Bệnh viêm xoang nên kiêng ăn gì, bổ sung gì nhanh khỏi?

Cắt amidan bao lâu thì xong, có phải nằm viện?

Sau khi cắt amidan: Cách chăm sóc, theo dõi, kiêng kỵ

Bị viêm amidan hốc mủ có nên cắt không, khi nào?

Lưỡi trắng đau họng là dấu hiệu ung thư lưỡi?

Cà độc dược chữa viêm xoang được không, có an toàn?

Viêm xoang mũi dị ứng: Cách nhận biết & chữa trị

Bệnh viêm Amidan mãn tính có chữa được không?

12 Cách chữa viêm xoang bằng thuốc nam hiệu quả (cây quanh nhà)

Viêm họng mãn tính có nguy hiểm không? Bác sĩ nói gì?

Tự pha nước muối rửa mũi và những điều cần lưu ý

Nước muối có tác dụng rất tốt trong việc tiêu diệt các loại vi khuẩn, loại bỏ bụi bẩn và cải thiện các bệnh lý ở mũi. Việc tự pha nước muối rửa mũi đã được áp dụng phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng thực hiện đúng cách. Một số hướng dẫn dưới đây sẽ giúp bạn có thể pha được dung dịch nước muối rửa mũi đáp ứng tiêu chuẩn.

Tự pha nước muối rửa mũi
Rất nhiều người tự pha nước muối rửa mũi

Cách tự pha nước muối rửa mũi

Hiện tại, nước muối sinh lý Natri Clorid 0,9% đang được bán rất phổ biến trên thị trường. Với mức chi phí khá rẻ, bạn có thể sở hữu chai nước muối sinh lý vệ sinh vùng mũi. Thực tế, không ít người đã tự pha nước muối rửa mũi ở nhà để dễ dàng sử dụng. Với loại nước muối này, bạn phải thực hiện đúng các tỉ lệ mới có thể đạt được hiệu quả như mong muốn. Dưới đây là cách tự pha nước muối rửa mũi, mọi người có thể tham khảo.

+ Chuẩn bị: Nước (1 lít), Muối hạt (9 g), khăn mỏng

+ Cách thực hiện như sau:

  • Trước hết, bạn cần phải vệ sinh tay sạch sẽ. Đồng thời tiến hành sát khuẩn các dụng cụ thực hiện như lọ, bình đong, thìa,… Bạn chỉ cần chần chúng qua nước sôi và để ráo nước.
  • Với muối, bạn có thể mua ở cửa hàng tạp hóa (muối hạt không phải muối iot). Tiếp đến, bạn hòa 9 g muối ăn (khoảng 2 muỗng cà phê) pha cùng với 1 lít nước (đã đun sôi để nguội).
  • Sau đó, bạn dùng một chiếc khăn mỏng, sạch lọc nước một lần để dung dịch không còn cặn.
  • Tiếp đến, bạn đựng nước muối sinh lý vừa tạo được trong các chiếc lọ. Với dung dịch này, bạn chỉ nên sử dụng khoảng 2 ngày sau khi mở nắp.
  • Bạn chiết nước muối sinh lý qua các lọ nhỏ và dùng dần. Mỗi lần làm, bạn chỉ dùng được trong 15 ngày.

+ Cách bảo quản nước muối sinh lý:

  • Mọi người cần phải bảo quản nước muối sinh lý ở môi trường thoáng mát, tuyệt đối không được bỏ vào tủ lạnh. Tốt nhất, bạn nên để trong nhà tắm, cạnh chỗ súc miệng.
  • Bạn nên sử dụng lọ nhỏ để chứa nước muối sinh lý để sử dụng trong 2 ngày, không nên dùng lọ lớn. Sau khi dùng, bạn cần phải vệ sinh lọ để tránh tình trạng bị nhiễm khuẩn.

Tự pha nước muối rửa mũi có tác dụng gì?

Mũi chính là cửa ngõ của cơ quan hô hấp, giúp đón không khí, tiếp nhận oxy, mùi hương, duy trì sự sống. Hàng ngày, con người sẽ tiếp xúc với rất nhiều bụi bẩn, vi khuẩn. Các tác nhân này sẽ xâm nhập cơ thể thông qua mũi và tấn công vào các cơ quan bên trong gây viêm nhiễm, tổn thương niêm mạc. Chính vì vậy, sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi là rất cần thiết. Tự pha nước muối rửa mũi sẽ có những tác dụng vượt trội như sau.

Tự pha nước muối rửa mũi
Nước muối có khả năng loại bỏ bụi bẩn bên trong khoang mũi.
  • Làm sạch các khoang mũi, loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn ra khỏi khoang mũi
  • Hỗ trợ điều trị các bệnh lý như viêm xoang, viêm mũi dị ứng
  • Sát khuẩn, ngăn ngừa tình trạng sưng viêm, ngứa rát ở mũi
  • Bảo vệ vùng mũi trước các tác nhân bên ngoài tấn công

Tự pha nước muối rửa mũi – Nên hay không?

Hiện nay, việc tự pha nước muối rửa mũi đã không còn quá xa lạ với nhiều người. Dung dịch nước muối vừa tạo được (1 lít nước và 9 g muối) tương đương với lượng muối trong cơ thể. Chính vì vậy, nếu bạn sử dụng thường xuyên sẽ không tốt cho sức khỏe. Các chuyên gia sức khỏe cho biết, mọi người nên sử dụng nước muối sinh lý được bán ở hiệu thuốc tây thay vì tự pha nước muối rửa mũi tại nhà.

Bên cạnh đó, việc tự pha nước muối rửa mũi sẽ không đảm bảo sát khuẩn hoàn toàn. Các dụng cụ người thực hiện sử dụng không hợp vệ sinh, có thể bị nhiễm khuẩn. Nếu bạn sử dụng, vi khuẩn sẽ nhanh chóng tấn công và gây hại cho hệ hô hấp. Nếu dùng trong thời gian dài sẽ gây nguy hiểm cho vùng mũi.

Ngoài ra, tự pha nước muối rửa mũi không đảm bảo việc bạn cân đo chính xác tỷ lệ muối và nước lọc. Nước muối tự pha chỉ có tác dụng sát khuẩn nếu bạn pha đúng các tỉ lệ. Nếu cao hơn hoặc thấp hơn 0,9%, nước muối có thể làm tổn thương niêm mạc mũi, khiến vùng mũi bị tổn thương nghiêm trọng.

Mặc dù nước muối sinh lý có tác dụng sát khuẩn, chữa trị bệnh nhưng bệnh nhân không được lạm dụng. Việc sử dụng nước muối sinh lý nhiều lần/ ngày trong thời gian dài sẽ không tốt cho sức khỏe, có thể khiến cho niêm mạc mũi bị tổn thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn coonga và gây bệnh. Do đó, người bệnh chỉ nên rửa mũi 1 – 2 lần/ ngày để giúp làm sạch các bụi bẩn, dịch nhầy và vi khuẩn ở vùng mũi.

Lưu ý khi tự pha nước muối rửa mũi

Để vệ sinh vùng mũi, sát khuẩn, người bệnh có thể sử dụng nước muối sinh lý. Việc sử dụng nước muối tự pha chỉ nên thực hiện trong trường hợp cần thiết. Khi tự pha nước muối rửa mũi, mọi người nên chú ý một số vấn đề sau.

Tự pha nước muối rửa mũi
Người bệnh nên mua nước muối sinh lý để đảm bảo an toàn cho bản thân.
  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi thực hiện, không phải trường hợp nào, người bệnh cũng có thể sử dụng nước muối tự pha.
  • Vệ sinh vùng mũi đúng cách theo đúng các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Không nên lạm dụng rửa nước muối sinh lý hoặc nước muối tự pha quá nhiều
  • Khi thực hiện cần đảm bảo vệ sinh các chai lọ và dụng cụ sạch sẽ
  • Trong quá trình sử dụng nếu nhận thấy bản thân có các triệu chứng bất thường như ngứa ngáy, khó chịu, đau rát, chảy máu vùng mũi,… bạn cần phải báo ngay với bác sĩ chuyên khoa để có hướng xử lý kịp thời.
  • Với trẻ nhỏ và người cao tuổi cần thận trọng khi tự pha nước muối rửa mũi chữa trị bệnh

Tự pha nước muối rửa mũi tại nhà sẽ rất dễ gây ra những hậu quả đáng tiếc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bệnh nhân. Thay vì tự pha nước muối, người bệnh có thể đến các nhà thuốc uy tín để mua nước muối sinh lý đã được kiểm định chất lượng để đảm bảo an toàn cho bản thân, tránh tình trạng nhiễm trùng, kích ứng mũi. Đây là cách tốt nhất để người bệnh có thể bảo vệ sức khỏe của mình.

Có thể bạn quan tâm: 5 bước dùng nước muối sinh lý rửa mũi cho trẻ nhỏ đúng cách, an toàn

Cùng chuyên mục

Bị đau họng nên uống nước gì giúp giảm đau nhanh?

Đau họng khiến cho vùng cổ họng của người bệnh bị ngứa rát, sưng tấy, ửng đỏ, khó chịu,... Vậy khi bị đau họng nên uống nước gì? Áp dụng...

Bị đau họng và sốt về chiều cần cảnh giác!

Đau họng và sốt về chiều là tình trạng rất nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bệnh nhân cần phải thận trọng bởi đây là triệu chứng cảnh báo bạn...

Cổ họng nổi hạt là bệnh gì, nguy hiểm không?

Họng nổi hạt là một trong những biểu hiện của bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bệnh nhân. Nếu cổ họng xuất hiện dấu hiệu...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn