Lưỡi trắng đau họng là dấu hiệu ung thư lưỡi?

Viêm họng mãn tính có nguy hiểm không? Bác sĩ nói gì?

Viêm mũi họng xuất tiết có nguy hiểm không? Điều cần biết

Viêm họng xung huyết – Nguy hiểm, dễ gây ung thư vòm họng

Viêm họng hạt có mủ – Hình ảnh, dấu hiệu nhận biết, điều trị

7 kẹo ngậm đau họng (dạng thuốc thảo dược) hiệu quả nhanh

Viêm họng mủ là gì, có tự khỏi không? Những thông tin cần biết

Đau rát cổ họng – Nguyên nhân và cách trị tự nhiên + Thuốc

Viêm họng ở trẻ em – Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị, phòng ngừa

Viêm họng kéo dài mãi không khỏi là do đâu? Làm sao khỏi?

Trẻ bị viêm họng nhưng không ho và cách chăm sóc, xử lý

Trẻ bị viêm họng nhưng không ho là bệnh lý khá phổ biến. Có những trường hợp bệnh sẽ tự khỏi nhưng cũng có trường hợp dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng về đường hô hấp. Vì vậy, bố mẹ cần hết sức lưu ý và không nên chủ quan trong trường hợp này để tránh gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm họng nhưng không ho

Theo lương y Đỗ Minh Tuấn – GĐ chuyên môn, truyền nhân đời thứ 5 nhà thuốc Đỗ Minh Đường, Thầy thuốc nam tiêu biểu 2020 cho biết, trẻ bị viêm họng nhưng không ho có thể liên quan đến một số vấn đề tiểm ẩn. Có thể kể đến một số nguyên nhân như:

Trẻ mắc hội chứng nhỏ giọt mũi sau

Hội chứng nhỏ giọt mũi sau là một triệu chứng khiến cho mũi của trẻ tiết chất nhầy chảy xuống phía sau cổ họng. Điều này khiến cho họng bị khô, tổn thương và dẫn đến viêm họng. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể là do thời tiết thay đổi, trẻ bị dị tật lệch vách ngăn mũi, mũi khô và dị ứng…

Lý do khiến trẻ bị viêm họng nhưng không ho
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị viêm họng nhưng không ho

Hội chứng này ngoài việc gây ra viêm họng ở trẻ thì nó cũng có thể gây ra một vài triệu chứng khác như:

  • Trẻ bị đau rát cổ họng
  • Thường xuyên thở bằng miệng
  • Có cảm giác buồn nôn khi chất dịch nhầy chảy vào cổ họng
  • Trẻ bị hôi miệng
  • Nghẹt mũi, khó thở
  • Khô miệng
  • Mệt mỏi, chán ăn, ngủ không ngon giấc

Những cơn đau họng thường xuất hiện vào buổi sáng sau khi trẻ ngủ dậy và giảm dần sau khi trẻ bú sữa hoặc ăn sáng xong.

Trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản

Chứng trào ngược dạ dày ở trẻ gây ra một loạt các triệu chứng như ợ hơi, ợ nóng, đầy bụng, khó tiêu…Tình trạng này xảy ra khi cơ co thắt thực quản dưới bị yếu đi và hoạt động không đúng chức năng của mình. Từ những lần trào ngược axit từ dạ dày lên miệng khiến cho cổ họng của trẻ bị tổn thương và dẫn đến viêm họng khi không được điều trị kịp thời.

Ngoại trừ việc khiến trẻ bị viêm họng nhưng không ho thì tình trạng trào ngược dạ dày gây ho cũng gây ra một số triệu chứng như:

  • Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua
  • Buồn nôn, nôn mửa
  • Khó nuốt thức ăn
  • Trẻ chán ăn
  • Đau rát, khô cổ họng

Trẻ bị viêm Amidan

Trẻ bị viêm Amidan là bệnh xảy ra rất thường xuyên ở trẻ xuất phát từ nguyên nhân nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus. Bệnh này gây ra rất nhiều triệu chứng, chúng xảy ra cùng một lúc khiến trẻ bị giảm sút sức khỏe:

  • Trẻ bị sốt
  • Đau họng dẫn tới viêm họng
  • Buồn nôn và nôn
  • Khàn giọng
  • Nghẹt mũi, chảy nước mũi
  • Trẻ bị hôi miệng
  • Quan sát thấy trong cổ họng trẻ xuất hiện các mảng màu vàng và màu trắng
  • Phát ban khắp cơ thể
  • Trẻ chán ăn, khó nuốt
  • Nổi hạch ở cổ và cảm giác đau ở quai hàm

Bệnh bạch cầu đơn nhân

Đây là bệnh nhiễm virus gây ra một loạt các triệu chứng như sốt, đau rát, viêm họng và nổi hạch. Bệnh này còn được gọi bệnh truyền nhiễm mono hoặc dân gian hay gọi là “bệnh hôn” vì nó thường lây qua việc tiếp xúc nước bọt, hắt hơi…

Vì vậy, đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị viêm họng nhưng không ho, kèm theo đó là một số triệu chứng như:

  • Mệt mỏi
  • Đau đầu, đau cổ họng
  • Sưng hạch bạch huyết
  • Amidan bị sưng và có lớp phủ màu trắng hoặc vàng
  • Sốt cao
  • Ăn không ngon, ngủ không yên
  • Đau nhức các cơ bắp thịt
  • Trẻ bị phát ban
  • Khó thở, tức ngực
  • Hay đổ mồ hôi, nhất là vào ban đêm

Áp xe quanh Amidan

Dấu hiệu trẻ bị viêm họng nhưng không ho
Nên đưa trẻ đi khám bệnh tại các cơ sở y tế sẽ giúp việc chữa bệnh an toàn và hiệu quả hơn

Áp xe quanh Amidan là một trong những biến chứng của bệnh viêm họng liên cầu khuẩn hoặc viêm amidan. Tình trạng này gây ra nhiễm khuẩn nghiêm trọng và hình thành một túi đầy mủ nằm gần amidan.

Một số các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh áp xe quanh amidan nhưs

Các dấu hiệu phổ biến khi trẻ bị áp xe quanh Amidan bao gồm:

  • Trẻ bị viêm họng nhưng không ho
  • Trẻ bị nhiễm trùng ở một hoặc cả hai bên amidan
  • Sốt, có cảm giác ớn lạnh
  • Gặp khó khăn trong việc mở lớn miệng
  • Khó nhai nuốt thức ăn
  • Nuốt nước bọt khó khăn
  • Mặt và cổ sưng phù
  • Đau đầu, nhức mỏi
  • Nghẹt mũi, giọng khàn đặc
  • Nổi hạch ở cổ, hàm và thường chỉ đau khi chạm vào.
  • Đau tai cùng bên với bên bị đau họng

ĐỌC NGAY: DỨT ĐIỂM viêm amidan không cần cắt nhờ bài thuốc được chuyên gia khuyên dùng

Trẻ bị viêm họng nhưng không ho có nguy hiểm không?

Trên thực tế, ho là một phản xạ có lợi cho cơ thể của chúng ta. Hoạt động này nhằm đẩy các vật thể lạ nằm trong cổ họng như đờm, dị vật ra khỏi bên ngoài, từ đó loại bỏ các yếu tố gây kích thích niên mạc họng.

Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh thắc mắc không biết vì sao trẻ bị viêm họng nhưng lại không có dấu hiệu ho. Tình trạng này có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia thì nếu đúng là trẻ bị viêm họng thì việc trẻ không ho là tình trạng rất bình thường. Bởi có rất nhiều những triệu chứng khác của bệnh viêm họng ngoại trừ ho như đau rát cổ họng, sốt, nuốt đau…

Vì vậy, nếu trẻ bị viêm họng nhưng không ho mà xuất hiện các triệu chứng khác là điều hoàn toàn bình thường và không đáng lo ngại. Các bậc phụ huynh không cần phải quá lo lắng vì ho hay không ho không phải điều kiện để chẩn đoán bệnh cũng như mức độ nặng nhẹ của bệnh, nó chỉ là một triệu chứng kèm theo mà thôi.

Điều mà các bậc phụ huynh cần quan tâm ở đây đó là trẻ có bị sốt không, sốt cao hay nhẹ, sốt liên tục hay không, trẻ có ăn uống được hay không, có bị đau họng không, có bị nôn không…Lúc này nếu không chắc chắn có thể kiểm soát được tình trạng sức khỏe của trẻ thì tốt nhất bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để khám và có cách khắc phục nhanh chóng.

Cách điều trị trẻ bị viêm họng nhưng không ho

Trẻ bị viêm họng nhưng không ho là tình trạng thường xuyên xảy ra, vì vậy bệnh cũng có cơ chế tự khỏi trong vài ngày mà không cần phải điều trị. Tuy nhiên, nếu tình trạng này có liên quan đến một số bệnh lý nghiêm trọng thì cần phải thăm khám và có phương pháp điều trị đúng cách.

Việc điều trị cho trẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng sức khỏe hiện tại, độ tuổi cũng như mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Dựa vào các cơ sở này, bác sĩ sẽ chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Cụ thể một số phương pháp điều trị như:

Các cách chăm sóc trẻ ngay tại nhà

Trường hợp tình trạng viêm họng của trẻ không phải do nhiễm trùng, không quá nghiêm trọng thì bố mẹ có thể chăm sóc cho trẻ ngay tại nhà. Một số bước thực hiện như sau:

Cách khắc phục trẻ bị viêm họng nhưng không ho
Tùy vào tình trạng sức khỏe và mức độ của bệnh mà sẽ có các cách khắc phục khác nhau
  • Cho trẻ uống càng nhiều nước càng tốt. Vì nước sẽ giúp làm ẩm cổ họng của trẻ và bù lại lượng nước đã mất do bị sốt.
  • Thường xuyên súc miệng bằng nước muối để diệt khuẩn cổ họng.
  • Cho trẻ nghỉ ngơi nhiều, ngủ nhiều để tái tạo năng lượng, tránh tình trạng suy nhược cơ thể.
  • Súc miệng bằng nước muối ấm để làm sạch cổ họng.
  • Cho trẻ nghỉ ngơi nhiều để tránh suy nhược cơ thể.
  • Nên dùng máy tạo độ ẩm không khí trong phòng ngủ của trẻ để tránh gây khô mũi, kích ứng đến cổ họng của trẻ.
  • Nếu trẻ bị đau họng thì có thể cho trẻ uống trà chanh mật ong để cải thiện tình trạng này. Lưu ý trẻ dưới 1 tuổi không được sử dụng mật ong vì sẽ gây ngộ độc.
  • Giữ trẻ khỏi các nguyên nhân gây dị ứng như thay đổi thời tiết, lông chó mèo, bụi bặm…

Cho trẻ sử dụng thuốc điều trị viêm họng không ho

Một trong những cách khắc phục tình trạng viêm họng cần thiết mà hầu hết các trường hợp trẻ bị viêm họng nhưng không ho cần phải thực hiện đó là uống thuốc. Bác sĩ có thể sẽ kê một số loại thuốc như:

  • Thuốc kháng axit để cải thiện các triệu chứng nếu tình trạng viêm họng có liên quan đến trào ngược axit dạ dày.
  • Thuốc chống dị ứng theo toa thông qua đường uống, tiêm hoặc xịt nếu bé bị viêm họng do dị ứng, đặc biệt là dị ứng theo mùa.
  • Thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng có liên quan đến viêm Amidan.
  • Thuốc Steroid để giảm đau và sưng.

Đối với tình trạng áp xe quanh Amidan, bác sĩ có thể đề nghị cho bé nhập viện để theo dõi và sử dụng thuốc kháng sinh thông qua đường tiêm tĩnh mạch. Trong một số trường hợp, bé có thể cần phẫu thuật để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

MÁCH MẸ: MẸO chữa viêm họng cho bé KHÔNG dùng kháng sinh cực hay

Hết ngay viêm họng cho bé bằng bài thuốc thảo dược quý

Một số mẹo chăm sóc tại nhà chỉ có thể giúp bé vệ sinh cổ họng, giảm đau rát chứ không điều trị dứt điểm bệnh. Bên cạnh đó, thuốc tây chữa bệnh hiệu quả nhanh nhưng dễ để lại tác dụng phụ khiến hệ miễn dịch của bé suy giảm, ảnh hưởng sức khỏe về sau, đặc biệt với bé dưới 5 tuổi lại càng đáng quan ngại, phẫu thuật khiến bé phải chịu đau đớn trong thời gian dài… Đâu mới là giải pháp tốt nhất?

Để giúp các mẹ không còn lo lắng, chuyên gia trong chương trình “Khỏe thật đơn giản: Bệnh viêm họng hạt” – VTV2 đã mang đến bài thuốc chữa bệnh thuần tự nhiên, kết hợp hơn 50 vị dược liệu quý hàng đầu nước ta. Đó là bài thuốc nam gia truyền 150 năm của nhà thuốc Đỗ Minh Đường. 

[XEM CHI TIẾT] VTV2 giới thiệu bài thuốc nam BÍ TRUYỀN chữa viêm họng – viêm amidan cực hay

Theo chúng tôi tìm hiểu, đây là bài thuốc ra đời từ hơn 1 thế kỷ trước, đến nay được các chuyên gia hàng đầu tại nhà thuốc Đỗ Minh Đường nghiên cứu phát triển thêm nhằm gia tăng hiệu quả điều trị. Bài thuốc của dòng họ Đỗ Minh “vượt mặt” hàng trăm phương pháp chữa bệnh viêm họng, viêm amidan khác bởi 2 điểm cực kỳ quan trọng: 

  • Nguyên lý chữa bệnh: Với nguyên tắc điều trị từ GỐC đến NGỌN, bài thuốc được điều chế liệu trình “2 trong 1”, vừa điều trị từ căn nguyên gây bệnh, vừa hỗ trợ bổ cơ thể, khắc phục tổn thương do viêm nhiễm và nâng cao thể trạng cho bé. Các chuyên gia đánh giá hiệu quả vừa chữa, vừa phòng này của bài thuốc viêm họng Đỗ Minh là cơ chế toàn diện, hoàn hảo nhất từ trước đến nay, rất thích hợp dùng cho trẻ nhỏ. 

ĐỌC NGAY: Bài thuốc viêm họng Đỗ Minh – Liệu pháp từ thiên nhiên dành cho mọi người

Bài thuốc nam gia truyền chữa viêm họng Đỗ minh Đường
Bài thuốc nam gia truyền chữa viêm họng Đỗ minh Đường
  • Ưu tiên tính an toàn: Mẹ không cần lo lắng con gặp tác dụng phụ, kích ứng, mẩn ngứa hay khó chịu khi dùng thuốc nữa bởi bài thuốc nam của dòng họ Đỗ Minh chiết xuất 100% từ thảo dược nước Nam mình. Nhiều thành phần trong đó là kháng sinh thực vật hoặc cây thuốc bồi bổ sức khỏe tự nhiên. Đồng thời, nhà thuốc Đỗ Minh Đường còn chủ động tự ươm trồng những cây thuốc này để đảm bảo sự an toàn tuyệt đối cho người bệnh (Xem chi tiết TẠI ĐÂY). Không chỉ trẻ nhỏ, mẹ bầu, phụ nữ cho con bú hay người già cũng có thể yên tâm về sự lành tính của thuốc nam dòng họ Đỗ Minh.

[XEM NGAY] Cả mẹ và con cùng khỏi viêm họng nhờ thuốc nam Đỗ Minh Đường

Hiện nay, bài thuốc được tối ưu điều chế thành dạng cao cô đặc, mẹ không cần mất nhiều thời gian đun sắc thuốc cho bé. Bài thuốc có mùi thơm nhẹ thảo dược cũng rất dễ chịu, khiến bé không nôn trớ khi dùng.

Không chỉ đài truyền hình VTV2, đã có rất nhiều trang báo uy tín cũng đã đưa tin giới thiệu bài thuốc này. Để nhận được phác đồ điều trị cho bé hiệu quả nhất, cha mẹ hãy liên hệ ngay đến nhà thuốc Đỗ Minh Đường theo:

Một số cách ngăn ngừa tình trạng trẻ bị viêm họng nhưng không ho

Mặc dù không có biện pháp cụ thể để phòng ngừa tuyệt đối viêm họng ở trẻ. Tuy nhiên, cha mẹ và người chăm sóc có thể phòng ngừa viêm họng ở trẻ bằng một số phương pháp sau:

  • Bảo vệ trẻ khỏi những tác nhân gây bệnh như môi trường ô nhiễm, thay đổi thời tiết, những người bị cảm cúm, cảm lạnh…
  • Nên cho trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn, không nên cho trẻ đến trường khi trẻ bị viêm họng.
  • Nhắc nhở trẻ rửa tay thật kỹ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Có chế độ ăn uống khoa học, cho trẻ vận động để nâng cao sức khỏe của trẻ.

Một số cách dân gian trị viêm họng cho trẻ

Bên cạnh việc dùng thuốc và các cách khắc phục tại nhà thì bố mẹ cũng có thể áp dụng một số cách dân gian trị viêm họng cho trẻ như:

Tắc chưng đường phèn

Chuẩn bị 5 – 7 quả tắc, cắt thành từng lát mỏng vừa cho vào tô chung với 3 muỗng đường phèn. Mang đi hấp cách thủy cho đến khi đường tan hết thì tắt bếp. Để nguội thì cho trẻ ăn dần, mỗi ngày nên ăn khoảng 3 – 4 lần, mỗi lần 2 – 3 thìa café là được.

Húng chanh, lá hẹ

Chuẩn bị: 1 nắm hẹ nhỏ, khoảng 25 lá húng chanh, 2 – 3 lát gừng, 5 trái tắc và 3 muỗng đường phèn.

Cách thực hiện rất đơn giản, chỉ cần cho tất cả các nguyên liệu gồm lá húng chanh, hẹ và gừng vào máy xay cùng 200ml nước. Sau khi có hỗn hợp xay nhuyễn thì cho ra tô và cho đường phèn, tắc thái mỏng vào đem đi hấp cách thủy. Hấp khoảng 30 phút cho đường tan hết thì bỏ phần bã, lấy nước cho trẻ uống ngày 3 – 4 lần.

Mật ong chanh đào

Mật ong có tính sát khuẩn rất tốt, có vị ngọt và giúp làm dịu các cơn đau họng rất hiệu quả. Khi mật ong kết hợp với chanh sẽ giúp chống khuẩn, kháng viêm cổ họng của trẻ nhỏ rất tốt. Tuy nhiên, bố mẹ cần lưu ý chỉ sử dụng mật ong cho những trẻ trên 1 tuổi, vì trẻ dưới 1 tuổi sử dụng mật ong có thể gây ra ngộ độc.

Cho trẻ súc miệng bằng nước muối

Mỗi ngày bố mẹ hãy nhắc nhở trẻ súc miệng bằng nước muối loãng để làm sạch cổ họng. Đây là cách vừa đơn giản vừa ít tốn kém nhưng lại vô cùng hiệu quả. Một ngày trẻ nên súc miệng từ 5 – 7 lần bằng nước muối loãng nồng độ 5%, có thể tự pha tại nhà hoặc mua tại các tiệm thuốc tây.

Trẻ nhỏ bị bệnh thường có biến chứng hay diễn biến bệnh nhanh, vì vậy trong hầu hết các trường hợp tình trạng trẻ bị viêm họng nhưng không ho có thể tự cải thiện trong vòng 7 – 10 ngày tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và tình trạng sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, hãy có cách chăm sóc trẻ an toàn, tốt nhất là đưa trẻ đến bệnh viện nhi khoa để được tư vấn và điều trị phù hợp.

Có thể bạn quan tâm:

Cùng chuyên mục

Mật ong thường được sử dụng để chữa khàn tiếng

Cách chữa khàn tiếng bằng mật ong nhanh chóng dễ làm

Dùng mật ong chữa khàn tiếng được nhiều người ưa chuộng từ xưa đến nay vì tính hiệu quả cao mà cách làm lại đơn giản. Có thể sử dụng...

Viêm họng hạt có nên đốt không? Giá bao nhiêu?

Bị viêm họng hạt có nên đốt không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Theo các bác sĩ Tai mũi họng, đốt viêm họng hạt có thể loại bỏ...

Trẻ bị viêm họng sốt mấy ngày và khi nào cần khám?

Viêm họng khiến cho cổ họng của trẻ bị sưng đỏ, niêm mạc họng nhanh chóng bị dày lên kèm theo triệu chứng sốt, đầu đầu, hắt hơi, ngạt mũi,......

Bị ngứa họng nên ăn gì, tránh gì cho nhanh hết?

Ngoài chức năng thở và phát âm, cổ họng còn có vai trò nuốt và vận chuyển thức ăn xuống cơ quan tiêu hóa. Do đó bên cạnh các biện...

Viêm họng mãn tính là gì? Có chữa được không ?

Viêm họng mãn tính là tình trạng niêm mạc họng bị viêm trong thời gian dài do dị ứng, nhiễm trùng hoặc ảnh hưởng của một số bệnh lý như...

Nước uống quả la hán ngoài việc trị ho thì còn có thể giải khát, dùng làm nước uống hằng ngày

Dùng quả la hán trị ho, viêm họng sẽ khiến bạn bất ngờ

Quả la hán có công dụng trị ho, viêm họng do nhiệt, ngoài ra quả la hán còn làm mát phổi, tiêu đờm, chỉ khát, trị táo bón…Dùng nước uống...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn