đổi bất thường trong tác phong, suy nghĩ.

Theo kết quả của các cuộc khảo sát cho thấy, tỉ lệ mắc bệnh trầm cảm ở nữ giới cao hơn nam giới. Bệnh có thể xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào, đặc biệt là lứa tuổi trưởng thành và ngày càng có xu hướng tăng lên. Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng này, trong đó  những yếu tố thường gặp có thể do: Môi trường sống, áp lực công việc, gia đình, phá sản, mất tiền của… Một số trường hợp lại bị trầm cảm không rõ nguyên nhân.

Nếu không được chữa trị sớm, bệnh trầm cảm có thể dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng, thậm chí là tự sát. Tình trạng này đang diễn ra một cách phổ biến trên toàn cầu. Tuy nhiên, nếu được phát hiện và chữa trị sớm sẽ giúp khắc phục được những tình trạng này. Nhưng bệnh trầm cảm rất khó nhận biết, đặc biệt là đối với các trường hợp mắc bệnh nhẹ. Vậy dựa vào đâu để chẩn đoán trầm cảm?

1. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh trầm cảm theo ICD – 10

Trong những năm gần đây, chẩn đoán bệnh trầm cảm tại Việt Nam được tiến hành dựa trên nguyên tắc chẩn đoán theo bảng phân loại bệnh Quốc tế ICD – 10. Đây là các tiêu chuẩn được công bố vào năm 1992 bởi Tổ chức Y tế thế giới WHO.

Bảng phân loại này có giá trị lâm sàng đối với việc chẩn đoán bệnh ở các mức độ nhẹ – vừa – nặng. Hiện nay nó đang được ứng dụng trong nhiều nghiên cứu cộng đồng.

Trong Bảng tiêu chuẩn chẩn đoán trầm cảm này, bệnh trầm cảm thuộc phần rối loạn khí sắc và được xếp ở mục F.32. Theo đó, nó sẽ bao gồm các triệu chứng như sau:

*) 3 triệu chứng đặc trưng:

  • Khí sắc bị giảm.
  • Mọi quan tâm, thích thú bị giảm.
  • Cảm giác mệt mỏi tăng lên, hoạt động giảm do năng lượng trong cơ thể bị giảm.
Nếu không được chữa trị sớm, trầm cảm có thể dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng
Nếu không được chữa trị sớm, trầm cảm có thể dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng

*) 7 triệu chứng phổ biến của trầm cảm:

  • Sự tập trung chú ý bị giảm.
  • Tính tự trọng và lòng tự tin giảm.
  • Có những suy nghĩ không xứng đáng ,bị tội lỗi.
  • Xuất hiện ý tưởng tự sát và hành động tự sát.
  • Giấc ngủ bị rối loạn.
  • Ăn uống không có cảm giác ngon miệng.

Các triệu chứng này xuất hiện ít nhất 2 tuần được xem là bị trầm cảm.

Tiêu chuẩn chẩn đoán trầm cảm ICD-10 được ứng dụng để xác định mức độ nặng nhẹ của bệnh. Cụ thể được chia thành 4 mức độ, bao gồm:

*) Rối loạn trầm cảm mức độ nhẹ (F.32.0):

  • Người bệnh có 2/3 triệu chứng đặc trưng và 2/7 triệu chứng phổ biến. Những triệu chứng này kéo dài ít nhất 2 tuần.
  • Khó tiếp tục thực hiện các công việc hàng ngày và hoạt động xã hội. Tuy nhiên, người bệnh lại có khả năng hoạt động không ngừng. Các hoạt động này có thể có hoặc không kèm theo triệu chứng cơ thể rối loạn trầm cảm.

*) Rối loạn trầm cảm mức độ vừa (F.32.1):

  • Xuất hiện 2/3 triệu chứng đặc trưng trong bảng chẩn đoán trầm cảm ICD – 10., 3/7 triệu chứng phổ biến.Các triệu chứng kéo dài ít nhất là 2 tuần.
  • Bệnh gây nhiều trở ngại trong công việc hoặc sinh hoạt gia đình. Tình trạng này có thể có hoặc không kèm theo các triệu chứng rối loạn trầm cảm.

*) Bị rối loạn trầm cảm mức độ nặng (F.32.2):

  • Người bệnh có 3/3 triệu chứng đặc trưng của rối loạn trầm cảm và ít nhất là 4 trong số 7 triệu chứng phổ biến. Các triệu chứng kéo dài ít nhất là 2 tuần.
  • Những hội chứng cơ thể rối loạn trầm cảm luôn xuất hiện. Bệnh nhân khi ở trong trường hợp này ít có khả năng tiếp tục công việc gia đình, xã hội, nghề nghiệp.

*) Rối loạn trầm cảm xuất hiện các triệu chứng loạn thần (F.32.3):

  • Đối với trường hợp này, bệnh nhân có tất cả triệu chứng trong giai đoạn rối loạn trầm cảm nặng.
  • Bị hoang tưởng, ảo giác, hay sững sờ. Các triệu chứng này có thể có hoặc không phù hợp với khí sắc.

2. Các tiêu chuẩn chẩn đoán trầm cảm theo DSM IV

Bệnh trầm cảm chẩn đoán theo tiêu chuẩn nào?
Bệnh trầm cảm chẩn đoán theo tiêu chuẩn nào?

Bên cạnh tiêu chuẩn chẩn đoán ICD-10, tiêu chuẩn DSM IV được ứng dụng để chẩn đoán các trường hợp bị trầm cảm nặng. Theo bảng tiêu chuẩn này, bệnh được chẩn đoán như sau:

Trong các triệu chứng dưới đây, người bệnh phải có 5 triệu chứng trong cùng một khoảng thời gian là 2 tuần và trước đó có biểu hiện thay đổi một số chức năng. Đồng thời, xuất hiện ít nhất một trong các triệu chứng khí sắc trầm cảm hoặc là mất khoái cảm, mất sự quan tâm.

  • Khí sắc suốt ngày trầm ưu, tình trạng này hầu hết ngày nào cũng có kể cả khi được xác định bởi cảm giác chủ quan hoặc do người khác quan sát được. Chẳng hạn như buồn, cảm thấy trống rỗng đối với người trưởng thành, hoặc khí sắc kích thích ở trẻ em và thanh thiếu niên.
  • Không ăn kiêng nhưng vẫn giảm cân một cách rõ rệt hoặc tăng cân. Chẳng hạn như trong vòng một tháng, cơ thể thay đổi trọng lượng cơ thể chừng 5%. Khi ăn không có cảm giác ngon miệng. Đối với trẻ em, các bậc phụ huynh cần chú ý đến cân nặng của bé.
  • Không còn mất đáng kể cảm giác quan tâm, thích thú trong những hoạt động hàng ngày, gần như là ngày nào cũng có. Tình trạng này có thể được cảm nhận bằng chính sự chủ quan của người bệnh hoặc do người khác cảm nhận được.
  • Hầu hết các ngày đều bị mất ngủ hoặc ngủ nhiều hơn bình thường.
  • Gần như ngày nào cũng xuất hiện tình trạng hoạt động chậm chạp hoặc bị kích thích tâm thần vận động. Điều này có thể quan sát được bởi người khác, không chỉ là cảm giác bồn chồn chủ quan, chậm chạp mà còn có thể là các dấu hiệu khác đi kèm.
  • Cả ngày mệt mỏi, gần như là mất hết năng lượng.
  • Khả năng tập trung suy nghĩ bị suy giảm, hoặc tăng sự do dự trong việc quyết định các công việc.
  • Gần như ngày nào bản thân cũng có cảm giác vô dụng, thừa thãi hoặc tội lỗi không thích đáng. Tình trạng này không chỉ đơn thuần là cảm giác tự trách mắng hoặc tội lỗi vì đang bị bệnh. Đây còn được xem là chứng hoang tưởng.
  • Thường hay nghĩ đi nghĩ lại về cái chết, xuất hiện các ý tưởng tự sát với kế hoạch cụ thể không lặp đi lặp lại. Hoặc tự sát, một kế hoạch tự sát được thực hiện thành công.

Các triệu chứng trên đây gây ra cho người bệnh có thể dẫn đến các tình trạng:

  • Gây ra nỗi đau khổ rõ ràng, được biểu hiện lâm sàng hoặc chức năng xã hội, nghề nghiệp, các lĩnh vực khác bị suy giảm.
  • Ở giai đoạn khí sắc hỗn hợp, các biểu hiện không đáp ứng tiêu chuẩn.
  • Những triệu chứng được vận dụng để chẩn đoán trầm cảm đảm bảo không do tác động sinh lý của các chất như ma túy, thuốc hoặc các bệnh mà cơ thể mắc phải như suy tuyến giáp.
  • Không giải thích tốt hơn các triệu chứng trầm cảm cho các trường hợp bị mất người thân. Có nghĩa là khi mất đi người thân yêu, những biểu hiện xuất hiện dai dẳng quá 2 tháng, đặc trưng bởi sự suy giảm rõ rệt của hoạt động. Nếu thời gian này bận tâm về bệnh hoạn của bản thân được cho là không xứng đáng. Đồng thời, các triệu chứng loạn thần, tâm thần vận động hoặc ý nghĩ tự sát sẽ bị chậm lại.

3. Các thang đánh giá rối loạn trầm cảm

Dựa vào thang đánh giá trầm cảm, bác sĩ có thể xác định được tình trạng bệnh lý của bệnh nhân
Dựa vào thang đánh giá trầm cảm, bác sĩ có thể xác định được tình trạng bệnh lý của bệnh nhân

Bên cạnh tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh trầm cảm còn có các thang đánh giá. Ở mỗi loại thang đánh giá sẽ có sự khác biệt đôi chút về nội dung, cách thức tiến hành. Tuy nhiên, chúng đều giống nhau ở chỗ dựa vào các thang điểm sẽ đánh giá được mức độ nặng nhẹ của trầm cảm. Dưới đây là các thang đánh giá thường được sử dụng:

*) Thang Beck Depression Inventory (BDI):

Đây là thang đánh giá được xây dựng năm 1961 gồm có 21 câu hỏi. Sau đó, được rút gọn lại còn 13 câu và được ứng dụng vào năm 1972. Năm 1979, có một phiên bản được sửa đổi gọi là BDI – II. Theo các khảo sát cho thấy đây là thang đánh giá đem lại hiệu quả cao cho cả lâm sàng và cận lâm sàng. Thang BDI được sử dụng để đánh giá cho cả cá nhân, có ý nghĩa cho toàn quốc gia.

Tại Việt Nam, thang BDI được sử dụng để hỗ trợ chẩn đoán và theo dõi trên lâm sàng cũng như là kết quả điều trị.

*) Thang Hamilton:

Đây cũng là thang đánh giá, tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh trầm cảm được ứng dụng khá phổ biến. Nó ra đời vào năm 1960, được viết tắt là HAM – D hoặc HDRS và được xem là phương pháp đơn giản để đánh giá bằng định lượng mức độ nghiêm trọng của rối loạn trầm cảm.

Thang Hamilton gồm 17 mục đánh giá, được công nhận là có giá trị và độ tin cậy cao. Vì thế, được dùng trong nghiên cứu lâm sàng cũng như là để chứng minh cho chuyển biến của rối loạn tâm thần.

Nếu chẩn đoán trầm cảm hoặc đánh giá tình trạng bệnh bằng thang điểm này, người bệnh mất khoảng 20 – 30 phút. Người thực hiện phỏng vấn cũng cần được huấn luyện và đào tạo bài bản.

*) Thang đánh giá CES-D (Centre for Epidemiological Studies – Depression Scale):

Tiêu chuẩn chẩn đoán trầm cảm CES-D là một bộ câu hỏi ngắn, được thiết kế để đánh giá các triệu chứng trầm cảm trong cộng đồng. Nó được thử nghiệm trong những cuộc phỏng vấn, điều tra trong phạm vi từng hộ gia đình, đồng thời còn được ứng dụng trong nghiên cứu tâm thần học.

Thông qua thực nghiệm cho thấy, Thang đánh giá CES-D (Centre for Epidemiological Studies – Depression Scale) có độ tin cậy, tính hợp lệ và sự đồng nhất về đặc điểm nhân khẩu học. Nhưng thang đánh giá này lại có nhược điểm là chúng không sử dụng như tiêu chuẩn chẩn đoán lâm sàng vì vậy Thang đánh giá CES-D chưa được xác định điểm cắt để kiểm tra lâm sàng. Ngoài ra, hiệu quả của thực hiện đánh giá theo thang này còn tùy thuộc vào  trình độ nhận thức của người phỏng vấn và người được phỏng vấn.

Các biện pháp phòng ngừa trầm cảm

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến trầm cảm. Bên cạnh các nguyên nhân như di truyền, do sự bất thường của cấu trúc bộ não, bệnh có thể xảy ra do các nguyên nhân khác như: Áp lực công việc, gia đình, học hành, thi cử, trầm cảm sau sinh, phá sản, thất tình… Nếu rơi vào tình trạng này mà không được chữa trị, chúng có thể dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Vì vậy, tốt nhất là nên áp dụng các biện pháp để ngăn ngừa. Sau đây là một số biện pháp nên áp dụng:

*) Ngủ đủ giấc:

Ngủ đủ giấc giúp phòng tránh được nguy cơ trầm cảm
Ngủ đủ giấc giúp phòng tránh được nguy cơ trầm cảm

Trằn trọc suốt đêm, tỉnh giấc giữa đêm, cơ thể hay mệt mỏi, thiếu năng lượng là các triệu chứng cho thấy bạn bị rối loạn giấc ngủ. Mà rối loạn giấc ngủ là một trong những dấu hiệu của trầm cảm. Vì vậy, nên tạo thói quen tốt khi ngủ để có một giấc ngủ ngon.

Sở dĩ ngủ ngon giấc có thể phòng ngừa được trầm cảm bởi lẽ: Nếu được nghỉ ngơi đúng cách, hệ miễn dịch sẽ tự chữa lành, năng lượng được tích trữ, não được nghỉ ngơi. Thiếu ngủ, bạn sẽ cảm thấy hay cáu kỉnh, mệt mỏi…

*) Tập thể dục:

Để tránh phải áp dụng các tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh trầm cảm, bạn nên tập thể dục thường xuyên. Khi đó, cơ thể sẽ sản sinh ra endorphin nhiều hơn.  Đây là hormone “hạnh phúc”, giúp giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi, giảm đau.

Chỉ cần dành khoảng 30 phút mỗi ngày để luyện tập, bạn sẽ thấy tâm trạng của mình được cải thiện rất nhiều. Cũng vì vậy mà giấc ngủ sẽ ngon hơn, cơ thể có nhiều tích cực. Các suy nghĩ tiêu cực dần mất đi, đem lại cho bạn sự tự tin và làm chủ được cuộc sống của bản thân.

*) Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh:

Nghe có vẻ hơi khó tin nhưng đúng là chế độ ăn uống của bạn có thể ảnh hưởng  đến tinh thần của bạn. Ăn nhiều các thực phẩm ngọt, nhiều dầu mỡ, các đồ ăn được chế biến sẵn sẽ khiến tâm trạng trở nên tồi tệ hơn.

Để khắc phục, hãy thường xuyên nấu ăn bằng các thực phẩm tươi mới. Đồng thời, lựa chọn những đồ ăn tốt cho não bộ như thực phẩm giàu acid béo, các loại acid amin. Nó có nhiều trong các thực phẩm như hải sản, cá, các loại sữa, ngũ cốc, dầu ô liu, trái cây tươi…

Ngoài ra, uống đủ nước là cách ngăn ngừa trầm cảm vô cùng tốt. Sở dĩ như vậy là bởi lẽ,  khi cơ thể thiếu nước cơ thể trở nên lừ đừ, gắt gỏng, bị đau đầu. Chưa dừng lại ở đó, thiếu nước dễ bị nhầm lẫn bởi đói, bạn sẽ ăn nhiều hơn và tăng nguy cơ béo phì. Bên cạnh đó, viết nhật ký hoặc tập các bài thiền cũng là cách giúp tĩnh tâm, giải tỏa cảm xúc. Từ đó, giải phóng tinh thần, tránh được nguy cơ bị trầm cảm.

Trên đây là các tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh trầm cảm và một số biện pháp phòng ngừa. Do sự phát triển của xã hội kéo theo áp lực gia đình, công việc khiến tình trạng trầm cảm ngày càng tăng lên. Chính vì thế, hãy đảm bảo một thói quen sống lành mạnh để giúp hạn chế nguy cơ mắc phải tình trạng này.

Cùng chuyên mục

Trầm cảm cấp độ 3 là gì?

Trầm cảm cấp độ 3 (giai đoạn nặng): Nhận biết và điều trị

Bệnh trầm cảm được chia thành 3 cấp độ: 1, 2 và 3 tương ứng với dạng nhẹ, trung bình và nặng. Trong đó, trầm cảm cấp độ 3 diễn...

Bệnh trầm cảm: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Bệnh trầm cảm là căn bệnh quái ái có thể cướp đi sinh mạng của vô số người. Bệnh lý này gây ảnh hưởng nghiệm trọng đến tâm lý, sức...

Trầm cảm ở tuổi dậy thì: Dấu hiệu nhận biết và điều trị

Trầm cảm ở tuổi dậy thì chủ yếu xuất phát từ những áp lực, căng thẳng của việc học tập hoặc sự thay đổi về hành vi, hormone, môi trường...

Trầm cảm cười là gì? Dấu hiệu nhận biết và hướng điều trị

Trầm cảm cười là một căn bệnh còn khá xa lạ đối với nhiều người, nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này đó chính là những áp lực...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn