Top 8 Sữa Tăng Cân Cho Bé được lựa chọn nhiều nhất hiện nay

Mẹ bị dọa sảy thai nên ăn gì để phôi thai bám chắc vào tử cung?

Axit folic là gì? Vì sao cần bổ sung Axit folic khi mang thai?

9 Cách trị hôi nách sau sinh siêu đơn giản mẹ nên bỏ túi

Cách tắm, vệ sinh cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn đúng cách

Chiếu đèn vàng da cho trẻ sơ sinh: Quy trình và chi phí

Mang thai uống nước dừa có được không? Uống bao nhiêu thì tốt?

Top 7+ Thuốc nhỏ mắt cho trẻ sơ sinh an toàn được nhiều mẹ tin dùng

Cách vệ sinh mắt, mũi, tai cho trẻ sơ sinh an toàn mẹ nên biết

Xét nghiệm Double test là gì? Có cần thiết không? Giá bao nhiêu?

Trẻ sơ sinh ra nhiều mồ hôi tay chân là bị gì?

Trẻ sơ sinh ra nhiều mồ hôi tay chân là một hiện tượng thường gặp, không gây ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe của bé. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cũng nên tìm hiểu và có biện pháp ngăn chặn kịp thời để tình trạng không biến chứng nặng hơn.

Trẻ sơ sinh ra nhiều mồ hôi tay chân là bị gì?

Theo nghiên cứu, việc đổ mồ hôi tay chân ở trẻ, nhất là trẻ sơ sinh là một hiện tượng không đáng lo ngại và sẽ dần hết khi bé lớn lên. Tuy nhiên đây cũng là dấu hiệu cho thấy hệ thần kinh thực vật của bé đang bị rối loạn.

Còn đối với Đông y, chứng ra mồ hôi tay chân nhiều của trẻ sơ sinh là một trong những dấu hiệu của bệnh phong thấp. Cũng bởi vì các dây thần kinh ở tay chân bé bị tắc nghẽn làm cho mồ hôi đổ ra nhiều hơn.

Trẻ sơ sinh ra nhiều mồ hôi tay chân
Trẻ sơ sinh ra nhiều mồ hôi tay chân là do cảm xúc ảnh hưởng

Nếu trẻ sơ sinh có hiện tượng đổ nhiều mồ hôi tay chân cũng là một dấu hiệu cho biết cơ thể bé đang gặp một số yếu tố tác động như:

  • Do vị giác
  • Do di truyền
  • Do bé quá hiếu động, hoạt động chân tay nhiều
  • Do cảm xúc: tình trạng trẻ bị căng thẳng, khó chịu cũng ảnh hưởng đến tuyến mồ hôi.
  • Do ảnh hưởng thời tiết: thời tiết lạnh là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến triệu chứng ra mồ hôi tay chân ở trẻ.

Biểu hiện khi trẻ sơ sinh ra mồ hôi tay chân

Khi khí hậu lạnh sẽ dễ thấy được tình trạng ra mồ hôi nhiều ở tay và chân của bé. Hoặc nếu bé quá căng thẳng cũng làm ảnh hưởng đến tuyến mồ hôi. Có nhiều trường hợp mồ hôi các bé chảy thành từng giọt như vừa rửa tay, chân xong.

Khi bé bị ra mồ hôi tay chân nhiều sẽ có cảm giác lạnh hơn. Biểu hiện dễ nhận biết khi bệnh trở nặng là hiện tượng trẻ toát mồ hôi liên tục không tự chủ được.

Trẻ sơ sinh ra nhiều mồ hôi tay chân
Dấu hiệu nhận biết khi trẻ sơ sinh ra nhiều mồ hôi tay chân

Ở một số trường hợp nặng, trẻ sơ sinh không những ra mồ hôi ở tay và chân mà còn xuất hiện mồ hôi ở các vùng như đầu, lưng, mông, gáy,….Kèm theo triệu chứng ra mồ hôi tay chân, bố mẹ còn sẽ thấy một số hiện tượng đi cùng là trẻ hay giật mình khi ngủ hoặc rụng tóc sau.

Cách khắc phục trẻ sơ sinh ra nhiều mồ hôi tay chân

Theo các chuyên gia khoa nhi khuyên bố mẹ không nên quá lo lắng về tình trạng ra nhiều mồ hôi tay chân ở trẻ sơ sinh vì khi bé lớn hơn bệnh sẽ tự khỏi. Tuy nhiên các bậc phụ huynh cũng nên khắc phục tình trạng này bằng một số cách sau:

Sử dụng trà đen:

Trà đen là một nguyên liệu tự nhiên có chứa nhiều acid tannic giúp ngăn chặn tình trạng ra mồ hôi tay chân ở trẻ sơ sinh. Trà đen có tác dụng se khít lỗ chân lông, ngăn chặn mồ hôi ra nhiều và hỗ trợ điều hòa tuyến mồ hôi của trẻ.

  • Cách 1: Sử dụng 3-4 túi trà đen hãm với nước ấm khoảng 5 phút. Sau đó, ngâm tay chân cho trẻ từ 15-30 phút.
  • Cách 2: Sử dụng 1-2 túi trà đen cho vào nước ấm. Sau đó cho vào lòng bàn tay, bàn chân của trẻ. Sau khoảng 15-20 phút thì dùng khăn mềm lau khô tay chân.

Sử dụng nước cà chua:

Cà chua có chứa một lượng lớn natri có tác dụng hạn chế tuyến mồ hôi tiết ra. Ngoài ra, nước cà chua còn có công dụng làm mát, se khít lỗ chân lông, làm mềm và mịn da cho trẻ.

Trẻ sơ sinh ra nhiều mồ hôi tay chân
Nước cà chua là biện pháp chữa chứng ra mồ hôi tay chân tốt cho trẻ
  • Cách 1: Dùng 1 quả cà chua, rửa sạch và cắt thành từng lát mỏng. Dùng từng lát cà chua thoa nhẹ nhàng lên tay và chân bé trong vòng 15 phút. Rồi rửa lại tay cho bé thật sạch. Mỗi ngày thực hiện từ 1-2 lần giúp tình trạng đổ mồ hôi tay chân của bé được cải thiện.
  • Cách 2: Rửa sạch 1 -2 quả cà chua và bỏ hết hạt bên trong. Sau đó ép lấy nước cà chua. Dùng nước này thoa nhẹ nhàng lên tay và chân của bé trong 15 phút và rửa sạch lại. Hoặc có thể cho bé uống trực tiếp nước cà chua.

Lưu ý: Tùy vào tháng tuổi của trẻ mà cha mẹ nên sử dụng liều lượng cho phù hợp để không bị ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ.

Sử dụng lá lốt:

Lá lốt cũng là một lựa chọn tốt cho bé khi điều trị chứng ra mồ hôi tay chân. Sử dụng cả cây và rễ nằm trên mặt đất của lá lốt. Rửa sạch, sau đó đun với nước sôi khoảng 15 phút. Để nước nóng vừa phải, tiếp đó lấy một tấm lưới phủ lên trên thay cho nắp nồi, rồi xong tay và chân cho bé. Xông cho đến khi nước lá lốt nguội dần thì có thể ngâm tay và chân của bé vào. Thực hiện cả xông và ngâm trong khoảng 30 phút. Duy trì 1 lần/ ngày.

Sử dụng muối:

Muối không chỉ là gia vị cho những món ăn hàng ngày mà còn giúp chữa ra mồ hôi tay chân chực đơn giản và hiệu quả.

Pha theo tỷ lệ 1 thìa muối hạt + 1 bát nước sôi + 3 bát nước lạnh, sau đó ngâm bàn tay, bàn chân của bé trong khoảng 10-15 phút. Ngoài ra, bạn có thể thêm vào đó một ít xác trà xanh. Mỗi ngày chỉ nên ngâm cho bé từ 1 đến 2 lần.

Trẻ sơ sinh ra nhiều mồ hôi tay chân
Chữa chứng ra mồ hôi tay chân bằng muối hiệu quả

Sử dụng cồn y tế:

Phương pháp này có tác dụng thu nhỏ lỗ chân lông và hạn chế tiết mồ hôi cho bé. Bạn chỉ cần dùng một cái bông gòn hoặc tăm bông thấm cồn y tế và lau lên tay chân cho trẻ. Tuy nhiên để áp dụng biện pháp này bố mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng cho trẻ.

Bổ sung nhiều thực phẩm chứa vitamin B và magie:

Theo chuyên gia cho biết, vitamin B có tác dụng vượt trội trong việt kiểm soát nhiệt độ cơ thể. Kèm theo đó, magie cũng có công dụng hạn chế mồ hôi ở tay chân.

Mẹ và bé nên bổ sung thêm các thực phẩm như: trứng, đậu phụ, rau xanh, bơ, chuối, sữa đậu nành, hạnh nhân,…..Hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều i-ốt như: gan, gà tây, thịt bò, bông cải xanh,….

Nhìn chung, tình trạng ra nhiều mồ hôi tay chân ở trẻ sơ sinh không quá nguy hiểm và có thể khắc phục được. Tuy nhiên, nếu phụ huynh thấy bé có kèm theo một số triệu chứng khác thì nên đến ngay cơ sở y tế gần như để chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời cho trẻ.

Cùng chuyên mục

Phân biệt vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh

Phân biệt vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh

Vàng da là hiện tượng thường gặp trong những ngày đầu đời của trẻ sơ sinh, xuất hiện khi lượng bilirubin trong máu bé tăng cao. Theo ước tính, có...

Khi nào cần bổ sung vitamin C cho trẻ? Bao nhiêu là đủ?

Khi nào cần bổ sung vitamin C cho trẻ? Bao nhiêu là đủ?

Khi nào cần bổ sung vitamin C cho trẻ, dùng bao nhiêu là đủ là thắc mắc chung của nhiều bậc phụ huynh trong quá trình chăm sóc con cái....

Siêu âm đo độ mờ da gáy có công dụng gì?

Siêu âm đo độ mờ da gáy có công dụng gì? Nên đo ở tuần thứ mấy?

Siêu âm đo độ mờ da gáy là phương pháp sàng lọc trước sinh giúp các các mẹ bầu kiểm tra được mức độ dị tật của thai nhi ngay...

Đo độ mờ da gáy chi phí bao nhiêu? Bao lâu có kết quả?

Trong quá trình thai kỳ, mẹ bầu cần phải đo độ mờ da gáy để xác định tình trạng thai nhi có mắc hội chứng Down hay dị tật bẩm...

Chiếu đèn điều trị vàng da cho bé khi nào?

Bé bị vàng da chiếu đèn bao lâu? Có ảnh hưởng gì không?

Bé bị vàng da chiếu đèn trong bao lâu là thắc mắc của nhiều bà mẹ. Vàng da là tình trạng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh. Nó có...

Trẻ sơ sinh bị vàng da: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Trẻ sơ sinh bị vàng da: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Trẻ sơ sinh bị vàng da là hiện tượng khá phổ biến. Thông thường, tình trạng này sẽ biến mất sau đó từ 1 - 2 tuần. Tuy nhiên, mẹ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn