Nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở tuần bao nhiêu?

Kế hoạch chăm sóc và điều dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường type 2

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ ăn được hoa quả gì?

Phân biệt tiểu đường type 1 và type 2: Cái nào nguy hiểm hơn?

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì và kiêng gì tốt nhất?

Bị tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn rau gì tốt?

Tiểu đường thai kỳ sinh xong có tự hết không? Bao lâu hết?

Chỉ số đường huyết bao nhiêu thì bị tiểu đường?

Bị tiểu đường thai kỳ có uống sữa được không? Loại nào tốt?

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ có được uống nước dừa không?

Nước dừa là thức uống yêu thích của nhiều chị em nhất là trong những ngày thời tiết nắng nóng, thân nhiệt lên cao. Thế nhưng khi mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, chị em phải vô cùng thận trọng trong chế độ ăn uống, kể cả là khi uống nước dừa vì nhiều người cho rằng nước dừa không tốt cho sức khỏe chị em. Nếu chị em đang thắc mắc mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ có được uống nước dừa không thì đừng bỏ qua những thông tin trong bài viết này.

Thành phần dinh dưỡng trong nước dừa

Bị tiểu đường thai kỳ có được uống nước dừa không
Nước dừa vị ngọt, là thức uống giải khát được nhiều người ưa chuộng

Trước khi tìm hiểu mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ có được uống nước dừa không, chúng ta cùng tìm hiểu qua về các thành phần dinh dưỡng có trong nước dừa. Nước dừa vị ngọt thanh, mùi thơm nhẹ, có màu trong suốt, chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin và khoáng chất. Nước dừa ít calo, không chứa chất béo, có chứa nhiều dưỡng chất như canxi, photpho,magie, kali, natri, clorua, sắt, axit lauric. Đặc biệt, trong nước dừa có chứa hàm lượng kali (chất có tác dụng cân bằng điện giải) cao gấp đôi quả chuối.

Trong 240g nước dừa có chứa các thành phần dinh dưỡng sau:

  • Chất xơ: 3g
  • Protein: 2g
  • Carbohydrate: 9g
  • Magie: 15% nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của cơ thể
  • Vitamin C: 10% nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của cơ thể
  • Mangan: 17% nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể mỗi ngày
  • Canxi: 6% nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của cơ thể
  • Natri: 11% nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của cơ thể
  • Kali: 17% nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của cơ thể.

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ có được uống nước dừa không?

Bị tiểu đường thai kỳ có được uống nước dừa không là thắc mắc chung của nhiều mẹ bầu
Bị tiểu đường thai kỳ có được uống nước dừa không là thắc mắc chung của nhiều mẹ bầu

Tiểu đường thai kỳ là bệnh thường gặp ở chị em mang thai xuất phát từ nhiều nguyên nhân, đa phần là do khi mang thai, các hormone của nhau thai làm rối loạn việc sản xuất insulin, do chị em tẩm bổ quá nhiều lại ít vận động hoặc đã có sẵn bệnh trong người. Sự rối loạn hormone, rối loạn trong việc sản xuất insulin khiến lượng insulin cần thiết không đủ làm lượng đường trong máu tăng cao.

Thông thường, chị em sẽ được xét nghiệm dung nạp đường để tầm soát bệnh ở tuần thứ 24 – 28. Nếu không kịp thời phát hiện và kiểm soát hàm lượng đường trong máu, sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé. Em bé sẽ có nguy cơ bị dị tật, chậm phát triển, thai to hoặc thậm chí là tử vong. Do đó, nếu mắc bệnh tiểu đường, mẹ nên kiểm soát nghiêm ngặt chế độ ăn uống của mình.

Đây cũng là lý do khiến nhiều mẹ băn khoăn không biết khi bị tiểu đường thai kỳ uống nước dừa có được không. Theo các chuyên gia, nước dừa có tác dụng tốt với sức khỏe, giàu dưỡng chất, lại có ích đối với các bệnh như sỏi thận, bệnh về tim mạch và kể cả bệnh tiểu đường. Người mắc tiểu đường thai kỳ có thể uống nước dừa vì những lý do sau đây:

  • Nước dừa có tác dụng lớn trong việc hỗ trợ cải thiện quá trình lưu thông máu, giảm thiểu tình trạng tắc nghẽn mạch máu, có thể ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường
  • Nước dừa giàu khoáng chất, có tác dụng làm giãn nở huyết mạch, ngăn ngừa sự hình thành của các cục máu đông, cải thiện tuần hoàn máu
  • Nước dừa lợi tiểu, có tác dụng hỗ trợ đào thải đường trong máu ra ngoài cơ thể theo đường tiết niệu. Ngoài ra, nước dừa còn giàu chất xơ và amino acid, có tác dụng ổn định đường huyết. Khi đi vào cơ thể sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa, từ đó làm chậm sự hấp thu đường ở niêm mạc ruột và làm tăng độ nhạy cảm của hormone insulin với tế bào
  • Nước dừa cũng chứa acid lauric, kali, có tác dụng giảm cholesterol xấu, tăng hàm lượng cholesterol tốt, điều hòa huyết áp, bảo vệ tim mạch… tốt cho việc ngăn ngừa biến chứng về bệnh tim mạch do bệnh tiểu đường gây ra
  • Tốt cho sức khỏe, nhất là người mắc bệnh tiểu đường thai kỳ kèm theo thừa cân vì thức uống này giúp bạn có cảm giác no lại ít chứa chất béo và calo, có thể hỗ trợ kiểm soát cân nặng rất tốt.
  • Có chỉ số đường huyết thực phẩm là 3, nằm ở mức thấp, an toàn với bệnh nhân tiểu đường nên mẹ bầu hoàn toàn có thể an tâm khi sử dụng mà không cần lo lắng việc uống nước dừa sẽ làm tăng chỉ số đường huyết trong máu.

Cách uống nước dừa phù hợp cho mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ

Nước dừa mặc dù tốt nhưng không nên lạm dụng, cần uống đúng cách để có được tác dụng tốt nhất cho sức khỏe
Nước dừa mặc dù tốt nhưng không nên lạm dụng, cần uống đúng cách để có được tác dụng tốt nhất cho sức khỏe

Như vậy, với thắc mắc bị tiểu đường thai kỳ được uống nước dừa không hẳn là mẹ đã có câu trả lời. Mẹ uống nước dừa được và có thể thoải mái khi sử dụng loại nước uống này, tuy nhiên để tránh ảnh hưởng sức khỏe và sự phát triển của bé, mẹ cần lưu ý:

1. Thời điểm uống nước dừa

Khi mắc tiểu đường thai kỳ, mẹ không nên uống một lần một lượng lớn nước dừa, mà nên chia làm 2 – 3 lần uống, dùng hết lượng nước dừa đó trong ngày. Bên cạnh đó, không nên uống nước dừa sau 7 giờ tối vì dễ gây lạnh bụng, khó tiêu, khó ngủ, lại khiến mẹ đi tiểu đêm nhiều hơn. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, sẽ khiến mẹ mệt mỏi và ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Nếu mẹ bị tiểu đường thai kỳ kèm theo thừa cân thì nên uống lúc đói, như vậy sẽ giúp mẹ có năng lươnjg, cải thiện tiêu hóa, sức khỏe tim mạch và tăng cường hệ miễn dịch. 

2. Lượng nước dừa phù hợp

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ hoàn toàn có thể sử dụng nước dừa giống như là một bữa phụ trong ngày. Tuy nhiên, nếu uống nước dừa quá nhiều và thường xuyên, dù là người bình thường hay mắc bệnh tiểu đường đều không tốt cho sức khỏe. Uống nhiều nước dừa sẽ khiến cơ thể dư thừa kali do nước dừa rất giàu kali, ngoài ra cũng ảnh hưởng đến hoạt động của tim.

Thực tế, nếu hàm lượng đường trong máu quá cao, mẹ nên hạn chế việc uống nước dừa. Nước dừa chứa đường tự nhiên, tuy không nhiều nhưng ít nhiều vẫn ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Với mẹ bầu có chỉ số đường huyết cao, có thể kiểm soát bằng chế độ ăn uống thì chỉ nên uống tối đa 1 quả/ngày, tương đương với 250ml. Có thể uống hàng ngày nhưng tốt nhất chỉ nên uống 3 – 4 lần/tuần.

3. Uống nước dừa nguyên chất

Nước dừa là thức uống giải khát được được đặt biệt ưa chuộng vào mùa hè, nhất là ở những khu vực nắng nóng. Khi uống nước dừa, người ta thường pha đường cho dễ uống, tuy nhiên, nước dừa pha chế này không tốt cho bệnh nhân tiểu đường vì chứa nhiều đường tinh luyện. Do đó, mẹ nên uống nước dừa nguyên chất, mua dừa trái và nhờ người ta chặt sẵn để uống tại nhà, tuyệt đối không nên cho vào tủ lạnh sẽ khiến nước dừa ngọt hơn. Ngoài ra, mẹ cũng không nên pha thêm chất tạo ngọt hoặc đường tinh luyện để tránh ảnh hưởng sức khỏe.

4. Không ăn cùi dừa

Cùi dừa non được rất nhiều người yêu thích, đặc biệt là các mẹ bầu. Thế nhưng, khi mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, mẹ không nên ăn cùi dừa. Có thể nếm thử nhưng không thể ăn nhiều vì trong cùi dừa chứa nhiều chất béo bão hòa, nếu sử dụng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. 

Công dụng của nước dừa với mẹ bầu

Khi mang thai trên 5 tháng mẹ có thể thoải mái sử dụng nước dừa
Khi mang thai trên 5 tháng mẹ có thể thoải mái sử dụng nước dừa

Nước dừa được khuyến khích sử dụng dụng cho bà bầu mang thai trên 5 tháng, đây là thức uống tuyệt vời mang nhiều tác dụng. Mẹ bầu nên uống nước dừa đều đặn vì những lý do sau đây:

Tăng cường hệ miễn dịch

Nước dừa giàu dưỡng chất, có chứa acid lauric, có khả năng kháng khuẩn, kháng nấm, virus, vi trùng. Uống nước dừa đều đặn giúp ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn, phòng ngừa các bệnh về đường hô hấp như cúm, cảm lạnh, đau họng rất tốt. Acid lauric trong nước dừa khi đi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành monolaurin, có khả năng chống lại các loại vi khuẩn, virus có lớp vỏ lipit, từ đó nâng cao, tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên cho mẹ bầu. 

Bổ sung chất điện giải

Nước dừa giàu carbohydrate cùng các chất điện giải như natri, kali, magie… có tác dụng cung cấp các chất điện phân, điện giải cần thiết cho cơ thể. Có thể cân bằng chất lỏng, điều chỉnh nồng độ PH trong cơ thể, duy trì huyết áp ổn định, tăng cường hoạt động của các cơ. Không những thế, mẹ bầu sử dụng nước dừa có thể giúp cải thiện các triệu chứng như ốm nghén, buồn nôn, nôn ói…

Tốt cho tim mạch

Như đã đề cập, nước dừa có chứa acid lauric, đây được xem là trợ thủ đắc lực giúp cho hệ tim mạch luôn khỏe mạnh. Loại acid này cũng các thành phần acid có lợi và một số chất béo no bão hòa có tác dụng chống xơ vữa động mạch, ngăn ngừa bệnh tim rất tốt. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, uống nước dừa có thể giúp làm giảm huyết áp ở người cao huyết áp. 

Duy trì cân nặng hợp lý

Nước dừa có thể cung cấp năng lượng cho mẹ, từ đó cải thiện các triệu chứng kiệt sức, mệt mỏi trong suốt quá trình mang thai. Nước dừa cũng rất tốt cho sức khỏe làn da, có thể cấp ẩm, tăng độ đàn hồi, giảm và ngăn ngừa rạn da ở mẹ bầu. 

Nước dừa cũng là thực phẩm giúp mẹ loại bỏ mỡ thừa, duy trì cân nặng rất tốt. Các chất béo bão hòa, chất béo no trong nước dừa chuyển đổi thành năng lượng rất nhanh nên sẽ không có tình trạng dự trữ như là chất béo. Sử dụng thức uống này cũng giúp ngăn ngừa lão hóa da, thị lực kém, ung thư do giàu chất chống oxy hóa. 

Phòng ngừa tiểu đường thai kỳ

Nước dừa rất tốt cho mẹ mắc tiểu đường thai kỳ, không chỉ có thể loại bỏ độc tố, làm sạch đường tiết niệu, ngăn ngừa nguy cơ sinh non mà nước dừa còn có thể ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường. Ngoài ra, nước dừa còn giúp giảm các triệu chứng như ợ nóng, táo bón, giúp cải thiện hệ tiêu hóa, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, làm trung hòa axit trong cơ thể. 

Một số lưu ý khi sử dụng nước dừa với mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ

Nước dừa tuy tốt nhưng không phải “thần dược”, uống đều đặn sẽ có lợi cho sức khỏe nhưng nếu uống quá nhiều thì không tốt chút nào. Với thắc mắc mẹ bầu uống tiểu đường thai kỳ có được uống nước dừa không thì câu trả lời là có nhưng cần xem xét nhiều yếu tố trước khi uống. Khi sử dụng nước dừa, mẹ cần đặc biệt lưu ý những vấn đề sau:

  • Trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, mẹ bầu tuyệt đối không được uống nước dừa, nhất là dừa xiêm. Nước dừa được cho là có thể bổ sung ion âm, là loại quả làm mát toàn thân, giải nhiệt cơ thể nhưng tính hàn, dễ gây lạnh tử cung. Nếu sử dụng nhiều trong 3 tháng đầu sẽ gây lạnh tử cung, dễ dẫn đến sảy thai. 
  • Nên uống nước dừa trong 3 tháng cuối thai kỳ, uống nước dừa mỗi ngày ở giai đoạn này sẽ giúp mẹ bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể, giúp duy trì nước ối ổn định, tốt cho sự phát triển của thai nhi.
  • Khi đi ngoài nắng về không nên uống nước dừa ngay lập tức, việc uống nước dừa khi quá khát sẽ gây các triệu chứng như đầy bụng, ớn lạnh, sốt thậm chí sốt cao
  • Không dùng nước dừa cho người thể hàn với các triệu chứng như tay chân lạnh, da xanh tái, bắp thịt mềm nhão, ăn uống chậm tiêu, ít khát nước, dễ bị tiêu chảy, thích uống ấm, ăn ít, người nặng bải hoài… 
  • Nếu mẹ gặp vấn đề về thận thì nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Do nước dừa chứa hàm lượng kali cao, nếu nồng độ kali trong máu cao thì sẽ được bài tiết qua nước tiểu. Nhưng nếu thận không thể hoạt động bình thường, uống nước dừa sẽ làm tăng gánh nặng cho thận. 
  • Không dùng nước dừa cho người huyết áp thì vì nước dừa sẽ làm giảm huyết áp.
  • Với mẹ sức khỏe bình thường, từ tháng thứ 5 trở đi, mẹ có thể uống mỗi ngày 1 trái dừa, không nên lạm dụng để tránh gây mất cân đối dinh dưỡng
  • Nếu mẹ bị thiếu ối thì có thể uống 2 trái dừa mỗi ngày, mặc dù chưa có tài liệu y khoa nào ghi nhận điều này nhưng đây là kinh nghiệm dân gian được các mẹ chia sẻ lại. 
  • Trên đây là một số thông tin giúp mẹ giải đáp thắc mắc tiểu đường thai kỳ có được uống nước không. Mẹ cần nhớ rằng, nước dừa tuy tốt nhưng cũng có mặt hại của nó, nếu mẹ có tiền sử suy nhược, huyết áp thấp thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. 

Có thể bạn quan tâm:

Cùng chuyên mục

Bệnh tiểu đường: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Bệnh tiểu đường là một bệnh lý tương đối phổ biến ở Việt Nam. Bệnh khởi phát ở nhiều nguyên nhân khác nhau. Người bệnh có thể nhận biết bệnh...

Tiểu đường type 1 có nguy hiểm không?

Hiện nay, tỉ lệ những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường type 1 ngày càng tăng nhanh, khiến không ít người hoang mang, lo lắng. Vậy bệnh tiểu đường type...

Thực đơn và chế độ ăn dành cho người bị tiểu đường

Xây dựng thực đơn ăn uống cho người bị tiểu đường là một trong những biện pháp hỗ trợ điều trị bên cạnh việc sử dụng thuốc. Chế độ dinh...

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên sinh thường hay sinh mổ?

Có thể thấy rằng tiểu đường thai kỳ là một trong những căn bệnh phổ biến đối với các mẹ bầu. Nếu bệnh không được kiểm soát tốt có thể...

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ ăn được hoa quả gì?

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn hoa quả gì để có thể cải thiện bệnh tốt nhất là vấn đề được nhiều người quan tâm. Bởi lẽ,...

Sau khi xét nghiệm mẹ nên biết cách đọc kết quả chính xác

Nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở tuần bao nhiêu?

Tiểu đường thai kỳ là căn bệnh thường gặp khi mang thai, nếu không sớm phát hiện, điều chỉnh chế độ ăn uống, kiểm soát lượng đường huyết trong máu...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn