Top 8 Sữa Tăng Cân Cho Bé được lựa chọn nhiều nhất hiện nay

Axit folic là gì? Vì sao cần bổ sung Axit folic khi mang thai?

Mẹ bị dọa sảy thai nên ăn gì để phôi thai bám chắc vào tử cung?

9 Cách trị hôi nách sau sinh siêu đơn giản mẹ nên bỏ túi

Cách tắm, vệ sinh cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn đúng cách

Chiếu đèn vàng da cho trẻ sơ sinh: Quy trình và chi phí

Top 7+ Thuốc nhỏ mắt cho trẻ sơ sinh an toàn được nhiều mẹ tin dùng

Mang thai uống nước dừa có được không? Uống bao nhiêu thì tốt?

Xét nghiệm Double test là gì? Có cần thiết không? Giá bao nhiêu?

Cách vệ sinh mắt, mũi, tai cho trẻ sơ sinh an toàn mẹ nên biết

Trầm cảm sau sinh là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết sớm

Trầm cảm sau sinh rất hay xảy ra ở người có tiền sử bị trầm cảm, phụ nữ mang thai ngoài kế hoạch, có mâu thuẫn với chồng/mẹ chồng sau khi sinh, gặp nhiều chuyện đau buồn trong cuộc sống,… Khi khởi phát, mẹ bỉm sẽ thường cảm thấy buồn phiền, mệt mỏi và lo âu. Nếu không phát hiện sớm và điều trị đúng phương pháp sẽ có thể khiến mẹ bỉm suy kiệt về thể chất và tinh thần, thậm chí là muốn chấm dứt cuộc sống khi không nhận được sự quan tâm và chăm sóc từ người thân.

Trầm cảm sau sinh là gì? Có nguy hiểm không?

Trầm cảm sau sinh là tình trạng mẹ bỉm bị rối loạn cảm xúc, khiến bản thân rơi vào trạng thái buồn phiền, mệt mỏi, lo âu,… Tình trạng này có thể xảy ra ở mức độ nhẹ, vừa hoặc nặng trong một thời gian ngắn hoặc dài, khiến cuộc sống của mẹ bỉm bị đảo lộn và sức khỏe  ngày càng “xuống dốc”.

Trầm cảm sau sinh
Trầm cảm sau sinh là tình trạng mẹ bỉm bị rối loạn cảm xúc, khiến bản thân rơi vào trạng thái buồn phiền, mệt mỏi, lo âu,…

Tùy thuộc vào thời gian và biểu hiện tâm lý, chứng trầm cảm sau sinh có thể được chia thành 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 là giai đoạn nhẹ nhất, các biểu hiện của chứng trầm cảm sẽ không quá rõ ràng, thường chỉ cảm thấy cuộc sống nhạt nhẽo, tâm trạng hay cáu gắt, thường xuyên mất ngủ,…

Ở giai đoạn 2, chứng trầm cảm sẽ ngày càng biểu hiện rõ hơn. Những cảm xúc tiêu cực ở mẹ bỉm xuất hiện ngày càng nhiều và thường xuyên hơn do hormone hạnh phúc serotonin bị hạn chế tiết. Lâu dần sẽ khiến mẹ bỉm cảm thấy cuộc sống ngày càng tồi tệ, thậm chí là không muốn làm bất cứ việc gì.

Khi bước vào giai đoạn 3 (giai đoạn nặng nhất), mẹ bỉm sẽ trở nên mất phương hướng hoàn toàn, thể chất và sức khỏe cũng trở nên suy kiệt. Lúc này, mẹ bỉm có thể gây ra các hành vi tiêu cực cho chính bản thân mình cũng như là những người xung quanh. Nặng hơn là có ý định tự sát để kết thúc cuộc đời.

Trầm cảm sau sinh nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách sẽ có khả năng chữa khỏi hoàn toàn và không gây nguy hiểm cho mẹ bỉm cũng như người thân trong gia đình. Ngược lại, sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến thể chất và tinh thần của mẹ bỉm, thậm chí là nguy hại đến tính mạng khi không can thiệp kịp thời.

Tốt nhất, khi quan sát bản thân hoặc thấy mẹ bỉm có các biểu hiện bất thường về tâm lý sau sinh, hãy tự đến bệnh viện hoặc nhờ người thân đưa đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ. Việc này sẽ giúp mẹ bỉm yên tâm hơn về sức khỏe. Đồng thời có thể chấm dứt sớm chứng trầm cảm sau sinh nếu chẳng may mắc phải.

Trầm cảm sau sinh có thể xảy ra ở những đối tượng nào?

Trầm cảm sau sinh có thể xảy ra ở mọi đối tượng, nhưng phổ biến nhất là ở mẹ bỉm có tiền sử bị trầm cảm sau sinh với nguy cơ lập lại là 50%. Trường hợp có tiền sử trầm cảm trước thai kỳ thì sẽ có nguy cơ bị trầm cảm sau sinh khoảng 25%. Ngoài ra, nếu ngưng sử dụng thuốc trong thời gian mang thai sẽ có khả năng bị trầm cảm khoảng 68%. Nếu tiếp tục sử dụng thuốc, tỉ lệ sẽ giảm còn khoảng 25%.

Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai ngoài kế hoạch (tức là chưa sẵn sàng làm mẹ), mang thai trong độ tuổi dưới 18, trong quá trình mang thai hoặc sau khi sinh xảy ra mâu thuẫn vợ chồng/mẹ chồng, thiếu sự giúp đỡ và đồng cảm từ người thân cũng sẽ rơi vào trạng thái trầm cảm sau sinh. Ngoài ra, mẹ bỉm gặp biến chứng thai kỳ như sẩy thai, thai lưu hoặc vừa trải qua một sự kiện căng thẳng như bệnh tật, thất nghiệp,… cũng sẽ có khả năng cao bị trầm cảm.

Trầm cảm sau sinh
Phụ nữ sau sinh thường xuyên xảy ra mâu thuẫn với mẹ chồng thường sẽ rất dễ mắc chứng trầm cảm sau sinh

Nguyên nhân gây trầm cảm sau sinh?

Nguyên nhân gây trầm cảm sau sinh hiện vẫn  còn là “ẩn số” của nền y học hiện đại và vẫn đang được các chuyên gia không ngừng nghiên cứu để sớm tìm ra đáp án. Nhưng theo các bác sĩ, thì chứng trầm cảm này có thể xảy ra bởi một số yếu tố sau đây:

  • Mẹ bỉm có tiền sử bị trầm cảm: Theo số liệu thống kê, mẹ bỉm có tiền sử bị trầm cảm, tức là bị trầm cảm trước hoặc trong thời gian mang thai sẽ dễ bị trầm cảm sau sinh hơn người bình thường.
  • Nồng độ hormone bên trong cơ thể thay đổi: Cụ thể, nồng độ progesterone và estrogen bên trong cơ thể của mẹ bỉm trong những giờ đầu sau sinh sẽ giảm mạnh một cách đột ngột. Từ đó kéo theo hệ lụy mà mẹ bỉm bị mắc chứng trầm cảm.
  • Mệt mỏi về thể chất và tinh thần: Thông thường sau sinh, mẹ bỉm sẽ cảm thấy rất mệt mỏi về thể chất và tinh thần. Họ sẽ phải mất khá nhiều thời gian để hồi phục lại năng lượng và sức khỏe bị mất. Đặc biệt nhất là phụ nữ sinh bằng phương pháp mổ. Trong thời gian đó, các mẹ bỉm sẽ rất dễ bị mắc chứng trầm cảm nếu thiếu đi sự chăm sóc và quan tâm từ gia đình.
  • Yếu tố cảm xúc: Mang thai ngoài ý muốn hoặc không theo kế hoạch có thể khiến phụ nữ bị ảnh hưởng tiêu cực về mặt cảm xúc. Ngay cả khi trong dự kiến, người mẹ vẫn cần có thời gian để thích nghi với việc có con. Ngoài ra, sau khi sinh, nếu bé gặp các vấn đề về sức khỏe, phải nằm viện điều trị dài ngày thì người mẹ sẽ trải qua những cảm xúc như cảm thấy có lỗi, giận bản thận, buồn và phiền muộn. Từ đó gây ra áp lực cho chính mình và có những suy nghĩ tiêu cực, dẫn đến khả năng mắc chứng trầm cảm cao.
  • Yếu tố đời sống: Cụ thể là không nhận được sự quan tâm và giúp đỡ từ chồng hoặc những người thân trong gia đình. Ngoài ra, việc thay đổi nơi sinh sống sau sinh, trải qua những sự kiện đau buồn như người thân mắc bệnh hoặc người thân qua đời cũng có thể khiến mẹ bỉm bị trầm cảm sau sinh.
Trầm cảm sau sinh
Nồng độ progesterone và estrogen bên trong cơ thể mẹ bỉm giảm mạnh sau khi sinh là một trong những nguyên nhân chính gây ra chứng trầm cảm sau sinh

Dấu hiệu nhận biết sớm chứng trầm cảm sau sinh

Khi bị trầm cảm sau sinh, mẹ bỉm thường có các dấu hiệu sau đây:

  • Thường xuyên khóc nhưng không rõ nguyên nhân. Thậm chí là khóc nhiều hơn thời điểm chưa có thai/mang bầu.
  • Thường xuyên cảm thấy buồn nhưng không rõ lí do. Ngoài ra còn cảm thấy trống rỗng, vô vọng hoặc quá tải về tất cả mọi thứ xung quanh.
  • Rất hay mất ngủ. Hoặc nếu ngủ được thì chất lượng giấc ngủ không tốt, cụ thể là ngủ rất ít, ngủ không được say,…
  • Không còn quan tâm đến bản thân, cụ thể nhất là thay đổi những sở thích từ ngày trước.
  • Luôn trong trạng thái sợ hãi và lo sợ.
  • Thường xuyên giận dữ và mất kiểm soát.
  • Hay buồn phiền, bồn chồn và cáu kỉnh.
  • Mất hứng thú trong chuyện chăn gối.
  • Gặp khó khăn khi tập trung suy nghĩ, chính xác hơn là đánh mất sự tập trung và khó đưa ra quyết định trước mọi sự việc.
  • Không tin tưởng bản thân đủ khả năng để bảo vệ, chăm sóc và nuôi dưỡng con khôn lớn, khỏe mạnh.
  • Không muốn ăn, ăn quá ít hoặc ăn quá nhiều thực phẩm trong một thời gian ngắn.
  • Không muốn tiếp xúc với những người khác. Dần dần trở nên xa lánh bạn bè, người thân, thậm chí là con của mình.
  • Đau đớn về tinh thần và thể xác. Ví dụ như thường xuyên bị nhức đầu, mệt mỏi, đau cơ, đau dạ dày,…
  • Trong đầu xuất hiện những ý nghĩ làm hại đến con và bản thân mình.
Trầm cảm sau sinh
Mẹ bỉm bị trầm cảm sẽ thường xuyên khóc nhưng không rõ nguyên nhân

Cách điều trị chứng trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh hoàn toàn có thể thuyên giảm, thậm chí là dứt điểm nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Thông thường, mẹ bỉm sẽ được đưa đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, từ đó đưa ra hướng chữa trị phù hợp và đúng đắn nhất.

Tham vấn tâm lý

Đây là cách điều trị chứng trầm cảm sau sinh được áp dụng nhiều nhất. Mẹ bỉm khi đến bệnh viện sẽ được thực hiện tham vấn tâm lý. Các bác sĩ sẽ tiến hành liệu pháp tương tác, tức là làm cho mọi người xung quanh (chồng, người thân, bạn bè,…) hiểu được mẹ bỉm để đạt kết quả điều trị tốt nhất.

Hoặc các bác sĩ sẽ dùng liệu pháp hành vi nhận thức để điều trị chứng trầm cảm sau sinh. Nghĩa là giúp mẹ bỉm nhận ra được những hành vi và suy nghĩ tiêu cực của mình. Từ đó có hướng thay đổi phù hợp, giúp giảm dần các biểu hiện xấu, sớm trở lại trạng thái ổn định, hoạt bát và vui vẻ vốn có của mình.

Điều trị bằng thuốc tây

Bên cạnh cách tham vấn tâm lý thì trong một số trường hợp, mẹ bỉm sẽ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc tây để điều trị chứng trầm cảm sau sinh. Hai loại thuốc thường được kê là thuốc chống trầm cảm và thuốc an thần. Trong đó, thuốc chống trầm cảm có tác dụng rất tốt trong việc điều chỉnh tâm trạng nhờ vào việc ức chế lên não bộ.

Tùy vào tình trạng sức khỏe, độ tuổi và mức độ bị trầm cảm sau sinh, mẹ bỉm sẽ được bác sĩ chỉ định dùng với liều lượng và tần suất khác nhau. Do đó, mẹ bỉm không nên tự ý mua thuốc sử dụng tại nhà để đảm bảo an toàn và tránh các tác dụng phụ không mong muốn. Quan trọng là đạt được kết quả điều trị cao trong thời gian không quá dài.

Trầm cảm sau sinh
Bác sĩ chuyên khoa thường chỉ định mẹ bỉm dùng thuốc tây để điều trị chứng trầm cảm

Trong suốt quá trình điều trị chứng trầm cảm sau sinh bằng thuốc tây, nếu mẹ bỉm thấy cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường như mệt mỏi, khó chịu, đau đầu,… thì nên tạm ngưng thuốc. Sau đó đến gặp bác sĩ phụ trách để kiểm tra và có hướng xử lý kịp thời. Thông thường, bác sĩ sẽ tiến hành thay đổi liều lượng hoặc chuyển sang loại thuốc khác phù hợp hơn.

Trường hợp các biểu hiện của chứng trầm cảm sau sinh hết trước thời gian quy định, mẹ bỉm vẫn nên tiếp tục dùng thuốc tây để điều trị. Bởi chứng bệnh này cần thời gian điều trị dài và đúng phác đồ mới có thể dứt điểm hoàn toàn. Nếu sau khi khỏi trầm cảm và đã ngưng thuốc điều trị mà các triệu chứng tái phát trở lại, mẹ bỉm nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn.

Dựa vào nỗ lực của bản thân

Nói một cách chính xác hơn thì đây là cách hỗ trợ điều trị chứng trầm cảm sau sinh để đạt kết quả tốt nhất. Điều này có nghĩa là mẹ bỉm sẽ dựa vào nỗ lực của bản thân và không ngừng tin tưởng mình có đủ sự mạnh mẽ, kiên nhẫn và tự tin để quay trở lại trạng thái bình thường.

Mỗi ngày, mẹ bỉm hãy học cách lắng nghe cơ thể mình và luôn giữ cho tinh thần thoải mái, vui vẻ và an nhiên nhất có thể. Cố gắng lượt bỏ các suy nghĩ tiêu cực, thay vào đó là những điều tích cực. Hạn chế lo lắng, căng thẳng hoặc stress, tuyệt vời nhất là giữ cho bản thân được thư giãn.

Đồng thời kết hợp thêm chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý. Mẹ bỉm ngủ đủ 8 tiếng/ngày, tránh thức khuya vì sẽ ảnh hưởng không tốt đến thể chất và tinh thần. Ngoài ra phải ăn uống điều độ, bổ sung vào thực đơn những loại rau xanh và trái cây chứa nhiều dưỡng chất và chất xơ.

Hỗ trợ từ chồng và người thân

Ngoài 3 cách trên, mẹ bỉm bị trầm cảm sau sinh còn có thể nhanh chóng hồi phục sức khỏe và tinh thần nếu nhận được sự hỗ trợ từ chồng và người thân. Bởi trong giai đoạn này, mẹ bỉm rất nhạy cảm, chỉ cần một việc tiêu cực nhỏ xảy ra cũng có thể khiến chứng trầm cảm chuyển biến xấu.

Trầm cảm sau sinh
Hỗ trợ từ chồng đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều trị chứng trầm cảm sau sinh của mẹ bỉm

Tốt nhất, trong thời gian mẹ bỉm bị trầm cảm, chồng và người thân hãy cố gắng bên cạnh chăm sóc, lắng nghe và thấu hiểu. Đặc biệt là dành nhiều sự quan tâm để mẹ bỉm không cảm thấy cô đơn hoặc bị bỏ rơi, thay vào đó là cảm nhận được sự yêu thương và tình cảm và mọi người dành cho mình.

Tránh bỏ mặc hoặc trách móc, la mắng trong thời gian mẹ bỉm bị trầm cảm. Bởi vì việc này sẽ khiến chứng trầm cảm ngày càng nặng hơn. Nếu có thời gian hãy luôn bên cạnh mẹ bỉm và phụ giúp chăm con. Có như vậy, chứng trầm cảm sẽ nhanh chóng biến mất và hiếm khi bị tái phát trở lại.

Trên đây là những thông tin chung về chứng trầm cảm sau sinh, bao gồm nguyên nhân, đối tượng dễ mắc phải, dấu hiệu nhận biết sớm và cách điều trị. Hi vọng sẽ giúp bạn đọc biết thêm nhiều kiến thức thú vị và bổ ích, từ đó có thể vận dụng vào cuộc sống trong những trường hợp cần thiết.

Cùng chuyên mục

Trà lợi sữa Hipp có tốt không? Giá bao nhiêu?

Không ít bà mẹ sau sinh thường gặp phải các vấn đề về tuyến sữa gây ra tình trạng tắc sữa, sữa ít hoặc chất lượng sữa không đảm bảo....

Vaccine (vắc xin) là gì? Công dụng của vắc xin và tiêm chủng

Vaccine (vắc xin) là gì? Công dụng của vắc xin và tiêm chủng? Là những vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Bởi nó liên quan mật thiết đến...

Nếu mẹ sợ béo, mẹ chỉ cần nấu canh mướp với các thực phẩm khác mà không cần nấu với giò heo

Top 19 món ăn lợi sữa mà không béo cho mẹ sau sinh

Có nhiều cách giúp sữa mẹ về dồi dào, bé ti no nê mà không lo ít sữa, mất sữa, thiếu sữa, không đủ cho bé bú như sử dụng...

Có nên dùng máy hút sữa hay không là thắc mắc chung của nhiều mẹ bỉm sữa

Có nên dùng máy hút sữa? Loại nào tốt và an toàn nhất?

Có nhiều tranh cãi xoay quanh việc có nên dùng máy hút sữa hay cho bú sữa mẹ hoàn toàn, mua máy hút sữa liệu có thực sự cần thiết...

Chườm nóng là cách trị tắc tia sữa tại nhà mang lại hiệu quả tốt được nhiều mẹ áp dụng

Mách mẹ 5 cách trị tắc tia sữa tại nhà đơn giản hiệu quả

Tắc tia sữa là tình trạng thường gặp ở các mẹ sau sinh nhất là trong 2 tháng đầu vì lúc này cơ thể mẹ vẫn chưa điều tiết được...

Đau bụng dưới khi mang thai tháng đầu là do đâu? Nguy hiểm không?

Đau bụng dưới khi mang thai tháng đầu có thể là do phôi thai đang trong quá trình làm tổ nhưng cũng có thể liên quan đến việc tiền sản...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn