Bị viêm amidan hốc mủ có nên cắt không, khi nào?

Cắt amidan bao lâu thì xong, có phải nằm viện?

Sau khi cắt amidan: Cách chăm sóc, theo dõi, kiêng kỵ

Bệnh viêm Amidan mãn tính có chữa được không?

Cắt amidan bằng Coblator: Quy trình và Ưu – nhược điểm

Bệnh Viêm Amidan – Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Cắt amidan tại bệnh viện Tai Mũi Họng: Chi phí, quy trình

Viêm amidan ở trẻ em: dấu hiệu, cách xử lý và điều trị

Viêm amidan hốc mủ – Hình ảnh, dấu hiệu và điều trị

Viêm amidan quá phát là gì? Dấu hiệu và cách điều trị

Trẻ bị viêm amidan có mủ phải làm sao?

Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, viêm amidan có mủ có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như: viêm khớp, viêm phế quản, nhiễm trùng máu, thậm chí tử vong. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc: “Trẻ bị viêm amidan có mủ phải làm sao?” Khi hiểu rõ về bệnh lý này, các bậc phụ huynh sẽ chủ động hơn trong quá trình chữa bệnh và phòng tránh viêm amidan mủ cho con em của mình.

Viêm amidan có mủ ở trẻ em là gì?

Amidan (tuyến hạnh nhân) có tên tiếng Anh là tonsils. Đây là một phần của hệ bạch huyết, đồng thời là tổ chức lympho lớn nhất của cơ thể, nằm ở phía dưới niêm mạc họng, tạo thành một vòng bạch huyết quanh vòm họng và hai mô lớn ở hai bên thành họng. Với nhiệm vụ duy trì khả năng miễn dịch, bộ phận này tiết ra các kháng thể và tế bào lympho, giúp cơ thể nhận diện và tấn công những vi khuẩn gây hại.

Amidan có cấu trúc nhiều hốc, nhiều ngăn. Do đó, cơ quan này rất dễ bị vi khuẩn tấn công. Theo thời gian, amidan sẽ bị viêm nhiễm, xuất hiện mủ vón cục màu trắng và tỏa ra mùi hôi thối đặc trưng. Tình trạng amidan mủ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, vì sức đề kháng yếu ớt nên trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh này nhất. Khi bị vi khuẩn xâm nhập, cơ thể bé vẫn chưa đủ khả năng đẩy lùi tác nhân gây bệnh. 

Trẻ bị viêm amidan có mủ phải làm sao?
Viêm amidan mủ ở trẻ em xuất hiện khi các vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào amidan (vị trí ngã ba đường thở, đường ăn và đường cổ họng), từ đó tạo thành hốc mủ.

Viêm amidan mủ ở trẻ em xuất hiện khi các vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào amidan (vị trí ngã ba đường thở, đường ăn và đường cổ họng), từ đó tạo thành hốc mủ. Lúc này, amidan màu trắng xanh và có mùi hôi thối đặc trưng. Đây thường là biến chứng của viêm amidan cấp tính.

Các triệu chứng điển hình của bệnh viêm amidan mủ ở trẻ em bao gồm: khàn tiếng, khó thở, nuốt vướng, đau rát họng, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của bé. Vì việc điều trị bệnh lý này sẽ gặp phải khá nhiều khó khăn nên ngay khi phát hiện, cha mẹ cần chủ động đưa con đi thăm khám bác sĩ để được điều trị hiệu quả, đồng thời ngăn ngừa những biến chứng nghiêm trọng.

Nguyên nhân gây ra viêm amidan có mủ ở trẻ em

Viêm amidan mủ là bệnh lý khá phổ biến ở trẻ em. Tình trạng này có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:

  • Cơ thể thiếu khả năng thích ứng với sự thay đổi đột ngột của thời tiết.
  • Hệ miễn dịch suy yếu sau khi mắc bệnh: ho, sốt, cảm cúm…
  • Trẻ phải sống trong môi trường độc hại, ô nhiễm, nhiều khói bụi.
  • Bé bị các bệnh tai – mũi – họng như: viêm họng, viêm mũi, viêm tai giữa, viêm mũi vận mạch… Các bệnh lý này thường làm chất dịch nhầy chảy xuống họng, kích thích amidan và khiến cơ quan này tổn thương.
  • Khu vực mũi họng của trẻ không được vệ sinh sạch sẽ, đúng cách.
  • Trẻ mắc viêm amidan cấp tính kéo dài và không được điều trị dứt điểm. Do đó, theo thời gian, các hốc mủ sẽ tích tụ tại amidan, từ đó gây ra amidan mủ mạn tính.
  • Việc trẻ em ăn quá nhiều món chiên xào, cay nóng, thức ăn nhanh giàu dầu mỡ, đồ ăn cứng và uống nước ngọt có ga… có thể làm tăng hiện tượng viêm nhiễm tại amidan, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh viêm amidan mủ phát triển nhanh chóng.
  • Bé bị nhiễm virus hoặc vi khuẩn.

Triệu chứng của bệnh viêm amidan có mủ ở trẻ em

Các chuyên gia cho biết, tuy triệu chứng của viêm amidan mủ ở trẻ em tương đối rõ ràng nhưng các bậc phụ huynh vẫn thường nhầm lẫn bệnh lý này với ung thư vòm họng, từ đó dẫn đến các sai lầm trong quá trình điều trị, khiến bệnh tình càng thêm trầm trọng. Do đó, bạn cần nắm rõ các triệu chứng điển hình của viêm amidan mủ, bao gồm:

  • Sốt cao (có thể lên đến 40 độ C) hoặc sốt nhẹ.
  • Tiết nhiều nước bọt.
  • Khô họng, đau rát họng và cổ họng (thỉnh thoảng cơn đau lan tới mang tai).
  • Niêm mạc họng sưng đỏ, khó nuốt, nuốt vướng hoặc đau khi nuốt.
  • Xuất hiện hạch cứng gây đau bên dưới hàm hoặc hai bên cổ.
  • Khàn tiếng, ho nhiều, khó thở, có thể khạc ra mủ trắng.
  • Bề mặt amidan có những chấm mủ trắng (hoặc trắng xanh), mùi hôi tanh khó chịu.
  • Khi soi họng, cha mẹ sẽ nhìn thấy lớp mủ trắng có kích thước lớn, tụ lại thành khối như bã đậu.

Bệnh viêm amidan có mủ ở trẻ có nguy hiểm không?

Khi nhận thấy các triệu chứng của bệnh, nhiều bậc cha mẹ thường chủ quan, không đưa con đi thăm khám sớm. Điều này có thể dẫn đến hậu quả khó lường, thậm chí đe dọa tính mạng của bé. Đầu tiên, trẻ bị viêm amidan mủ sẽ ăn uống khá khó khăn. Trong một số trường hợp, bệnh lý này sẽ lan rộng ra cả vùng tai – mũi – họng và gây bệnh viêm xoang, viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản, viêm tai giữa… nếu không được điều trị kịp thời.

Bệnh viêm amidan có mủ ở trẻ có nguy hiểm không?
Viêm amidan mủ sẽ khiến trẻ ăn uống khó khăn, gây ra hiện tượng chán ăn, suy dinh dưỡng.

Bên cạnh đó, viêm amidan mủ cũng có thể dẫn đến tình trạng viêm nhiễm ở nhiều cơ quan khác như: viêm khớp, sốt thấp khớp, viêm cầu thận, thấp tim. Nếu bệnh tình trở nên nghiêm trọng, trẻ sẽ bị nhiễm trùng máu.

Dưới đây là các biến chứng cụ thể của viêm amidan mủ ở trẻ em mà phụ huynh cần đặc biệt lưu ý:

  • Suy dinh dưỡng: Viêm amidan mủ sẽ khiến trẻ ăn uống khó khăn, gây ra hiện tượng chán ăn, suy dinh dưỡng. Do đó, trẻ sẽ chậm phát triển cả về mặt thể chất lẫn trí tuệ so với bạn bè cùng tuổi.
  • Viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa, viêm phế quản: Các bệnh lý này xuất hiện khi vi khuẩn di chuyển từ hốc amidan sang tấn công những vùng lân cận của khu vực tai – mũi – họng.
  • Ngủ ngáy, ngưng thở: Theo thống kê, khoảng 1 – 4% trẻ em bị viêm amidan mủ từng gặp phải triệu chứng này. Amidan sưng to sẽ chèn ép hệ thống hô hấp, tạo áp lực lên phổi, khiến trẻ khó thở hoặc ngưng thở tạm thời. Hiện tượng ngưng thở thường xuất hiện vào ban đêm, gây gián đoạn giấc ngủ, khiến trẻ mệt mỏi và kém tập trung vào ban ngày. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ngưng thở khi ngủ có thể làm tăng nguy cơ phiền muộn, tăng huyết áp, đau tim và đột quỵ khi trẻ bước vào giai đoạn trưởng thành.
  • Áp xe amidan: Đây là tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng nhất khi trẻ mắc amidan mạn tính mà không được điều trị triệt để. Theo thời gian, các vi khuẩn sẽ sinh sôi và phát triển theo cấp số nhân, hình thành các ổ nhiễm khuẩn tập trung.
  • Thấp tim, viêm thấp khớp, viêm cầu thận: Các biến chứng này thường do liên cầu khuẩn gây ra.
  • Ung thư vòm họng: Đây là bệnh lý nguy hiểm với các triệu chứng dễ nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường về đường hô hấp như: rát họng, khàn tiếng, đau đầu, nghẹt mũi, ho cớ đờm, nổi hạch, ù tai…
  • Nhiễm trùng máu (nhiễm khuẩn huyết): Đây là phản ứng miễn dịch lớn nhất của toàn bộ cơ thể trước sự xâm nhập của vi khuẩn vào trong máu. Tình trạng cấp cứu này có thể dẫn đến suy tạng nhanh chóng, đe dọa trực tiếp đến tính mạng của trẻ.

Nhằm hạn chế tối đa biến chứng nguy hiểm từ amidan mủ ở trẻ em, ngay khi phát hiện bệnh lý, cha mẹ cần chủ động đưa con đi thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín.

Trẻ bị viêm amidan có mủ phải làm sao?

Có nhiều cách chữa bệnh amidan mủ ở trẻ em. Căn cứ vào mức độ viêm nhiễm và tình trạng sức khỏe của bé, bác sĩ sẽ đưa ra khuyến cáo và phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả nhất. 

  • Đối với trường hợp bệnh nhẹ: Bác sĩ chuyên khoa sẽ khuyến khích bé sử dụng các loại thuống kháng viêm, giảm đau và một số chế phẩm có công dụng tăng cường hệ miễn dịch. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh nên cho con em sử dụng những loại thuốc này theo đúng chỉ định của bác sĩ. Lúc này, cơ chế tự vệ của cơ thể được kích hoạt, nhờ đó phòng chống và ngăn chặn triệt để các tác nhân gây bệnh.
  • Đối với trường hợp bệnh nặng: Bác sĩ sẽ chỉ định trẻ uống thuốc kháng sinh với thời gian và liều lượng đã được tính toán kỹ lưỡng. Điều này giúp hạn chế tối đa tác dụng không mong muốn của thuốc. Vì loại thuốc này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ (đặc biệt đối với trẻ nhỏ) nên cha mẹ tuyệt đối không được tự ý cho con dùng thuốc kháng sinh khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ. Nếu trẻ bị viêm amidan 3 – 4 lần/năm thì các bác sĩ sẽ cân nhắc xem có nên cắt amidan hay không bởi ngay cả khi thực hiện tiểu phẫu này, bệnh vẫn có thể tái phát và ít nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của bé sau này.

Dưới đây một số phương pháp điều trị viêm amidan mủ ở trẻ em phổ biến nhất hiện nay:

Sử dụng thuốc Tây y

Việc sử dụng thuốc Tây y có thể nhanh chóng cải thiện triệu chứng và kiểm soát biến chứng một cách hiệu quả. Các loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định cho trẻ bị viêm amidan mủ là:

  • Thuốc hạ sốt, giảm đau được dùng khi trẻ sốt trên 38,5 độ C. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc paracetamol với liều lượng 10 – 15mg/kg và tối đa 75mg/kg/ngày hoặc ibuprofen (nếu bé trên 6 tháng tuổi dị ứng với paracetamol).
  • Thuốc long đờm, giảm ho (bromhexin, dextromethorphan, N-acetylcystein) được sử dụng khi trẻ ho nhiều, đờm đặc, khó khạc nhổ, mất ngủ và kiệt sức.
  • Thuốc súc họng (betadine, oropivalone, lysopaine).
  • Thuốc kháng sinh thuộc nhóm beta lactam (ampicillin, amoxicillin, cefixim, cephalexin, penicillin G) và nhóm macrolid (clarithromycin, erythromycin). Loại thuốc này chỉ được dùng khi bé bị nhiễm trùng vi khuẩn hoặc có nguy cơ mắc biến chứng. 
  • Thuốc kháng viêm (prednisolon, alphachymotrypsin, methylprednisolon) có công dụng giảm nhanh tình trạng phù nề, sưng đỏ amidan.
  • Thuốc co mạch, chống dị ứng, giảm sung huyết (clorpheniramin, diphenhydramin, pseudoephedrin) dành cho trẻ bị sổ mũi, chảy nước mũi.

Lưu ý:

  • Các bậc phụ huynh cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia tai – mũi – họng nhi trước khi cho con em uống bất kỳ loại thuốc nào (thuốc không kê đơn và có kê đơn).
  • Tuân thủ thời gian và liều lượng dùng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc khuyến cáo từ nhà sản xuất (in rõ trên bao bì sản phẩm).
  • Tuyệt đối không tự ý mua và cho trẻ dùng thuốc Tây chữa viêm amidan mủ tại nhà, đặc biệt là thuốc ho, kháng sinh và corticoid chống viêm.
  • Không tận dụng đơn thuốc cũ hoặc đơn thuốc của bé khác, không giảm liều hay ngừng thuốc khi các triệu chứng bệnh của trẻ vừa thuyên giảm.
  • Trong quá trình điều trị bằng tân dược, nếu bé bị buồn nôn, tiêu chảy, dị ứng, phát ban… hoặc xuất hiện các dấu hiệu bất thường khác thì cha mẹ nên ngừng thuốc ngay và nhanh chóng đưa trẻ đi thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín.

Phẫu thuật cắt amidan

Nếu bé bị viêm amidan mủ mạn tính và liên tục tái phát thì có thể bác sĩ sẽ khuyến nghị phụ huynh cho trẻ cắt amidan. Sau tiểu phẫu này, bé sẽ hồi phục nhanh chóng chỉ trong14 ngày. Trong khoảng thời gian này, cha mẹ cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý, vệ sinh răng miệng đúng cách, đồng thời hạn chế để bé vận động mạnh.

Phẫu thuật cắt amidan
Nếu bé bị viêm amidan mủ mạn tính và liên tục tái phát thì có thể bác sĩ sẽ khuyến nghị phụ huynh cho trẻ cắt amidan.

Độ tuổi thích hợp nhất để cắt amidan là trên 4 tuổi. Việc cắt bỏ amidan quá sớm có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng miễn dịch cũng như sức khỏe tổng quát của bé. Thêm vào đó, amidan có thể mọc lại nếu trẻ được thực hiện tiểu phẫu này khi chưa tròn 3 tuổi. Theo các chuyên gia, phẫu thuật cắt bỏ amidan sẽ được tiến hành trong những trường hợp như:

  • Viêm amidan tái phát quá thường xuyên (5 – 6 lần/năm)
  • Viêm amidan mủ kèm biến chứng
  • Viêm amidan mủ nghi ngờ ác tính hoặc gây nuốt vướng, hôi miệng
  • Amidan có kích thước lớn, dẫn đến ngủ ngáy, ngưng thở và cản trở ăn uống

Một số phương pháp loại bỏ amidan phổ biến hiện nay là: 

  • Phương pháp coblator
  • Phương pháp bóc tách bằng dao
  • Phương pháp sluder điện hoặc sluder thường
  • Phương pháp sử dụng dao mổ đơn cực và siêu âm

Tuy hiếm gặp nhưng các phụ huynh cần lưu ý, tiểu phẫu cắt bỏ amidan có thể dẫn đến một số rủi ro như: 

  • Chảy máu (đa số trường hợp là do bác sĩ cắt chưa đúng kỹ thuật)
  • Nhiễm trùng
  • Không thể cải thiện các triệu chứng viêm họng, viêm tai, viêm xoang…
  • Thay đổi giọng nói

Áp dụng các bài thuốc Đông y

Chữa bệnh bằng Đông y là giải pháp phù hợp đối với những trường hợp viêm amidan mủ ở trẻ em thể nhẹ. Bên cạnh công dụng đẩy lùi triệu chứng bệnh an toàn, hiệu quả, các bài thuốc Đông y còn bồi bổ cơ thể, cải thiện giấc ngủ, tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa bệnh tật.

Áp dụng các bài thuốc Đông y
Bên cạnh công dụng đẩy lùi triệu chứng bệnh an toàn, hiệu quả, các bài thuốc Đông y còn bồi bổ cơ thể, cải thiện giấc ngủ, tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa bệnh tật.

Theo quan niệm Đông y, viêm amidan mủ ở trẻ em xuất hiện khi nhiệt độc, phong hàn xâm nhập cơ thể, làm tổn thương tỳ, phế, gây hao tổn tân dịch, dẫn đến suy yếu chính khí. Do đó, để điều trị tận gốc căn bệnh này, cần:

  • Tán hàn, khu phong, thanh nhiệt, giải độc
  • Ôn phế, bổ thận, bổ tỳ
  • Hồi phục các tạng phủ bị tổn thương
  • Nuôi dưỡng chính khí, điều hòa âm dương

Dựa trên các nguyên tắc trên, bốn bài thuốc Đông y sau có thể nhanh chóng đẩy lùi triệu chứng, đồng thời giúp bé tăng cường sức khỏe. 

Bài thuốc số 1

  • Chuẩn bị 10g tảo hưu, 10g phòng phong, 10g xích thược, 10g bạch chỉ, 10g triết bối mẫu, 10g sơn đậu căn, 10g thiên hoa phấn, 10g kim ngân hoa, 3g cam thảo, 3g chế một dược, 3g chế nhũ hương. 
  • Sắc lấy nước, chia thành 2 phần bằng nhau, dùng hết trong ngày. Mỗi ngày uống 1 thang.

Bài thuốc số 2

  • Chuẩn bị 25g thục địa, 20g sơn dược, 15g mạch đông, 10g phục linh, 10g đan bì, 10g thạch hộc, 10g hoàng bá, 10g tri mẫu, 10g huyền sâm, 10g ngưu tất, 10g trạch tả, 10g địa cốt bì, 10g sơn thù du, 10g sơn từ cô. 
  • Sắc lấy nước, chia thành 3 phần bằng nhau, dùng hết trong ngày. Mỗi ngày uống 1 thang.

Bài thuốc số 3

  • Chuẩn bị 15g mạch đông, 15g huyền sâm, 15g sinh địa, 10g bạch thược, 10g thảo quả, 10g đan bì, 10g triết bối mẫu, 10g sơn từ cô, 6g bạc hà.
  • Sắc lấy nước, chia thành 3 phần bằng nhau, dùng hết trong ngày. Mỗi ngày uống 1 thang.

Bài thuốc số 4

  • Chuẩn bị 15g ngân hoa, 15g huyền sâm, 15g bồ công anh, 10g hoàng cầm, 10g liên kiều, 10 ngưu bàng tử, 10g cát cánh, 10g đại hoàng, 10g huyền minh phấn, 6g cam thảo, 6g mộc thông, 6g hoàng liên. 
  • Sắc lấy nước, chia thành 4 phần bằng nhau, dùng hết trong ngày. Mỗi ngày uống 1 thang.

Lưu ý:

  • Thời gian chữa bệnh viêm amidan mủ ở trẻ em có thể kéo dài 1 – 3 tháng. Do đó, cha mẹ cần kiên trì áp dụng các bài thuốc này cho con.
  • Bạn nên tìm mua các loại dược liệu trên từ các nhà thuốc Đông y uy tín, tránh dùng sản phẩm trôi nổi, kém chất lượng, không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. 
  • Hãy tham khảo ý kiến lương y trong quá trình điều trị cho bé theo phương pháp Đông y.

Tự điều trị tại nhà bằng mẹo dân gian

Các mẹo trị viêm amidan mủ ở trẻ em thường tận dụng dược tính của các loại thảo dược tự nhiên an toàn, quen thuộc. Vì vậy, phương pháp này ít gây tác dụng phụ. Phụ huynh có thể tham khảo một số bài thuốc sau:

Bài thuốc từ bột nghệ

  • Chuẩn bị 1 muỗng cà phê bột nghệ và 200 – 250ml sữa ấm
  • Hòa bột nghệ vào sữa, khuấy đều
  • Cho bé uống sữa 1 lần/ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ

Bài thuốc từ lá hẹ

  • Chuẩn bị 1 nắm lá hẹ và 3 muỗng cà phê đường phèn
  • Rửa sạch, cắt khúc lá hẹ rồi cho vào chén chưng với đường phèn trong 15 – 20 phút
  • Cho bé ngậm nuốt từ từ hỗn hợp trên cả nước lẫn cái
  • Thực hiện 2 – 3 lần/ngày trong vòng 1 tuần

Bài thuốc từ mật ong

  • Chuẩn bị 3 – 5 trái tắc (quất) xanh và 2 – 3 muỗng cà phê mật ong
  • Rửa sạch, cắt đôi trái tắc
  • Đem tắc và mật ong đi chưng trong vòng 15 – 20 phút
  • Cho bé ngậm nước chắt được từ hỗn hợp trên 3 lần/ngày, sau bữa ăn ít nhất 30 phút, trong nhiều ngày liên tục

Lưu ý:

  • Bạn không nên dùng mật ong để điều trị viêm amidan mủ cho trẻ dưới 12 tháng tuổi (tránh gây ngộ độc).

Bên cạnh đó, cha mẹ có thể cho bé uống nước ép rau diếp cá hoặc trà bạc hà mỗi ngày để giải độc, kháng viêm, tiêu sưng, thông xoang, giảm đau họng.

Trẻ bị viêm amidan có mủ phải làm sao?
Trà bạc hà rất tốt cho trẻ bị viêm amidan mủ.

Biện pháp chăm sóc và phòng tránh

Để giúp con em phục hồi nhanh chóng và ngăn ngừa viêm amidan mủ tái phát, phụ huynh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Thường xuyên vệ sinh răng miệng của trẻ, tập cho con thói quen đánh răng 2 lần/ngày và súc miệng với nước muối sinh lý.
  • Khi bé bị sổ mũi, nghẹt mũi, cha mẹ có thể khắc phục bằng cách dùng dụng cụ hút mũi để hút hết dịch nhầy trong cổ họng, sau đó vệ sinh họng thật kỹ bằng nước muối sinh lý. Điều này có tác dụng hạn chế sự sinh sôi, phát triển của vi khuẩn gây hại.
  • Thay vì cho bé xì mũi mạnh trong một lần bằng cả hai bên mũi, bạn nên dạy con cách xì mũi nhẹ nhàng từng bên mũi. Cách làm này có tác dụng phòng tránh nguy cơ mắc bệnh viêm tai giữa, đồng thời bảo vệ niêm mạc mũi.
  • Chú ý giữ ấm tay chân và vùng ngực của trẻ khi thời tiết thay đổi đột ngột. 
  • Phụ huynh nên sử dụng máy phun sương, máy tạo độ ẩm trong phòng của bé.
  • Thường xuyên lau chùi máy điều hòa nhằm loại bỏ các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn và bụi bẩn.
  • Không để trẻ dùng đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ, thức ăn lạnh, nước đá hay nước ngọt có ga.
  • Trang bị đầy đủ khẩu trang và các dụng cụ che chắn, bảo hộ khi bé ra ngoài.
  • Khuyến khích trẻ ăn uống điều độ, nghỉ ngơi hợp lý.
  • Dặn dò bé hạn chế vận động quá mạnh, không tiếp xúc với những người đang bị nhiễm khuẩn hoặc mắc các bệnh về tai – mũi họng cũng như tránh đến nơi ô nhiễm, khói bụi, đông người.
  • Đưa trẻ đi tiêm chủng, tái khám đúng hẹn, đồng thời thường xuyên kiểm tra sức khỏe tổng quát.

Với những thông tin hữu ích về bệnh viêm amidan mủ ở trẻ em trên, hy vọng các bậc phụ huynh có thể chủ động hơn trong việc phát hiện, xử lý và phòng ngừa tình trạng này ở con em của mình. Khi bé xuất hiện các triệu chứng bất thường, cha mẹ nên nhanh chóng đưa con đi thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Cùng chuyên mục

Điều trị viêm amidan khi mang thai

8+ Cách điều trị viêm amidan khi mang thai an toàn cho mẹ bầu

Trong giai đoạn thai kỳ, sức khoẻ của mẹ bầu thường không ổn định vì hệ miễn dịch suy giảm dẫn đến bà bầu mắc phải nhiều bệnh lý, trong...

Bị viêm amidan nên ăn gì, kiêng gì giảm đau, nhanh khỏi?

Chế độ dinh dưỡng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tiến triển của bệnh viêm amidan. Vì vậy ngoài điều trị y tế, nên bổ sung các...

Trẻ bị viêm amidan thường sốt mấy ngày, cần làm gì?

Sốt là tình trạng rất thường hay gặp phải ở những bệnh nhân mắc bệnh viêm amidan. Vậy trẻ bị viêm amidan thường sốt mấy ngày? Với căn bệnh này,...

Cách chữa viêm amidan bằng lá đinh lăng an toàn lành tính

Rất nhiều người trong dân gian sử dụng cách chữa viêm amidan bằng lá đinh lăng để cải thiện các triệu chứng ngứa rát, đau đớn, sưng tấy, nuốt nghẹn,…...

Mẹo dùng nước muối chữa viêm amidan đúng cách

Thực tế, rất nhiều người dùng nước muối chữa viêm amindan nhưng không phải ai cũng áp dụng đúng cách. Nước muối có tác dụng rất tốt trong việc chữa...

Cẩn trọng với các biến chứng do viêm amidan gây ra

Các biến chứng do viêm amidan gây ra khiến nhiều người vô cùng hoang mang, lo lắng. Với căn bệnh này, người bệnh nên sớm tiến hành thăm khám và...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn