Trầm cảm cười là gì? Dấu hiệu nhận biết và hướng điều trị

Tìm hiểu phương pháp chữa trầm cảm bằng diện chẩn

Các tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh trầm cảm hiện nay

Trầm cảm cấp độ 3 (giai đoạn nặng): Nhận biết và điều trị

Bệnh trầm cảm có tái phát không? Nguyên nhân và cách xử lý

Bệnh trầm cảm: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Các dấu hiệu trầm cảm nặng và biện pháp điều trị

Trầm cảm ở tuổi dậy thì: Dấu hiệu nhận biết và điều trị

Trầm cảm nặng có thể gây mất trí nhớ

Trầm cảm ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Trầm cảm nặng có thể gây mất trí nhớ

Ít ai biết rằng trầm cảm nặng có thể gây mất trí nhớ, khiến con người mất tập trung, mất ngủ, căng thẳng, lo lắng,… Đây là bệnh lý cần chữa trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.

Trầm cảm nặng có thể gây mất trí nhớ
Trầm cảm nặng khiến người bệnh bị mất trí nhớ tạm thời.

Vì sao trầm cảm nặng có thể gây mất trí nhớ?

Theo thống kê, trong những năm qua, số bệnh nhân mắc bệnh trầm cảm ngày càng tăng nhanh, nhất là những bạn trẻ. Hầu hết những người mắc bệnh trầm cảm rất dễ đối diện với hàng loạt các triệu chứng phức tạp do căn bệnh này gây ra. Một trong những tác hại vô cùng nguy hiểm của căn bệnh này là người bệnh bị mất trí nhớ tạm thời.

Thực tế cho thấy, mất trí nhớ là tình trạng phổ biến ở những người cao tuổi. Bệnh nhân thường hay quên, không tập trung, lo lắng, mất ngủ,… Tuy nhiên, hiện nay, tình trạng giới trẻ bị mất trí nhớ khá phổ biến. Nguyên nhân là do trầm cảm nặng. Khi mắc phải căn bệnh này, người bệnh liên tục buồn chán, bất lực, vô vọng, giảm sút trí nhớ,… Trầm cảm nặng khiến bệnh nhân bị suy giảm trí nhớ một cách âm thầm và suy nghĩ tiêu cực.

Theo một số nghiên cứu từ Đại học Brigham Young (Mỹ), bệnh trầm cảm gây ảnh hưởng đến khả năng phân tích của não bộ. Người bệnh cảm thấy vô cùng mệt mỏi, việc lưu dữ liệu của não cũng trở nên khó khăn hơn. Bên cạnh đó, một phần của não bộ sẽ co lại, dẫn đến tình trạng suy giảm nhận thức.

Trầm cảm nặng có thể gây mất trí nhớ
Người bệnh trầm cảm sẽ gây ảnh hưởng đến não bộ.

Một số bệnh nhân mắc bệnh trầm cảm, kèm theo tình trạng lạm dụng thuốc, rượu, bia,… khiến trí nhớ suy giảm. Ngoài ra, bệnh nhân bị suy giảm trí nhớ còn do một số nguyên nhân như tuổi tác, chấn thương não bộ, sử dụng thuốc, thiếu vitamin B-12, sử dụng ma túy hoặc mắc các bệnh lý như nhiễm trùng não, u não, bệnh đa xơ cứng, suy giáp,…

Trầm cảm gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe của bệnh nhân. Nếu không được phát hiện kịp thời, người bệnh có thể bị tử vong hoặc điên loạn trong thời gian dài. Dù mắc bệnh mất trí nhớ do bất cứ nguyên nhân gì, bệnh nhân cũng nên sớm tiến hành điều trị, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Trầm cảm nặng có thể gây mất trí nhớ tức thời

Các nghiên cứu đã chứng minh, trầm cảm có liên quan mật thiết đến việc mất trí nhớ của bệnh nhân. Người bệnh thường xuyên hay quên, nhầm lẫn, suy giảm trí nhớ liên tục. Bệnh nhân có thể quên nhanh những thông tin mình vừa mới đọc xong, không thể tập trung vào công việc. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho người bệnh căng thẳng, lo lắng, trí nhớ kém,…

Bên cạnh đó, một nghiên cứu tại Mỹ cho thấy, trầm cảm liên quan đến việc mất trí nhớ tạm thời. Khi mắc phải căn bệnh này, bệnh nhân sẽ bị ảnh hưởng đến trí nhớ theo nhiều cách như quên đột ngột một từ mà người bệnh muốn sử dụng ngay lập tức, quên nội dung của cuộc trò chuyện vừa mới diễn ra, không nhớ nội dung cuốn sách vừa được đọc,…

Trầm cảm nặng có thể gây mất trí nhớ
Người bệnh bị quên các việc mình đã làm.

Trầm cảm nặng và mất trí nhớ tức thời có mối liên hệ mật thiết với nhau. Rất nhiều bệnh nhân không thể phát hiện ra bệnh trầm cảm của mình cho đến khi liên tục mất trí nhớ, không nhớ những việc mình đã làm. Điều này vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng không chỉ sức khỏe bệnh nhân mà cả công việc cũng bị đình trệ.

Chị Trần Thúy Hằng (32 tuổi, Cầu Giấy – Hà Nội) cho biết: “Vì căng thẳng với lượng công việc quá nhiều, tôi trở nên trầm cảm. Thời gian đầu, tôi luôn mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, không thể tập trung để làm việc. Càng về sau, bệnh của tôi ngày càng nặng. Tôi có dấu hiệu bị mất ngủ triền miên, suy nhược cơ thể nghiêm trọng và không nhớ những việc mình đã làm. Sau quá trình chữa trị, bệnh của tôi đã được cải thiện và sức khỏe của khá dần lên.”

Trầm cảm và mất trí nhớ có mối liên hệ mật thiết với nhau. Tình trạng mất trí nhớ còn kéo dài nếu bệnh nhân không chủ động tiến hành thăm khám, điều trị sớm. Một số trường hợp người bệnh bị trầm cảm dẫn đến căng thẳng, mất ngủ liên tục, luôn có suy nghĩ tiêu cực. Thậm chí không còn muốn làm bất cứ việc gì, mất tập trung. Do đó, mọi người cần phải thận trọng khi mắc phải căn bệnh này.

Trầm cảm nặng gia tăng gấp đôi chứng mất trí nhớ

Các nghiên cứu ở tạp chí của Mỹ cho biết, trầm cảm nặng và mất trí nhớ có mối quan hệ mật thiết với nhau. Sau khi nghiên cứu 949 người cao tuổi, thống kê cho thấy 22% người mắc bệnh trầm cảm có dấu hiệu mất trí nhớ thường xuyên so với 17% những người không mắc bệnh. Đây là điều đáng báo động, mọi người cần phải cảnh giác với căn bệnh này.

Trầm cảm nặng không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe (kiệt sức, rối loạn giấc ngủ, suy nhược cơ thể,…) mà còn gây tổn thương não bộ, tác động tiêu cực đến trí nhớ của con người. Giáo sư Donald Shelton và giáo sư Brock Kirwan (Khoa Tâm lý học Đại học Brigham Young) đã tiến hành nghiên cứu 98 người lớn với bài kiểm tra phân biệt đồ vật tương ứng. Từ đó đánh giá mức độ lo âu cùng thói quen sinh hoạt.

Kết quả cho thấy, những người mắc bệnh trầm cảm nặng sẽ gặp khó khăn trong việc phân biệt các đồ vật. Trầm cảm khiến cho sự phát triển của tế bào não mới ở vùng hồi hải mã liên quan đến trí nhớ nhanh chóng giảm sút. Điều này ảnh hưởng không tốt đến tinh thần và sức khỏe của người bệnh. Những người cố gắng vượt qua cảm xúc tiêu cực thì khả năng suy giảm trí nhớ sẽ thấp hơn.

Trầm cảm nặng có thể gây mất trí nhớ
Bệnh trầm cảm nặng gây ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân.

Một nghiên cứu thứ 2 được thực hiện với 1239 người, cho thấy những người mắc bệnh trầm cảm thì khả năng ghi nhớ không tốt và có dấu hiệu mất trí nhớ. Đặc biệt, một số nghiên cứu còn tìm thấy nguy cơ mắc bệnh Alzeheimer ở những bệnh nhân mắc bệnh trầm cảm. Nghiên cứu ở Hà Lan cũng cho biết, người mắc bệnh trầm cảm sẽ già nhanh hơn những người có tinh thần thoải mái, vui vẻ.

Các nhà khoa học đã tiến hành đo chiều dài cấu trúc tế bào telomere (đoạn tế bào ở phần cuối nhiễm sắc thể, bảo vệ ADN trong quá trình phân chia tế bào). Đối chiếu 1900 người bị trầm cảm nặng với những người bình thường, độ dài đoạn telomere sẽ ngắn đi 14 bp. Dộ dài của tế bào telomere ở người trầm cảm sẽ ngắn hơn người bình thường. Do đó, trầm cảm là nguyên nhân khiến cho quá trình lão hóa diễn ra nhanh hơn.

Trầm cảm nặng có thể gây mất trí nhớ – Làm gì để cải thiện?

Những bệnh nhân mắc bệnh trầm cảm nặng gây mất trí nhớ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đối với cuộc sống của mỗi người. Người bệnh thường xuyên bị quên, không nhớ rõ nội dung muốn thực hiện. Với căn bệnh này, bệnh nhân nên sớm tiến hành điều trị kịp thời. Để cải thiện và kiểm soát bệnh, người bệnh cần chú ý một số vấn đề sau đây.

Trầm cảm nặng có thể gây mất trí nhớ
Người bệnh trầm cảm cần chú ý đến chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lí.
  • Tuân thủ đúng các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa trong việc điều trị bệnh để bệnh trầm cảm nhanh chóng khỏi
  • Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc hoặc áp dụng những phương pháp chữa trị chưa được kiểm chứng.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, cải thiện rối loạn não bộ, giúp tinh thần thoải mái hơn
  • Với những trường hợp trầm cảm nặng, bệnh nhân sử dụng thuốc chống trầm cảm phải có sự theo dõi và hỗ trợ của bác sĩ chuyên khoa.
  • Có thể kết hợp nhiều phương pháp điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ để đạt hiệu quả cao nhất
  • Người bệnh nên sử dụng một số phương pháp hỗ trợ để cải thiện và quản lí tình trạng mất trí nhớ của bản thân mình.
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung cho cơ thể các dưỡng chất thiết yếu để tăng cường sức khỏe cho bản thân, hỗ trợ tốt trong việc điều trị bệnh
  • Tích cực cung cấp các loại thực phẩm chứa nhiều thành phần vitamin, nhất là các loại nước ép sinh tố.
  • Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn cay, nóng gây ảnh hưởng đến sức khỏe
  • Không được uống rượu, bia, hút thuốc lá khiến bệnh trầm cảm càng nặng hơn
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để tăng cường quá trình trao đổi chất cơ thể.
  • Sắp xếp cuộc sống và công việc khoa học để giảm thiểu mệt mỏi, stress
  • Không nên làm việc quá nhiều, thức khuya, dậy sớm khiến bệnh chuyển biến nặng hơn
  • Tránh tình trạng lo lắng, căng thẳng quá mức, giữ tâm lý lạc quan, vui vẻ
  • Nghe các bài nhạc phù hợp nhằm giúp thư giãn đầu óc, tinh thần
  • Tiếp xúc với nhiều người, tham gia các câu lạc bộ để đời sống tinh thần thêm phong phú hơn

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh trầm cảm nặng có thể gây mất trí nhớ. Đây là bệnh lý gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý và cuộc sống của rất nhiều người. Đã đến lúc, mọi người cần nhìn nhận đúng đắn về căn bệnh này để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và bản thân của mình.

Cùng chuyên mục

Rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm: Triệu chứng và chữa trị

Rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm là hai căn bệnh chồng chéo lên nhau khiến cho người bệnh luôn rơi vào trạng thái khó chịu, chán nản,...

Rối loạn lưỡng cực

Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Rối loạn lưỡng cực là một trong những dạng trầm cảm của bệnh tâm lý phổ biến. Đây là một dạng rối loạn đặc trưng mà theo sau đó có...

Bị trầm cảm nên ăn gì và kiêng gì

Bị trầm cảm nên ăn gì và kiêng gì tốt cho tình trạng bệnh?

Để duy trì một sức khỏe thể chất và tinh thần khỏe mạnh, phòng ngừa bệnh trầm cảm thì việc xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học là điều...

Trầm cảm ở tuổi dậy thì: Dấu hiệu nhận biết và điều trị

Trầm cảm ở tuổi dậy thì chủ yếu xuất phát từ những áp lực, căng thẳng của việc học tập hoặc sự thay đổi về hành vi, hormone, môi trường...

Bệnh trầm cảm: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Bệnh trầm cảm là căn bệnh quái ái có thể cướp đi sinh mạng của vô số người. Bệnh lý này gây ảnh hưởng nghiệm trọng đến tâm lý, sức...

Trầm cảm cấp độ 3 là gì?

Trầm cảm cấp độ 3 (giai đoạn nặng): Nhận biết và điều trị

Bệnh trầm cảm được chia thành 3 cấp độ: 1, 2 và 3 tương ứng với dạng nhẹ, trung bình và nặng. Trong đó, trầm cảm cấp độ 3 diễn...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn