Cắt amidan bao lâu thì xong, có phải nằm viện?

Sau khi cắt amidan: Cách chăm sóc, theo dõi, kiêng kỵ

Bị viêm amidan hốc mủ có nên cắt không, khi nào?

Bệnh viêm Amidan mãn tính có chữa được không?

Cắt amidan bằng Coblator: Quy trình và Ưu – nhược điểm

Bệnh Viêm Amidan – Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Cắt amidan tại bệnh viện Tai Mũi Họng: Chi phí, quy trình

Viêm amidan ở trẻ em: dấu hiệu, cách xử lý và điều trị

Viêm amidan hốc mủ – Hình ảnh, dấu hiệu và điều trị

Viêm amidan quá phát là gì? Dấu hiệu và cách điều trị

Viêm amidan hốc mủ bã đậu là gì, có nguy hiểm?

Viêm amidan hốc mủ bã đậu là căn bệnh liên quan đến vùng amidan, hầu hết ở mọi lứa tuổi đều mắc phải chứng bệnh này. Vậy viêm amidan hốc mủ là gì? Bệnh có nguy hiểm không? Sẽ được giải đáp rõ cho bạn đọc những vấn đề thắc mắc dưới đây.

Viêm amidan hốc mủ bã đậu là gì?

Vùng amidan trong khoang miệng có vai trò là màn bảo vệ hệ miễn dịch trước sự tấn công của các vi khuẩn gây hại, khi màn bảo vệ bị suy yếu sẽ dẫn đến vùng amidan bị tổn thương gây ra các loại viêm amidan theo từng giai đoạn.

Viêm amidan hốc mủ bã đậu
Vùng amidan sẽ xuất hiện những chấm mủ trắng như hạt bã đậu bám vào gây khó chịu

Viêm amidan hốc mủ bã đậu chính là triệu chứng của viêm amidan mãn tính kéo dài. Khi bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính đồng nghĩa là bệnh sẽ rất khó để điều trị. 

Khi soi gương, người bệnh sẽ phát hiện trên vùng amidan xuất hiện những chấm mủ trắng bị vón cục khiến amidan bị viêm nhiễm và sưng to khiến cho hơi thở có mùi hôi khó chịu.

Nguyên nhân và dấu hiệu của viêm amidan hốc mủ bã đậu

1. Nguyên nhân dẫn đến viêm amidan hốc mủ bã đậu

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra viêm amidan hốc mủ bã đậu, một số nguyên nhân phổ biến có thể kể đến như:

  • Thời tiết: sinh sống tại những nơi có khí hậu khắc nghiệt và môi trường bị ô nhiễm sẽ là một trong những nguyên nhân gây ra viêm amidan.
  • Do cấu trúc của amidan: amidan được cấu tạo thành nhiều khe hốc và là vị trí trung tâm, mỗi khi tiếp nhận thức ăn sẽ tạo nên môi trường thuận lợi của các loại vi khuẩn có hại dễ dàng bám víu vào vùng amidan.
  • Do mắc bệnh truyền nhiễm: người bệnh đã mắc một số bệnh trước đó như bệnh tai – mũi – họng, viêm amidan hốc mủ, viêm xoang,…
  • Do viêm amidan cấp không được điều trị: khi người bệnh đã từng mắc bệnh về viêm amidan cấp nhưng không nghiêm túc trong quá trình điều trị nên dẫn đến tình trạng viêm amidan hốc mủ bã đậu.

2. Dấu hiệu gây viêm amidan hốc mủ bã đậu

Viêm amidan hốc mủ bã đậu rất dễ nhận biết khi quan sát bằng cách soi gương. Một số biểu hiện nhận biết của viêm amidan hốc mủ bã đậu:

  • Vùng amidan xuất hiện những chấm mủ trắng như hạt bã đậu
  • Bệnh nhân sốt cao từ 38 – 40 độ kèm theo triệu chứng nghẹt mũi, mệt mỏi kéo dài
  • Vùng amidan bị phình to, đỏ tấy, trên bề mặt xuất hiện dịch màu trắng
  • Cổ họng đau rát, cảm thấy khó nuốt gây ra tình trạng biếng ăn
  • Hơi thở có mùi hôi, khạc ra các hạt trắng nhỏ li ti hoặc nhiều khi ra cả hạt lớn.
Viêm amidan hốc mủ bã đậu
Người bệnh sẽ khạc ra những hạt màu trắng li ti hoặc các hạt lớn

Viêm amidan hốc mủ bã đậu là có nguy hiểm không?

Cho dù bạn đang mắc phải bệnh gì nếu không được chữa trị kịp thời thì về sau này sẽ rất khó chữa trị. Như đã nói, một khi bệnh chuyển từ giai đoạn cấp tính sang giai đoạn mãn tính sẽ gây khó khăn trong việc điều trị. 

Thế nhưng đó chỉ là gây khó khăn chứ không phải là không có cách điều trị, quan trọng nhất là người bệnh phải biết quý trọng sức khỏe của mình, đến gặp bác sĩ thăm khám và phải thật sự nghiêm túc để điều trị.

Nếu như mắc bệnh viêm amidan hốc mủ bã đậu, nhưng người bệnh không điều trị kịp thời sẽ gây ra một số biến chứng nặng ảnh hưởng đến sức khỏe trầm trọng như: 

  • Biến chứng toàn thân: khi mắc bệnh nếu người bệnh không chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến một số biến chứng toàn thân như viêm cơ tim, viêm cầu thận cấp, ảnh hưởng đến sức khỏe trầm trọng và có nguy cơ dẫn đến tử vong.
  • Biến chứng kề cận: bệnh sẽ ảnh hưởng đến một số cơ quan vùng lân cận như viêm tai giữa, viêm xoang và một số bệnh liên quan đến răng miệng.
  • Biến chứng tại chỗ: có thể dẫn đến triệu chứng gây áp xe vùng amidan, đau rát họng, khó nuốt, khó khăn trong giao tiếp.

Các phương pháp điều trị viêm amidan hốc mủ bã đậu

Tùy theo tình trạng diễn biến của viêm amidan hốc mủ được xác định ở mức độ nặng hay nhẹ, các bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp điều trị sao cho phù hợp. Viêm amidan hốc mủ bã đậu thường được điều trị phổ biến bằng những phương pháp sau đây

1. Điều trị viêm amidan hốc mủ bã đậu bằng phương pháp Tây y

Ngày nay, với nền y học hiện đại tiên tiến phát triển, sẽ cho ra đời các phương pháp điều trị bệnh khác nhau. Điều trị viêm amidan hốc mủ bã đậu luôn được đông đảo bệnh nhân lựa chọn bởi tính nhanh chóng, an toàn và hiệu quả tức thời. Một số loại thuốc được các y, bác sĩ sử dụng để điều trị viêm amidan hốc mủ như:

  • Thuốc kháng sinh: Một số loại kháng sinh thường được sử dụng như Augmentin, Amoxicillin hoặc trường hợp mắc bệnh viêm amidan liên cầu khuẩn sẽ được cho sử dụng viên kháng sinh Penicillin G và sử dụng trong vòng 2 tuần.
  • Thuốc giảm đau, hạ sốt: Khi tình trạng viêm dẫn đến vùng họng bị đau rát kéo dài, cơ thể sốt cao sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc hạ sốt như Ibuprofen, Paracetamol vì đây là loại thuốc mang tính an toàn cao nếu như biết cách sử dụng.
  • Thuốc giảm xung huyết, giảm phù nề: Các loại thuốc giảm xung huyết được bác sĩ kê đơn thường là men chống viêm Achoay, Amitase. Có thể bổ sung thêm các dung dịch kiềm loãng như nước muối sinh lý, bicacbonate,…

Điều trị bằng phương pháp Tây y sẽ mang lại hiệu quả nếu như bệnh nhân làm heo hướng dẫn của bác sĩ có chuyên môn, không tự ý sử dụng quá liều sẽ dẫn đến tình trạng cơ thể bị nhờn thuốc. Ngoài ra nếu sử dụng quá nhiều thuốc trong một thời gian dài có thể dẫn đến tác dụng phụ không mong muốn.

2. Có nên cắt khi bị viêm amidan hốc mủ bã đậu?

Vùng amidan là một trong những cơ quan phòng vệ hữu hiệu nhất của hệ miễn dịch. Việc cắt bỏ amidan cũng giống như việc loại bỏ đi cơ quan bảo vệ bên trong của cơ thể. Vì vậy, có nên cắt vùng amidan khi bị viêm không sẽ cần được xem xét và cân nhắc từ các bác sĩ.

Tuy nhiên nếu tình trạng viêm amidan gây những biến chứng nặng nề ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như đe dọa đến tính mạng thì việc cắt bỏ amidan là trường hợp cấp bách cần được loại bỏ. Amidan chỉ được cắt bỏ khi:

  • Bệnh tình kéo dài, tái phát nhiều lần trong năm, tình trạng diễn tiến nặng, từ bị viêm nhiễm dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như: tiểu ra máu, suy tim, hở van tim,…
  • Kích thước amidan sưng to làm tắc nghẽn đường thở của bệnh nhân.
  • Người mắc bệnh sẽ gặp những biến chứng về áp xe quanh amidan, nhiễm trùng tai giữa, vùng cổ nổi hạch.
Viêm amidan hốc mủ bã đậu
Amidan chỉ cắt khi bệnh tình kéo dài, gây tắc nghẽn đường thở

Khi bệnh nhân đã cắt bỏ amidan sẽ có những biến chứng không mong muốn như:

  • Suy yếu hệ miễn dịch trong cơ thể, vì cơ quan phòng vệ đã bị loại bỏ khiến người bệnh giảm sức đề kháng.
  • Khi cắt amidan sẽ khiến người bệnh mất một lượng máu khá lớn do amidan xơ dính, đặc biệt là những người mắc một số bệnh lý về tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch.

3. Điều trị viêm amidan hốc mủ bã đậu bằng một số mẹo tại nhà

Phương pháp chữa lành viêm amidan hốc mủ bã đậu chỉ có hiệu quả khi bệnh tình đang ở cấp độ nhẹ, có thể chữa trị tại nhà bằng những mẹo đơn giản mà không cần sử dụng thuốc. Một vài mẹo được nhiều người tham khảo và áp dụng phổ biến như:

Chữa viêm amidan hốc mủ bã đậu bằng lá húng chanh với đường phèn

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • Một nắm lá húng chanh
  • Đường phèn

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch nắm lá húng chanh bằng nước hoặc nước muối loãng để loại bỏ tạp chất, sau đó thái mỏng.
  • Trộn đều lá húng chanh và đường phèn sau đó đem đi hấp cách thủy trong vòng 15 – 20 phút.
  • Chắt lấy nước và bỏ đi phần bã. Uống mỗi ngày 3 lần.

Chữa viêm amidan hốc mủ bã đậu bằng sữa nghệ

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • Sữa đặc
  • Tinh bột nghệ

Cách thực hiện:

  • Pha sữa đặc với một ít nước sôi rồi khuấy đều.
  • Cho 1 muỗng tinh bột nghệ vào ly nước đã pha chế sẵn, khuấy đều cho đến khi hỗn hợp chuyển sang màu vàng.
  • Uống mỗi ngày một lần, tốt nhất khi thức uống còn ấm.

Chữa viêm amidan hốc mủ bã đậu bằng xương sông và mật ong

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • Một nắm lá xương sông
  • Mật ong

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá xương sông bằng nước hoặc nước muối loãng.
  • Lá xương sông đem xay nhuyễn, chắt lấy phần nước bỏ phần bã.
  • Cho 1 ít mật ong vào phần nước đã chắt rồi khuấy đều, đem hấp cách thủy 15 – 20 phút.
  • Uống mỗi ngày 2 lần, tốt nhất là vào buổi sáng và tối. Kiên trì trong vòng 3 – 5 ngày bệnh sẽ thuyên giảm.

Phòng tránh amidan hốc mủ bằng những cách nào?

Người đã và đang mắc bệnh về viêm amidan hốc mủ, để ngăn ngừa bệnh tái phát hoặc phòng ngừa mắc bệnh thì cần thực hiện những biện pháp sau đây:

  • Giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ, kết hợp với việc súc miệng bằng nước muối giúp ngăn ngừa bệnh răng miệng.
  • Giữ ấm cơ thể mỗi khi trời chuyển mùa, hạn chế ở trong phòng lạnh, nhiệt độ thích hợp với cơ thể là từ 25 – 28 độ.
  • Hạn chế ăn những thực phẩm có chứa nhiều dầu mỡ, nóng, các gia vị cay như tiêu, ớt. Hạn chế uống những thức uống lạnh làm ảnh hưởng đến vùng amidan.
  • Bổ sung cho cơ thể những loại khoáng chất và vitamin có trong rau, củ, quả hoặc thực phẩm khác như sữa, thịt nạc và các loại thực phẩm chứa nhiều chất kẽm.
  • Hạn chế tiếp xúc với những nơi có nhiều khói bụi, khi ra ngoài cần mang khẩu trang để bảo vệ khỏi sự tấn công của vi khuẩn có hại.
  • Rèn luyện chế độ thể dục, thể thao thường xuyên vào mỗi buổi sáng hoặc buổi chiều để giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng ngăn ngừa các loại bệnh.
  • Tập thói quen uống nhiều nước, vì trong cơ thể con người có hơn 75% là nước, bổ sung nước giúp cho cơ quan trong cơ thể hoạt động tốt hơn, và nhiệt độ trong cơ thể sẽ luôn mát mẻ.
  • Xây dựng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học, tránh lạm dụng các loại chất kích thích có hại và tránh thức khuya.
Viêm amidan hốc mủ bã đậu
Bổ sung vitamin các loại khoáng chất tốt cho cơ thể ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm

Trên đây là những thông tin khoa học chia sẻ về bệnh viêm amidan hốc mủ bã đậu giúp cho người đọc nắm rõ một số thông tin cần thiết để kịp thời chữa trị cũng như là cách phòng ngừa hiệu quả. Hi vọng bài viết trên sẽ giúp cho người đọc hiểu và nắm rõ hơn về bệnh để đẩy lùi bệnh một cách nhanh chóng.

Có thể bạn quan tâm: Bị viêm amidan hốc mủ có nên cắt không, khi nào?

Cùng chuyên mục

Chữa viêm xoang mạn tính bằng Đông y có hiệu quả không?

Cách chữa viêm amidan mãn tính bằng đông y và lưu ý

Chữa viêm amidan mãn tính bằng Đông y là phương pháp an toàn, mang đến hiệu quả tốt. Tuy nhiên, bệnh nhân cần phải áp dụng thường xuyên, lâu dài...

Viêm amidan cấp ở trẻ là tình trạng amidan bị sưng viêm, phù nề

Trẻ bị viêm amidan cấp tính phải làm sao, khi nào cần cắt?

Viêm amidan là căn bệnh thường gặp, có thể xuất hiện ở nhiều lứa tuổi, kể cả trẻ em lẫn người lớn và thường bị nhầm lẫn với các bệnh...

Viêm amidan lưỡi là gì?

Amidan lưỡi là gì? Viêm amidan lưỡi có nguy hiểm không?

Viêm amidan lưỡi là bệnh lý liên quan đến viêm đường hô hấp và thường gặp ở mọi đối tượng. Ít ai biết rằng bệnh có thể sẽ lây lan...

Viêm amidan quá phát

Viêm amidan quá phát là gì? Dấu hiệu và cách điều trị

Viêm amidan quá phát là bệnh lý liên quan đến hệ hô hấp, ít xảy ra ở người lớn và thường xảy ra ở độ tuổi của trẻ em. Bệnh...

Hình ảnh viêm amidan hốc mủ

Viêm amidan hốc mủ – Hình ảnh, dấu hiệu và điều trị

Viêm amidan hốc mủ là trường hợp của viêm amidan mãn tính. Viêm amidan hốc mủ nếu không nhận biết được dấu hiệu và điều trị kịp thời sẽ gây...

Viêm Amidan ở trẻ em

Viêm amidan ở trẻ em: dấu hiệu, cách xử lý và điều trị

Viêm Amidan là một bệnh lý khá phổ biến đối với trẻ em từ 3 tuổi trở lên, bệnh có thể tái phát nhiều lần trong năm và dẫn đến...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn