[Hỏi – đáp] Địa chỉ uy tín trị bệnh rối loạn cảm xúc tại Hà Nội ?

Rối loạn cảm xúc là gì? Triệu chứng và cách điều trị

Rối loạn cảm xúc theo mùa (SAD) và thông tin cần biết

Rối loạn phân liệt cảm xúc là gì? Chữa được không?

Rối loạn cảm xúc tuổi dậy thì nguy hiểm hơn bạn tưởng

Rối loạn cảm xúc, hành vi ở trẻ em và điều cần biết

Bệnh rối loạn cảm xúc có chữa được không? Giải pháp

Tư Vấn Tâm Lý Học Đường Quan Trọng Như Thế Nào?

Tư Vấn Tâm Lý Học Đường Quan Trọng Như Thế Nào?

Tư vấn tâm lý học đường mang đến những giá trị to lớn về mặt tinh thần, giúp trẻ học cách cân bằng cảm xúc, can thiệp loại bỏ sớm những tư tưởng sai lệch, nhờ đó hỗ trợ giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt. Hiện nay lĩnh vực tham vấn học đường đang ngày càng được chú trọng nhiều hơn để phòng tránh nguy cơ các vấn đề về tâm lý ở học sinh đang ngày càng có tỷ lệ gia tăng.

Tư vấn tâm lý học đường là gì?

Tư vấn tâm lý học đường hoặc tham vấn tâm lý học đường hay còn có tên chuyên môn là School Psychology là một lĩnh vực tâm lý được ứng dụng trong môi trường học đường. Người làm công việc này có thể là các bác sĩ, chuyên gia tâm lý hay người tư vấn giáo dục. Tư vấn học đường đã xuất hiện rất lâu trên thế giới nhưng ở Việt Nam thì hoạt động này mới chỉ được quan tâm hơn trong vài năm gần đây.

tư vấn tâm lý học đường
Tư vấn tâm lý học đường là giải pháp giúp gỡ rối tâm lý đồng thời định hướng tương lại, định hình nhân cách cho học sinh, sinh viên

Mục tiêu chính của tham vấn tâm lý học đường là tư vấn, chia sẻ những vấn đề xoay quanh việc học tập, các mối quan hệ như gia đình hay bạn bè cho học sinh, sinh viên. Thông qua đó loại bỏ những cảm xúc tiêu cực, hướng dẫn các bạn trẻ cách cân bằng và kiểm soát cảm xúc, giải quyết sớm những tư tưởng sai lệch có thể ảnh hưởng đến hành vi, nhận thức ở hiện tại và tương lai.

Bên cạnh đó, tư vấn tâm lý học đường cũng tham gia vào việc định hướng nghề nghiệp, bảo vệ hay biện hộ giúp học sinh, sinh viên trong một số trường hợp có liên quan, phòng ngừa hành vi bạo hành. Việc thực hiện sớm các hoạt động tham vấn tâm lý có thể giải quyết những khúc mắc thường gặp giữa học sinh – học sinh; học sinh – gia đình hay học sinh – giáo viên, nhà trường. Tham vấn học đường cũng có thể được thực hiện cho cả giáo viên hay phụ huynh trong các trường hợp phù hợp.

Tham vấn tâm lý học đường được chia thành 3 lĩnh vực nhỏ gồm tư vấn tâm lý, tư vấn hướng nghiệp và tư vấn học đường. Hiện nay một số trường tại các thành phố lớn như Hồ Chí Minh hay Hà Nội cũng đã thường xuyên tổ chức các buổi tư vấn tâm lý học đường cho học sinh, đặc biệt tại các trường cấp 3 để giúp các em có sức khỏe tinh thần tốt nhất, sẵn sàng đương đầu với những thử thách trên con đường trưởng thành từng ngày.

Tầm quan trọng của tham vấn tâm lý học đường

Có thể thấy rằng thực trạng học sinh, sinh viên gặp các vấn đề tâm lý hiện nay cực kỳ phổ biến và đang ngày càng có dấu hiệu ngày càng tăng cao. Nguyên nhân do những áp lực vô hình từ việc học tập, tình cảm, nặng nề hơn là thực trạng bắt nạt hay bạo lực học đường. Bởi thế mà tình trạng trầm cảm ở tuổi dậy thì hay các vấn đề tâm lý như stress, rối loạn lo âu đang không ngừng tăng thêm mỗi ngày.

tư vấn tâm lý học đường
Thực hiện tư vấn tâm lý học đường sớm sẽ giúp phòng tránh đối đa nguy cơ các vấn đề tâm lý ở học sinh

Trẻ nhỏ từ 10 tuổi trở lên bắt đầu có những thay đổi lớn về tâm sinh lý, dễ bị tác động bởi lời nói hay môi trường xung quanh. Đặc biệt khi xã hội phát triển, việc trẻ tiếp xúc với mạng xã hội từ sớm cũng ảnh hưởng rất nhiều đến suy nghĩ và tư tưởng, trong đó không ít trẻ có những nhận thức sai lệch do tiếp xúc với những thông tin độc hại. Gia đình và nhà trường nếu không sớm phát hiện và điều chỉnh kịp thời sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến suy nghĩ và hành vi của con.

Trước những thực trạng như trên, tham vấn tâm lý học đường chính là một trong những giải pháp cấp bách và cần thiết để định hướng lại về mặt cảm xúc, suy nghĩ và hành vi cho học sinh, sinh viên. Sức khỏe tinh thần có mối liên quan mật thiết với thể chất và việc học tập nên chỉ khi trẻ có định hướng đúng đắn suy nghĩ lạc quan thoải mái thì việc học tập và phát triển nhân cách mới thực sự hoàn thiện nhất.

Nói chung, có thể nói tư vấn tâm lý học đường mang đến những lợi ích tuyệt vời sau

  • Tháo gỡ những khúc mắc: không phải lúc nào trẻ nào cũng có thể nói ra những những băn khoăn, lo lắng trong lòng vì sợ bạn bè cười chê, thầy cô cha mẹ lo lắng. Những điều tiêu cực tích tụ trong lòng sẽ dần trở thành các chất độc làm hại tâm hồn. Thực hiện tham vấn tâm lý sẽ sớm gỡ bỏ các nút thắt trong lòng, hướng trẻ đến những điều tích cực, cởi mở hơn, hòa nhập và sống đúng với lứa tuổi của mình.
  • Gia tăng các kỹ năng mềm: Thực tế có thể thấy rằng, ở Việt Nam chưa chú trọng việc rèn luyện các kỹ năng mềm cho học sinh, sinh viên. Tư vấn tâm lý học đường không chỉ giúp giải quyết các vấn đề trong tâm lý mà còn hướng dẫn trẻ cách cân bằng cảm xúc, kiểm soát sự lo lắng, kỹ năng giải quyết các vấn đề một cách linh hoạt và phù hợp. Các kỹ năng này hoàn toàn có thể áp dụng trong việc học tập, các mối quan hệ hay các lĩnh vực khác xung quanh. Điều này là cực kỳ cần thiết để trẻ có thể ứng phó được với những khó khăn hay cám dỗ bên ngoài.
  • Kết nối mối quan hệ giữa học sinh – gia đình: cha mẹ luôn đặt nhiều kỳ vọng lên con khiến con luôn cảm thấy mệt mỏi, áp lực, stress. Điều này dần làm nảy sinh các mâu thuẫn giữa gia đình và học sinh khiến con cái ngày càng xa cách với cha mẹ. Việc tham vấn học đường sẽ giúp hàn gắn lại các mối quan hệ này để con cái hiểu được nỗi lo từ cha mẹ và ngược lại, giúp phụ huynh hiểu được những áp lực khi đặt mình ở vị trí của con. Gia đình chính là chỗ dựa vững chắc của con nên khi cả hai hiểu nhau hơn sẽ chính là nguồn sức mạnh to lớn để con cố gắng nỗ lực và phát huy tốt nhất khả năng của bản thân.
  • Kết nối mối quan hệ giữa học sinh – nhà trường: việc thầy cô giáo quá khó tính, thường cho bài tập về nhà nhiều hay quá gắt gao trên lớp mặc dù mang mục đích tốt nhưng lại hình thành những suy nghĩ ác cảm trong đầu học sinh. Sự cách biệt giữa các thế hệ khiến việc giảng dạy theo cách truyền thống không còn phù hợp. Mâu thuẫn hình thành giữa học sinh – thầy cô giáo hay học sinh – nhà trường cũng ảnh hưởng nhiều đến suy nghĩ và chất lượng học tập. Việc thực hiện tham vấn học đường cũng sẽ hỗ trợ gỡ bỏ các vướng mắc này, để thầy cô giáo và học sinh có thể kết nối lại gần nhau hơn.
  • Kết nối mối quan hệ giữa học sinh – học sinh: khi đi học đôi lúc cũng không tránh khỏi những khúc mắc giữa học sinh với nhau. Nếu không được giải quyết sớm thể dẫn đến những xung đột, trẻ đánh nhau hoặc thậm chí có thể nảy sinh những thù hằn trong tâm trí. Ngoài ra một số trẻ có thể là nạn nhân của bạo lực học đường dẫn đến tâm lý sợ hãi việc đi học, một số trẻ khác có thể lại là “người cầm đầu” hay hùa theo việc bắt nạt bạn bè. Tham vấn tâm lý học đường cũng sẽ hỗ trợ giải quyết sớm các vấn đề này, giúp trẻ là “nạn nhân” được thư giãn tâm trí, quay trở lại trường lớp và giúp những trẻ bắt nạt hiểu được vấn đề, loại bỏ tư tưởng sai lệch về “kẻ mạnh – kẻ yếu” . Tuy nhiên nếu liên quan đến các vấn đề bạo lực học đường thì cần đòi hỏi nhiều thời gian hơn so với các vấn đề khác.
  • Định hướng về tương lai và nghề nghiệp: không phải lúc nào trẻ cũng có thể biết mình thích gì, muốn làm gì nếu không có người giúp đỡ định hướng. Các chuyên viên tâm lý học đường sẽ thông qua những tính cách, thế mạnh, ưu/ khuyết điểm của trẻ để đưa ra những lời khuyên hữu ích giúp con có thể nhận ra những tiềm năng của bản thân và phát triển một cách tốt nhất. Điều này là rất cần thiết cho những trẻ học cấp 3 đang chuẩn bị thi đại học.

Người lớn thường hay nhìn nhận rằng “ trẻ nhỏ thì có vấn đề gì mà lo lắng”, tuy nhiên trái lại con lại có rất nhiều nỗi lo và không tự tin để chia sẻ với cha mẹ, thầy cô hay bạn bè. Chính nhà tư vấn sẽ là người lắng nghe được những áp lực mệt mỏi, giải đáp cho con những câu hỏi còn bỏ ngỏ đồng thời có thể giữ bí mật tuyệt đối để con cảm thấy an tâm tháo gỡ hoàn toàn lớp áp áo giáp trên người.

Nói chung, tư vấn tâm lý học đường đóng vai trò rất quan trọng với sức khỏe tinh thần của các đối tượng quay quanh môi trường này, bao gồm cả học sinh, giáo viên hay phụ huynh. Thực hiện tham vấn tâm lý không chỉ giúp ngăn ngừa tối đa nguy cơ các vấn đề về tâm lý  mà còn giúp trẻ phát triển nhân cách một cách toàn diện nhất, loại bỏ sớm những suy nghĩ, nhận thức sai lệch không phù hợp.

Quy trình tư vấn tâm lý học đường

Mỗi cá nhân được thực hiện tư vấn tâm lý học đường đều cảm thấy tinh thần thoải mái, vui vẻ, biết  cách cân bằng những cảm xúc thường ngày, loại bỏ được những điều tiêu cực không phù hợp đồng thời có thái độ chan hòa với mọi người xung quanh.

tư vấn tâm lý học đường
Quy trình tư vấn tâm lý học đường cần có sự quan tâm và giúp sức của gia đình và nhà trường

Tư vấn tâm lý học đường có thể được thực hiện qua nhiều hình thức khác nhau, trực tiếp hay gián tiếp hoặc tùy vào từng chuyên gia, tuy nhiên đều có chung một quy trình như sau

  • Thiết lập mối quan hệ: nhà tư vấn sẽ trò chuyện cùng giáo viên hay phụ huynh – những người phát hiện được các dấu hiệu tâm lý bất thường ở trẻ để xem xét các dấu hiệu, sau đó mới tiến hành trò chuyện trực tiếp với học sinh. Việc thiết lập được mối quan hệ tin cậy chính là nền tảng quan trọng để trẻ có thể thoải mái chia sẻ, trò chuyện các vấn đề của bản thân. Thông qua đó nhà tư vấn mới có thể đưa ra hướng giúp đỡ trẻ một cách phù hợp.
  • Làm rõ vấn đề:  Sau khi trò chuyện và nắm bắt được trọng tâm câu chuyện của trẻ, nhà tư vấn sẽ làm rõ cốt lõi những các vấn đề mà trẻ đang gặp phải. Đồng thời việc trò chuyện với giáo viên hay phụ huynh cũng có thể được tiến hành nếu nhà tư vấn gặp học sinh trước hoặc các vấn đề của trẻ có liên quan đến các mối quan hệ với gia đình, nhà trường.
  • Đề xuất giải pháp: Các giải pháp sẽ được đề xuất khi nhà tâm lý để nắm bắt rõ được vấn đề và gặp gỡ những đối tượng có liên quan. Các giải pháp được đưa ra sau khi nhà tư vấn đã nghiên cứu rõ về tâm lý, tính cách và các thông tin dữ liệu về vấn đề mà trẻ chia sẻ. Các giải pháp này có thể có cả sự tham gia đóng góp của gia đình, nhà trường để đưa ra phương án khả thi nhất, phù hợp với trẻ.
  • Thực hiện chiến lược: Khi các giải pháp đã được chấp thuận sẽ được thực hiện ngay sau đó để tháo gỡ các khúc mắc tâm lý cho trẻ càng sớm càng tốt để trẻ nhanh chóng lấy lại tâm lý lạc quan, thoải mái, vui vẻ.
  • Đánh giá hiệu quả: Nhà tư vấn sẽ đặt lịch tái khám, nói chuyện và trao đổi lại với học sinh để xem xét hiệu quả sau khi thực hiện các giải pháp. Trong trường hợp tình trạng không được cải thiện đáng kể các chuyên gia sẽ xem xét việc can thiệp trị liệu tiếp tục.

Nhiệm vụ của nhà trường trong tư vấn tâm lý học đường

Nhà trường không chỉ đóng vai trò trong việc cung cấp các kiến thức học tập trong sách vở mà còn là nơi giúp trẻ rèn luyện các kỹ năng mềm đồng thời chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh ổn định. Hiện nay rất nhiều trường học đã có các phòng tư vấn tâm lý hoặc thường xuyên tổ chức các buổi trò chuyện, tư vấn tâm lý để giải đáp khúc mắc tâm lý cho học sinh hiệu quả hơn.

tư vấn tâm lý học đường
Nhà trường nên tổ chức các buổi tọa đàm, giao lưu và tư vấn trực tiếp để “gỡ rối tâm lý” cho học sinh

Nhiệm vụ quan trọng mà nhà trường cần thực hiện chính là sàng học để phát hiện sớm những học sinh đang có dấu hiệu gặp các vấn đề tâm lý để có hướng giúp đỡ kịp thời. Để đảm bảo nhiệm vụ nhà, nhà trường có thể tham khảo một số giải pháp sau

  • Thực hiện khảo sát trên giấy tờ, các bài test tâm lý để đánh giá mức độ sức khỏe tinh thần cho học sinh, sinh viên hay cả các cán bộ, giáo viên trên toàn trường
  • Tổ chức các buổi tọa đàm tập trung có các bác sĩ, chuyên gia tâm lý để giao lưu, trò chuyện, giải đáp những thắc mắc tuổi dậy thì cho học sinh
  • Tổ chức các chương trình giúp rèn luyện kỹ năng mềm, kỹ năng bảo vệ bản thân, kỹ năng ứng phó với các tình huống bất ngờ hay kỹ năng kiểm soát stress
  • Tổ chức các buổi giao lưu giữa học sinh – nhà trường; học sinh – phụ huynh để cả hai bên có sự thấu hiểu nhau hơn và thay đổi dần theo hướng tích cực, loại bỏ những mâu thuẫn không đáng có
  • Bản thân nhà trường và giáo viên cũng cần thay đổi những phương pháp dạy học truyền thống hay những quy tắc quá khuôn khổ, gò bó để phù hợp với tâm lý học sinh, sinh viên hiện nay hơn

Tư vấn tâm lý học đường đóng một vai trò quan trọng với sức khỏe tinh thần, liên quan đến cả thể chất và định hướng tương lai của mỗi học sinh, sinh viên. Gia đình và nhà trường cần có biện pháp giáo dục và quan tâm phù hợp với trẻ nhỏ đồng thời đẩy mạnh công tác tư vấn học đường để ngăn chặn sớm những vấn đề tâm lý nguy hiểm có thể xảy ra ở học sinh.

Cùng chuyên mục

rối loạn cảm xúc ở trẻ em

Rối loạn cảm xúc, hành vi ở trẻ em và điều cần biết

Rối loạn cảm xúc, hành vi là tình trạng xảy ra tương đối phổ biến ở trẻ em. Các bậc phụ huynh cần theo dõi biểu hiện của trẻ để...

Rối loạn cảm xúc tuổi dậy thì nguy hiểm hơn bạn tưởng

Dậy thì là lứa tuổi thay đổi cả về sinh lý lẫn tâm lý. Những thay đổi đó khiến các em rất dễ rơi vào tình trạng không làm chủ...

Rối loạn cảm xúc là gì? Triệu chứng và cách điều trị

Rối loạn cảm xúc là một dạng rối loạn tâm thần phổ biến, đặc trưng bởi sự bất thường về mặt cảm xúc, từ đó dẫn đến rối loạn về...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn