Danh sách bác sĩ chữa viêm da cơ địa giỏi bạn nên biết

Top 6 Kem bôi trị viêm da cơ địa của Nhật tốt nhất

Công dụng chữa viêm da cơ địa của muối sẽ khiến bạn bất ngờ

Chi tiết cách chữa viêm da cơ địa bằng lá kinh giới cực đơn giản

Viêm da cơ địa mãn tính có nguy hiểm không? Chữa trị thế nào?

Mẹo Chữa Viêm Da Cơ Địa Bằng Lá Ổi Tại Nhà Không Phải Ai Cũng Biết

Kem bôi da Thuần Mộc có công dụng gì? tốt không? Giá bao nhiêu?

Bệnh viêm da cơ địa có di truyền không?

Thử ngay cách chữa viêm da cơ địa bằng lá tía tô cực đơn giản

Mẹo chữa viêm da cơ địa bằng dầu cám gạo bạn đã thử

Viêm da cơ địa ở tay: Cách xử lý và phòng ngừa

Viêm da cơ địa ở tay là tình trạng da liễu thường gặp, đặc biệt là ở người làm công việc nội trợ hoặc người thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất. Điều trị bệnh lý này chủ yếu là sử dụng kem dưỡng ẩm, thuốc bôi chống viêm và giảm ngứa. Trong trường hợp có bội nhiễm, điều trị có thể bao gồm cả thuốc kháng sinh và chống nấm.

viêm da cơ địa ở lòng bàn tay
Viêm da cơ địa ở tay thường gặp ở người thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất

Bệnh viêm da cơ địa ở tay là gì?

Viêm da cơ địa là tình trạng tổn thương da mãn tính, đặc trưng bởi triệu chứng ngứa dai dẳng. Tổn thương da do bệnh lý thường xảy ra ở các chi – đặc biệt là ở tay. Da tay thường phải tiếp xúc với nhiều hóa chất, mủ, bụi bẩn và nấm mốc nên có khả năng phát sinh triệu chứng cao hơn các vị trí khác trên cơ thể.

Tương tự như viêm da cơ địa thông thường, viêm da cơ địa ở tay thường khởi phát thành từng đợt. Trong giai đoạn cấp tính, da có thể bị đỏ, khô, gây ngứa ngáy và có nguy cơ bội nhiễm cao. Còn trong giai đoạn mãn tính, vùng da tổn thương thường có dấu hiệu thâm sạm và dày sừng.

Viêm da cơ địa ở tay thường dễ kiểm soát hơn so với viêm da cơ địa xảy ra trên diện rộng như mặt, vùng ngực, bụng và lưng. Tuy nhiên do vùng da tay phải tiếp xúc với nhiều yếu tố nên bệnh thường có nguy cơ tái phát nhiều lần và dẫn đến viêm da cơ địa mãn tính.

Nguyên nhân gây viêm da cơ địa ở tay

Nguyên nhân chính xác gây viêm da cơ địa ở tay vẫn chưa được xác định. Yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến quá trình hình thành bệnh là do di truyền từ người thân cận huyết.

bệnh viêm da cơ địa ở bàn tay
Bệnh viêm da cơ địa ở bàn tay có thể bùng phát sau khi tiếp xúc xà phòng có độ kiềm cao

Ngoài ra viêm da cơ địa ở tay cũng có thể xảy ra do một số yếu tố kích thích như:

  • Hóa chất: Tiếp xúc với xà phòng, nước rửa chén, bột giặt, nước tẩy và một số hóa chất khác chính là nguyên nhân kích thích viêm da cơ địa ở tay bùng phát.
  • Do dị ứng: Côn trùng cắn, tiếp xúc với mủ/ nhựa độc hoặc phấn hoa cũng có thể kích thích vùng da tay và làm phát sinh ban đỏ, ngứa, nổi mụn nước,…
  • Căng thẳng: Viêm da cơ địa có mối liên hệ mật thiết với hệ miễn dịch. Vì vậy khi bị căng thẳng thần kinh, hệ miễn dịch có thể bị ảnh hưởng, dẫn đến tình trạng tăng nồng độ IgE và gây bùng phát các triệu chứng của viêm da cơ địa.
  • Yếu tố khác: Ngoài ra viêm da cơ địa ở bàn tay còn có thể khởi phát do nhiễm trùng cấp, thời tiết thay đổi đột ngột, da quá khô,…

Triệu chứng của viêm da cơ địa ở bàn tay

Hình thái tổn thương và triệu chứng cơ năng của bệnh viêm da cơ địa ở bàn tay thường phụ thuộc vào giai đoạn phát bệnh.

Triệu chứng trong giai đoạn cấp tính:

  • Da xuất hiện các vết ban đỏ không có ranh giới rõ ràng
  • Bề mặt vùng da tổn thương xuất hiện các sẩn ngứa hoặc mụn nước nhỏ
  • Sau một thời gian, mụn nước vỡ gây tiết dịch và đóng vảy
  • Có thể đi kèm với triệu chứng sưng đau và ngứa âm ỉ

Triệu chứng trong giai đoạn mãn tính:

bệnh viêm da cơ địa ở tay
Trong giai đoạn mãn tính, viêm da cơ địa thường gây tổn thương da dày sừng và thâm sạm
  • Tổn thương da có dấu hiệu thâm sạm, dày sừng và xuất hiện nhiều vết nứt
  • Ngứa âm ỉ và chuyển sang dữ dội vào ban đêm

Viêm da cơ địa ở tay ít khi đi kèm với viêm mũi dị ứng, hen suyễn hay sốt cỏ khô. Tuy nhiên do vùng da tay có tần suất tiếp xúc dày đặc nên có khả năng bị bội nhiễm cao hơn so với những vùng da khác.

Viêm da cơ địa ở bàn tay có nguy hiểm không?

Viêm da cơ địa ở bàn tay thường không gây nguy hiểm đến sức khỏe. Tuy nhiên triệu chứng ngứa ngáy có thể kéo dài dai dẳng – đặc biệt bùng phát mạnh vào ban đêm gây mất ngủ, khó ngủ, suy nhược cơ thể, mệt mỏi, bứt rứt,…

Ngoài ra tổn thương da ở bàn tay còn có khả năng bội nhiễm cao. So với viêm da cơ địa đơn thuần, viêm da cơ địa bội nhiễm thường gây ra các triệu chứng nặng nề (tụ mủ, đau nhức, sưng đỏ nặng) và dễ chuyển biến thành các biến chứng nghiêm trọng như lở loét da, viêm mô tế bào, nhiễm trùng huyết.

Bên cạnh đó, viêm da cơ địa ở bàn tay/ lòng bàn tay tái phát thường xuyên còn ảnh hưởng công việc và một số thói quen sinh hoạt như giặt quần áo, rửa chén bát và vệ sinh nhà cửa.

Xử lý viêm da cơ địa ở tay bằng cách nào?

Điều trị viêm da cơ địa ở tay chủ yếu là phục hồi da, giảm ngứa và ngăn ngừa biến chứng. Trong trường hợp có bội nhiễm, kháng sinh dạng bôi hoặc uống thường sẽ được chỉ định phối hợp.

1. Sử dụng thuốc

Thuốc điều trị viêm da cơ địa ở tay chỉ có tác dụng kiểm soát triệu chứng và làm giảm tổn thương da. Hiện nay không có bất cứ biện pháp nào có thể điều trị hoàn toàn bệnh lý này và các tình trạng viêm da mãn tính khác (vảy nến, chàm, tổ đỉa, viêm da dị ứng,…).

viêm da cơ địa ở tay
Điều trị viêm da cơ địa ở tay chủ yếu là sử dụng thuốc chứa corticoid, thuốc kháng histamine H1,…

Một số loại thuốc được chỉ định trong điều trị viêm da cơ địa ở bàn tay:

  • Thuốc kháng histamine H1: Thuốc kháng histamine H1 có tác chống dị ứng và giảm ngứa. Đối với bệnh viêm da cơ địa, bác sĩ có thể chỉ định thuốc dạng uống hoặc thuốc bôi da kết hợp giữa hoạt chất kháng histamine H1 với corticoid.
  • Thuốc ức chế calcineurin: Nhóm thuốc này có tác dụng phục hồi da và ngăn ngừa tổn thương lan rộng. Thuốc ức chế calcineurin (Pimecrolimus, Tacrolimus) có thể tăng mức độ nhạy cảm của da với tia UVA và UVB, vì vậy trong thời gian sử dụng cần hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
  • Thuốc chứa kẽm (Kẽm oxide 10%): Loại thuốc này có tác dụng bảo vệ, làm dịu da và sát khuẩn nhẹ. Thuốc thường được sử dụng trong giai đoạn cấp tính nhằm làm dịu vùng da tổn thương và cải thiện hiện tượng sưng nóng.
  • Corticoid bôi ngoài da: Thuốc bôi chứa corticoid là nhóm thuốc điều trị viêm da cơ địa ở tay được sử dụng phổ biến nhất. Thuốc có khả năng chống dị ứng và giảm viêm mạnh. Tuy nhiên do có nguy cơ cao (teo da, rậm lông, tăng nguy cơ nhiễm trùng) nên nhóm thuốc này chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn.
  • Kháng sinh và thuốc chống nấm: Trong trường hợp có bội nhiễm da, bác sĩ có thể chỉ định thuốc kháng sinh/ thuốc chống nấm ở dạng uống hoặc bôi tùy vào tác nhân và mức độ nhiễm trùng.
  • Thuốc bạt sừng chứa acid salicylic: Acid salicylic là dẫn xuất của BHA, có tác dụng sát trùng nhẹ, làm mềm da và loại bỏ tế bào chết. Thuốc được bào chế ở dạng kem lỏng và thường được sử dụng trong điều trị viêm da cơ địa mãn tính.

Các loại thuốc trên chỉ có tác dụng cải thiện triệu chứng, do đó bác sĩ thường chỉ định thuốc trong một thời gian ngắn nhằm hạn chế nguy cơ phụ thuộc. Trong trường hợp được chỉ định thuốc kháng sinh và chống nấm, cần sử dụng đều đặn và liên tục trong 7 – 15 ngày (tùy trường hợp).

2. Áp dụng biện pháp điều trị tại nhà

Ngoài việc sử dụng thuốc, bạn cũng có thể phục hồi vùng da tổn thương và giảm ngứa ngáy với một số biện pháp điều trị tại nhà sau:

viêm da cơ địa ở bàn tay
Có thể sử dụng tinh dầu tự nhiên để dưỡng ẩm da tay và giảm khô ráp, ngứa ngáy
  • Ngâm nước muối ấm: Ngâm nước muối ấm là biện pháp giảm ngứa và làm dịu da nhanh chóng và dễ thực hiện. Biện pháp này thích hợp với viêm da cơ địa ở tay trong giai đoạn mãn tính. Nhiệt độ ấm từ nước muối có thể làm mềm da, giảm ngứa và sát trùng.
  • Chườm đá: Trong giai đoạn cấp tính, da thường bị sưng đỏ và đau nhức. Chườm đá lên da trong khoảng 20 phút có thể làm co mạch, hạn chế máu tuần hoàn đến vùng da tổn thương, từ đó giảm sưng viêm và cải thiện cơn đau rõ rệt.
  • Sử dụng tinh dầu tự nhiên: Để làm giảm tình trạng khô và bong tróc da, bạn có thể sử dụng 1 – 2 giọt tinh dầu nhiên (dầu hạnh nhân, ô liu, dầu dừa hoặc dầu argan) massage nhẹ nhàng lên da. Axit béo và các thành phần trong dầu có tác dụng dưỡng ẩm tốt, ngăn ngừa nứt nẻ và hạn chế thâm sẹo.
  • Dùng gel nha đam: Gel nha đam có tác dụng nổi bật là làm dịu da, cải thiện hiện tượng sưng nóng và tăng tốc độ hồi phục các mô da hư tổn. Sử dụng gel nha đam thường xuyên còn có thể giảm khô ráp, ngừa thâm nhiễm và cải thiện ngứa ngáy đáng kể.

Phòng ngừa viêm da cơ địa ở lòng bàn tay

Viêm da cơ địa ở bàn tay thường phát triển theo từng giai đoạn. Để ngăn ngừa bệnh bùng phát trở lại (giai đoạn cấp), bạn nên thực hiện một số biện pháp phòng ngừa sau:

bị viêm da cơ địa ở tay
Nên sử dụng bao tay để tránh tiếp xúc với các hóa chất có độ kiềm cao
  • Thường xuyên giữ ẩm cho da bằng các tinh dầu tự nhiên hoặc kem dưỡng dịu nhẹ, đặc biệt là khi thời tiết khô hanh.
  • Để giảm thiểu nguy cơ kích ứng, bạn có thể sử dụng bao tay chuyên dụng khi phải tiếp xúc với hóa chất.
  • Sử dụng xà phòng rửa tay dịu nhẹ và có độ pH cân bằng (từ 5 – 6).
  • Mang bao tay giữ ấm và tăng cường dưỡng ẩm cho da khi thời tiết lạnh và khô hanh.
  • Nâng cao sức khỏe bằng cách nghỉ ngơi và ăn uống điều độ. Đồng thời nên giải tỏa căng thẳng và thực hiện các hoạt động giúp thư giãn não bộ như yoga, trò chuyện cùng người thân, đọc sách, nghe nhạc,…

Viêm da cơ địa ở tay có xu hướng tái đi tái lại nhiều lần và dễ bội nhiễm hơn những vùng da khác. Do đó ngoài việc điều trị, bạn cần chủ động trong việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa.

Tham khảo thêm: [Giải đáp] Bệnh viêm da cơ địa có lây không ? Cách phòng bệnh ?

Cùng chuyên mục

Bệnh viêm da cơ địa là gì ? Cách nhận biết và điều trị hiệu quả

Bệnh viêm da cơ địa – Cách nhận biết và điều trị hiệu quả

Viêm da cơ địa là bệnh ngoài da gây đỏ và ngứa, bệnh tiến triển từng đợt và thường xảy ra ở trẻ nhỏ. Bệnh không nguy hiểm nhưng người...

Công dụng chữa viêm da cơ địa của nha đam ít ai ngờ

Chữa viêm da cơ địa bằng nha đam có tác dụng làm dịu vùng da sưng nóng, dưỡng ẩm và cải thiện ngứa ngáy. Ngoài ra với đặc tính chống...

Viêm da cơ địa ở đầu xử lý như thế nào ?

Viêm da cơ địa ở đầu là bệnh lý về da liễu thường gặp, bệnh gây ra các triệu chứng như ngứa ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ và chảy dịch...

Người bệnh viêm da cơ địa cần chú ý nên ăn và nên kiêng một số loại thức ăn.

Người bị viêm da cơ địa nên ăn gì và kiêng gì ?

Người bị viêm da cơ địa nên ăn các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin B, vitamin A, vitamin E,... và nên kiêng ăn thức ăn cay nóng, thức ăn...

Viêm da cơ địa khởi phát ở người lớn và những điều cần lưu ý

Viêm da cơ địa không chỉ xảy ra ở trẻ em mà còn có thể khởi phát ở cả người lớn. So với trẻ nhỏ, bệnh xảy ra ở người...

Viêm da cơ địa ở vùng kín và cách xử lý an toàn

Viêm da cơ địa ở vùng kín là tình trạng viêm da cơ địa phát triển xung quanh bộ phận sinh dục. Bệnh gây ra triệu chứng ngứa ngáy khó...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn