Bị viêm amidan hốc mủ có nên cắt không, khi nào?

Cắt amidan bao lâu thì xong, có phải nằm viện?

Sau khi cắt amidan: Cách chăm sóc, theo dõi, kiêng kỵ

Bệnh viêm Amidan mãn tính có chữa được không?

Cắt amidan bằng Coblator: Quy trình và Ưu – nhược điểm

Bệnh Viêm Amidan – Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Cắt amidan tại bệnh viện Tai Mũi Họng: Chi phí, quy trình

Viêm amidan ở trẻ em: dấu hiệu, cách xử lý và điều trị

Viêm amidan hốc mủ – Hình ảnh, dấu hiệu và điều trị

Viêm amidan quá phát là gì? Dấu hiệu và cách điều trị

Viêm amidan quá phát là gì? Dấu hiệu và cách điều trị

Viêm amidan quá phát là bệnh lý liên quan đến hệ hô hấp, ít xảy ra ở người lớn và thường xảy ra ở độ tuổi của trẻ em. Bệnh thường gây ra triệu chứng như đau rát cổ họng, khó nuốt khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng sinh hoạt. Để hiểu rõ hơn về căn nguyên của bệnh cũng như tìm ra giải pháp mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.

1. Viêm amidan quá phát là gì?

Viêm amidan quá phát là tình trạng vùng amidan bị nhiễm trùng, kích thước của amidan sưng to hơn bình thường làm hẹp vùng khoang họng gây bất lợi trong vấn đề ăn uống. Bệnh thường kéo dài tình trạng viêm khoảng hơn 4 lần trong năm.

Viêm amidan quá phát là gì?
Vùng amidan nhiễm trùng, sưng to khiến người bệnh cảm thấy khó chịu

Theo các chuyên gia y tế cho rằng bệnh được phân thành nhiều loại khác nhau và phát triển theo từng giai đoạn. Trong đó viêm amidan quá phát được chia thành 4 loại chính:

  • Viêm amidan quá phát cấp độ 1: Kích thước amidan sưng, có hình dạng to tròn và cuống gọn. Chiều ngang vùng amidan nhỏ hoặc chỉ độ ¼ khoảng cách phần giữa chân trụ trước của amidan.
  • Viêm amidan quá phát cấp độ 2: Tương tự như cấp độ 1, vùng amidan cũng bị viêm, sưng và to tròn. Chiều ngang vùng amidan nhỏ hoặc bằng 1/3 khoảng cách phần giữa chân trụ trước của amidan.
  • Viêm amidan quá phát cấp độ 3: Kích thước tương tự như cấp độ 1 và 2. Chiều ngang vùng amidan nhỏ hoặc bằng ½ khoảng cách phần giữa chân trụ trước của amidan.
  • Viêm amidan quá phát thể xơ chìm: Vết viêm trên bề mặt ghồ ghề và chằng chịt những xơ màu trắng. Hai phần mô của amidan có màu đỏ sẫm ở trụ trước và dày lên tại trụ sau. Đối với loại này thì thường diễn ra ở người trưởng thành.

Nguyên nhân dẫn đến viêm amidan quá phát

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm amidan quá phát. Bệnh bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chủ yếu vẫn là tác động từ môi trường và bản thân của người bệnh. Một số nguyên nhân gây bệnh điển hình nhất được kể đến:

1. Yếu tố môi trường

  • Khí hậu thời tiết thay đổi bất thường khiến cho cơ thể không kịp thích ứng. Chẳng hạn như thời tiết quá lạnh, quá ẩm ướt hoặc quá nóng làm rối loạn nhịp sinh học trong cơ thể.
  • Môi trường bị ô nhiễm, chất hóa học từ các nhà máy, xí nghiệp thải ra làm ô nhiễm nguồn nước hoặc hít phải khói bụi khi lưu thông trên đường.

2. Yếu tố con người

  • Ý thức vệ sinh kém, điển hình như không rửa tay bằng xà phòng sau mỗi lần tiếp xúc các nơi có nhiều bụi bẩn.
  • Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ, khâu vệ sinh răng là yếu tố cần thiết của mỗi cá nhân vì vùng miệng là nơi tiếp nhận thức ăn, nếu không vệ sinh sạch sẽ thì vùng họng dễ hình thành nên các ổ vi khuẩn có hại.
  • Cơ thể tiếp nhận thực phẩm có hại ảnh hưởng đến sức khỏe, những thực phẩm cay, nóng hoặc thức uống lạnh rất dễ làm biến đổi kích thước mô họng.
  • Cơ thể có sức đề kháng yếu hoặc dị ứng với các chất kích thích, tạo môi trường thuận lợi cho sự tấn công của vi khuẩn gây bệnh.
  • Người bệnh mắc bệnh tiền sử trước đó như viêm amidan, viêm xoang, viêm mũi và một số bệnh lý liên quan đến đường hô hấp khác.

Nguyên nhân dẫn đến viêm amidan quá phát
Môi trường ô nhiễm, chất thải hóa học là một trong những yếu tố gây viêm amidan quá phát

Dấu hiệu nhận biết viêm amidan quá phát

Viêm amidan là bệnh lý xuất phát từ đường hô hấp, vùng amidan một khi bị nhiễm trùng sẽ gây ra nhiều loại viêm amidan khác nhau tùy theo mức độ nặng hay nhẹ. Thế nhưng dấu hiệu nhận biết viêm amidan khá giống nhau, kể cả viêm amidan quá phát.

  • Đau họng: Người bệnh sẽ cảm thấy đau rát vùng cổ họng, ngứa ngáy khó chịu, cảm giác vướng víu ở cổ khi nuốt.
  • Ho: Ho liên tục, có thể là ho khan hoặc ho có đờm gây khó chịu khiến người bệnh luôn muốn khạc đờm ra ngoài.
  • Hôi miệng: Vùng amidan tích tụ nhiều loại virus, vi khuẩn chứa khí H2S tạo ra hơi thở có mùi, có vệ sinh răng miệng sạch sẽ vẫn không bớt mùi, khiến người bệnh cảm thấy tự ti trong giao tiếp.
  • Amidan sưng to: Quan sát sẽ thấy sự thay đổi bất thường của amidan, 2 viên amidan sưng phồng, đỏ tấy và làm hẹp khoang họng.
  • Khàn tiếng: Giọng nói trở nên khàn hơn do ảnh hưởng đến dây thanh quản dẫn đến sự thay đổi giọng nói như khàn tiếng, lạc giọng.
  • Một số triệu chứng khác: Sốt toàn thân khiến cơ thể mệt mỏi, khó ăn dẫn đến sụt cân, thở khò khè khi ngủ.
Dấu hiệu nhận biết viêm amidan quá phát
Hơi thở nặng mùi là dấu hiệu bị viêm amidan quá phát

Viêm amidan quá phát có nguy hiểm không?

Viêm amidan quá phát sẽ không gây nguy hiểm gì cho người bệnh nếu như phát hiện được các triệu chứng đã được đề cập bên trên, người bệnh chỉ cần đến cơ sở y tế chữa trị kịp thời và phải nghiêm túc tuân thủ theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Viêm amidan quá phát nếu để tình trạng bệnh kéo dài quá lâu mà không sớm điều trị sẽ dẫn đến các biến chứng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe như: 

  • Gây áp xe amidan
  • Viêm tai giữa
  • Viêm thanh – phế quản
  • Viêm xoang
  • Viêm cầu thận
  • Viêm khớp cấp
  • Viêm cơ tim
  • Các triệu chứng khác: Đau tai, họng phình to, sốt cao,…

Phương pháp điều trị viêm amidan quá phát

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh diễn biến phức tạp hay đơn giản, cùng với việc người bệnh có sớm kịp thời phát hiện ra các triệu chứng bệnh để lựa chọn phương pháp điều trị sao cho thích hợp và mang lại an toàn cao và hiệu quả cho người đang mắc bệnh. 

1. Điều trị viêm amidan quá phát bằng phương pháp Tây y

Khi người bệnh đến gặp bác sĩ, các chuyên gia sẽ thăm khám lâm sàng, và chỉ định cho bệnh nhân sử dụng các liều thuốc phù hợp với bệnh tình như:

  • Thuốc kháng sinh: Penicillin G dành cho viêm amidan liên cầu tan huyết gây ra và một số loại kháng sinh thường gặp như Zinnat, clamoxyl, augmentine,…
  • Thuốc giảm đau: Loại thuốc lành tính và phù để giảm đau là Paracetamol nếu người bệnh thường xuyên cảm thấy đau họng.
  • Thuốc giảm xung huyết: Men chống viêm, amitase giúp giảm xung huyết, phù nề amidan, giảm ho. Bên cạnh đó còn có thể sử dụng các dung dịch kiềm loãng như nước muối sinh lý 0.9%, bicacbonate,…

Ưu điểm: Khi điều trị bằng phương pháp Tây y giúp mang lại hiệu quả nhanh chóng, tức thời, thời gian giảm bệnh nhanh.

Nhược điểm: Do sử dụng nhiều loại thuốc kháng sinh khác nhau nên cơ thể khi hấp thụ các loại thuốc này quá nhiều dẫn đến bị lờn thuốc.

Lưu ý: Khi phát hiện mắc bệnh thì người bệnh không nên tự ý đến các cơ sở hiệu thuốc mua thuốc mà không có sự hướng dẫn và chỉ định từ bác sĩ. Vì khi không tham khảo ý kiến từ các bác sĩ sẽ ảnh hưởng đến tính mạng và để lại tác dụng phụ không mong muốn.

2. Điều trị viêm amidan quá phát bằng phương pháp Đông y

Theo quan điểm của Đông y, hầu hết các loại bệnh đều có căn nguyên của nó, việc điều trị bệnh thường xuất phát từ việc xuất phát lấy gốc rễ để mà chữa lành. Khác với thuốc Tây y, thuốc Đông y 100% đều là dược liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên, các tinh chất có trong dược liệu có khả năng chữa lành và có nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. 

Ưu điểm của phương pháp này là các dược liệu đều lấy trong tự nhiên, hoạt chất lành tính không có tác dụng phụ cho nên rất an toàn và tốt cho cơ thể.

Nhược điểm: Do đây là bài thuốc Đông y từ tự nhiên mà có, hoạt chất trong dược liệu thấm vào từng cơ quan trong cơ thể từ từ đòi hỏi phải có sự kiên trì của người bệnh mới thì mới hiệu quả.

3. Điều trị viêm amidan quá phát bằng phương pháp dân gian

Nếu bệnh tình diễn ra ở mức độ nhẹ như sốt, ho thông thường thì có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian chữa trị tại nhà giúp hạn chế ngăn ngừa bệnh.

  • Chanh và đường phèn: Đây là 2 nguyên liệu có khả năng sát khuẩn, tiêu viêm và làm dịu họng. Cách thực hiện: Chanh tươi cắt mỏng cho vào đường phèn, dùng nước sôi hãm uống hằng ngày, uống 2 cốc/1 ngày để mang lại hiệu quả.
  • Gừng: Trong gừng có tinh dầu trị ho, viêm họng, cảm lạnh hiệu quả. Cách thực hiện: Gừng đem rửa sạch, thái nhỏ thành sợi rồi cho vào nước sôi hãm chừng độ 10 phút, sau đó để nguội rồi uống. 

Việc điều trị bằng mẹo dân gian chỉ phù hợp cho viêm amidan quá phát ở mức độ nhẹ, giúp người bệnh tiết kiệm chi phí mang lại hiệu quả tức thời. Tuy nhiên, nếu bệnh ở tình trạng trở nặng thì việc áp dụng phương pháp này không mang lại hiệu quả, thay vào đó người bệnh phải đi thăm khám để điều trị.

Cách phòng ngừa bệnh viêm amidan quá phát

Tương tự như các loại viêm amidan thông thường, người đã và chưa mắc bệnh cần phải giữ gìn sức khỏe bản thân thật tốt bằng các biện pháp như sau:

  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, tối đa 2 lần/1 ngày, kèm theo đó là sử dụng nước muối sinh lý súc miệng để cản trở sự xâm nhập của vi khuẩn gây hại.
  • Đeo khẩu trang khi lưu thông, rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn sau khi về hoặc tiếp xúc vết bẩn.
  • Luôn giữ ấm cho cơ thể khi thời tiết chuyển mùa, đặc biệt là vùng tai – mũi – họng cần được giữ ấm và che chắn cẩn thận.
  • Bổ sung vào thực đơn các loại dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể như các vitamin có trong rau, củ, quả. Uống sinh tố hoặc nước ép hoa quả để bổ sung khoáng chất.
  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm cứng, cay, nóng, và thức uống lạnh có trong nước đá và kem.
  • Tập cho bản thân thói quen uống nhiều nước lọc, giúp giảm cảm giác khô rát vùng họng.
  • Xây dựng chế độ rèn luyện sức khỏe, chế độ nghỉ ngơi lành mạnh giúp tăng cường sức đề kháng phòng ngừa sự xâm nhập của các loại tác nhân gây bệnh.
Phòng ngừa viêm amidan quá phát
Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất giúp ngăn ngừa viêm amidan quá phát

Viêm amidan quá phát là một loại bệnh lý thường gặp đối với những người có thể trạng yếu. Bệnh tái phát nhiều lần gây ảnh hưởng đến chất lượng của sống của mỗi cá nhân. Vì vậy khi phát hiện tình trạng đau họng kéo dài cần nhanh chóng tiến hành điều trị, tránh để tình trạng bệnh viêm nhiễm nặng gây nên một số biến chứng không mong muốn.

Có thể bạn quan tâm:

Cùng chuyên mục

Viêm amidan hốc mủ bã đậu là gì, có nguy hiểm?

Viêm amidan hốc mủ bã đậu là gì, có nguy hiểm?

Viêm amidan hốc mủ bã đậu là căn bệnh liên quan đến vùng amidan, hầu hết ở mọi lứa tuổi đều mắc phải chứng bệnh này. Vậy viêm amidan hốc...

Chữa viêm xoang mạn tính bằng Đông y có hiệu quả không?

Cách chữa viêm amidan mãn tính bằng đông y và lưu ý

Chữa viêm amidan mãn tính bằng Đông y là phương pháp an toàn, mang đến hiệu quả tốt. Tuy nhiên, bệnh nhân cần phải áp dụng thường xuyên, lâu dài...

Nhiều người lo ngại, "không biết bệnh viêm amidan có lây lan hay không?"

Bệnh viêm amidan có lây không, làm sao phòng ngừa?

Bệnh viêm amidan không phải là căn bệnh lây lan. Nguyên nhân gây ra bệnh là do cơ thể có sức đề kháng kém hoặc amidan phải làm việc quá...

Hình ảnh viêm amidan hốc mủ

Viêm amidan hốc mủ – Hình ảnh, dấu hiệu và điều trị

Viêm amidan hốc mủ là trường hợp của viêm amidan mãn tính. Viêm amidan hốc mủ nếu không nhận biết được dấu hiệu và điều trị kịp thời sẽ gây...

Viêm Amidan ở trẻ em

Viêm amidan ở trẻ em: dấu hiệu, cách xử lý và điều trị

Viêm Amidan là một bệnh lý khá phổ biến đối với trẻ em từ 3 tuổi trở lên, bệnh có thể tái phát nhiều lần trong năm và dẫn đến...

Cắt amidan tại bệnh viện Tai Mũi Họng: Chi phí, quy trình

Cắt amidan tại bệnh viện Tai Mũi Họng: Chi phí, quy trình

Bệnh viện Tai Mũi Họng là địa chỉ được nhiều bệnh nhân tin cậy để thực hiện tiểu phẫu cắt amidan. Nếu bạn đang có nhu cầu cắt amidan và...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn