Bị viêm da tiếp xúc với côn trùng và hướng xử lý

Viêm da tiếp xúc: Dấu hiệu nhận biết và hướng điều trị an toàn

Viêm da tiếp xúc ở vùng kín và cách xử lý

Bị viêm da tiếp xúc nên kiêng ăn gì để tránh nặng thêm?

Bị viêm da tiếp xúc nên bôi hay uống thuốc gì?

Bị viêm da dị ứng tiếp xúc bao lâu thì khỏi ?

Viêm da tiếp xúc ở trẻ em: Cách phòng và trị bệnh an toàn

Bị viêm da tiếp xúc bội nhiễm có nguy hiểm không? Chữa khỏi không?

Viêm da tiếp xúc ở trẻ em: Cách phòng và trị bệnh an toàn

Viêm da tiếp xúc ở trẻ em là tình trạng khá phổ biến. Bệnh có mức độ nhẹ và hầu hết chỉ gây các triệu chứng tại chỗ như phát ban, mụn nước, nóng rát và ngứa ngáy. Tuy nhiên nếu không có biện pháp xử lý và chăm sóc đúng cách, thương tổn da có thể lan tỏa rộng, trợt loét và tăng nguy cơ bội nhiễm.

viêm da tiếp xúc ở trẻ em
Viêm da tiếp xúc ở trẻ là tình trạng da bị tổn thương do tiếp xúc với yếu tố kích thích

Viêm da tiếp xúc ở trẻ em và triệu chứng nhận biết

Viêm da tiếp xúc ở trẻ là tình trạng da bị tổn thương cấp hoặc mãn tính do tiếp xúc với yếu tố kích ứng hoặc chất gây dị ứng. Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa phát triển toàn diện, thể trạng kém và làn da nhạy cảm nên thường có nguy cơ cao mắc bệnh lý này.

Thông thường, viêm da tiếp xúc chỉ làm phát sinh triệu chứng ở vùng da va chạm với dị nguyên. Tuy nhiên nếu xảy ra ở trẻ nhỏ, tổn thương da có thể lan tỏa trên phạm vi rộng. Theo thống kê, viêm da tiếp xúc ở trẻ thường xảy ra do chất kích thích (khoảng 80%) và chỉ có khoảng 20% trẻ mắc bệnh do chất gây dị ứng.

  • Chất kích ứng: Hóa chất và thành phần trong tác nhân kích ứng gây tổn thương vùng da tiếp xúc trực tiếp mà không thông qua phản ứng dị ứng.
  • Chất dị ứng: Ngược lại, chất dị ứng gây bùng phát bệnh thông qua hoạt động phóng thích IgE, histamine vào vùng da tiếp xúc và phát sinh các triệu chứng lâm sàng.

Để nhận biết bệnh lý này ở con trẻ, bạn có thể dựa vào các triệu chứng cơ năng và tổn thương thực thể sau:

viêm da tiếp xúc ở trẻ em
Viêm da tiếp xúc ở trẻ em đặc trưng bởi sự xuất hiện ban da kèm mụn nước, nóng rát và ngứa ngáy
  • Da trẻ xuất hiện các vệt ban đỏ dài hoặc tròn, có hình dạng và kích thước không đồng nhất.
  • Ban da có dấu hiệu phù nề và có ranh giới rõ ràng so với các vùng da khỏe mạnh.
  • Trong khoảng vài phút đến vài giờ, bề mặt ban có xu hướng xuất hiện mụn nước/ bọng nước mọc rải rác hoặc khu trú.
  • 100% trường hợp trẻ đều cảm thấy nóng rát tại chỗ kèm theo đau nhức và ngứa ngáy.
  • Một số trẻ có thể quấy khóc, bứt rứt và chà xát lên vùng da thương tổn.
  • Sau khoảng 3 ngày, mụn nước có xu hướng tự vỡ và hình thành vảy tiết.

Với những trường hợp tổn thương da nặng nề, các triệu chứng điển hình của viêm da tiếp xúc có thể đi kèm với tình trạng nổi mề đay trên diện rộng, trẻ quấy khóc, chán ăn và mệt mỏi.

Nguyên nhân gây bệnh viêm da tiếp xúc ở trẻ em

Viêm da tiếp xúc ở trẻ nhỏ có thể bùng phát do tiếp xúc với những yếu tố sau:

  • Ánh nắng mặt trời
  • Côn trùng cắn hoặc tiếp xúc với dịch tiết côn trùng
  • Hóa chất, dung môi công nghiệp, nước xả vải, bột giặt, mỹ phẩm,…
  • Ma sát giữa da với quần áo, tã và giày dép
  • Kim loại như bạc, inox, niken, sắt,…
  • Sử dụng thuốc kháng sinh, giảm đau, hạ sốt
  • Nấm mốc
  • Phấn hoa
  • Núm vú giả
  • Đồ chơi làm bằng cao su

Ngoài những nguyên nhân chính kể trên, bệnh cũng có thể khởi phát do có các yếu tố rủi ro như:

bệnh viêm da tiếp xúc ở trẻ em
Trẻ mắc bệnh hen suyễn và các bệnh liên quan đến cơ địa có nguy cơ cao bị viêm da tiếp xúc
  • Mắc các bệnh cơ địa: Trẻ nhỏ mắc các bệnh lý liên quan đến cơ địa như viêm mũi dị ứng, hen suyễn, eczema và viêm da cơ địa thường có nguy cơ bị viêm da tiếp xúc cao.
  • Giới tính: Thống kê cho thấy, bệnh ảnh hưởng đến bé gái nhiều hơn bé trai.
  • Yếu tố di truyền: Viêm da tiếp xúc có khả năng di truyền từ cha mẹ sang bé. Vì vậy trẻ sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nếu cha hoặc mẹ bị viêm da tiếp xúc và các bệnh liên quan đến cơ địa.
  • Trẻ sinh non và nhẹ cân: Trẻ sinh thiếu tháng và nhẹ cân thường có cơ địa nhạy cảm và sức đề kháng kém. Chính vì vậy hệ miễn dịch dễ bị kích thích bởi các yếu tố từ môi trường và gây bùng phát viêm da tiếp xúc.

Ảnh hưởng của bệnh viêm da tiếp xúc ở trẻ

Viêm da tiếp xúc ở trẻ thường có mức độ nhẹ và đáp ứng tốt với các biện pháp điều trị. Tuy nhiên nếu không thực sự chú ý, tổn thương da có thể không được phát hiện sớm và có xu hướng tiến triển theo chiều hướng tiêu cực.

bệnh viêm da tiếp xúc ở trẻ em
Ngứa ngáy kéo dài có thể khiến trẻ quấy khóc, mệt mỏi, chán ăn và sụt cân, chậm lớn

Một số ảnh hưởng và biến chứng của bệnh viêm da tiếp xúc ở trẻ nhỏ, bao gồm:

  • Viêm da tiếp xúc bội nhiễm: Nếu trẻ thường xuyên chà xát, gãi lên mụn nước và vết phát ban, da có thể bị trợt loét, ngứa ngáy, đau rát và tăng nguy cơ viêm nhiễm. Viêm da tiếp xúc bội nhiễm không chỉ gây thương tổn da mà còn khiến trẻ sốt nhẹ, đau đầu, mệt mỏi và chán ăn.
  • Trẻ sụt cân: Với những trường hợp điều trị và chăm sóc đúng cách, viêm da tiếp xúc ở trẻ có thể thuyên giảm hoàn toàn sau 5 – 10 ngày. Tuy nhiên nếu xử lý không đúng cách, tổn thương da của bệnh có thể gây ngứa ngáy kéo dài, ảnh hưởng đến giấc ngủ, sức khỏe và khiến trẻ chán ăn, sụt cân.
  • Hoại tử da: Hoại tử da là biến chứng nặng nề của bệnh viêm da tiếp xúc. Biến chứng này xảy ra khi viêm da bội nhiễm không được can thiệp kịp thời hoặc do lạm dụng thuốc bôi chứa corticosteroid.

Cách điều trị viêm da tiếp xúc ở trẻ em an toàn

Viêm da tiếp xúc thường thuyên giảm nhanh sau khi chăm sóc và điều trị. Chính vì vậy khi nhận thấy ở con trẻ, bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ Da liễu để được chẩn đoán và hướng dẫn các biện pháp điều trị an toàn.

Dưới đây là một số phương pháp điều trị viêm da tiếp xúc ở trẻ nhỏ được áp dụng phổ biến.

1. Cải thiện và chăm sóc tại nhà

Trẻ nhỏ là nhóm đối tượng nhạy cảm và dễ gặp phải tác dụng phụ khi sử dụng thuốc. Vì vậy bạn nên ưu tiên thực hiện các biện pháp cải thiện và chăm sóc tại nhà như:

điều trị viêm da tiếp xúc ở trẻ em
Nên cho trẻ uống nhiều nước để cân bằng độ ẩm trên da và giảm độ nhạy cảm của hệ miễn dịch
  • Tắm nước mát: Sau khi bùng phát các triệu chứng của viêm da tiếp xúc, bạn nên cho trẻ tắm nước mát để loại bỏ chất dị ứng/ kích ứng. Ngoài ra bạn có thể thêm vào nước tắm tinh dầu khuynh diệp để sát trùng và giảm ngứa ngáy.
  • Thoa kem dưỡng: Thoa kem dưỡng giúp tăng sức đề kháng cho da và giảm mức độ thương tổn do viêm da tiếp xúc. Ngoài ra một số loại kem dưỡng còn chứa thành phần kháng khuẩn (Kẽm) và làm dịu da (Aloe vera, Glycerin, Oat extract,…).
  • Cho trẻ uống nhiều nước: Để hỗ trợ giảm ngứa và điều hòa hoạt động của hệ miễn dịch, bạn nên cho trẻ uống nhiều nước. Ngoài ra có thể bổ sung cho trẻ nước ép từ rau củ và trái cây để tăng sức đề kháng và ngăn ngừa tổn thương da lan rộng.
  • Cho trẻ mặc quần áo thông thoáng: Thương tổn do viêm da tiếp xúc có thể nghiêm trọng và lan tỏa rộng hơn khi có ma sát. Vì vậy trong thời gian điều trị, nên cho trẻ mặc quần áo thông thoáng để tránh gây kích ứng và giữ làn da luôn khô thoáng.
  • Hạn chế một số thực phẩm: Nên hạn chế cho trẻ ăn các loại thực phẩm và đồ uống có khả năng gây dị ứng cao như hải sản, đậu phộng, sữa bò, đậu nành, thịt bò,… Ăn các loại thực phẩm này có thể khiến tổn thương da chậm lành, nổi mề đay toàn thân, gây ngứa ngáy dữ dội và tăng nguy cơ bội nhiễm.
  • Bảo vệ da của trẻ: Khi bị viêm da tiếp xúc, da của trẻ thường nhạy cảm hơn với ánh nắng và yếu tố bên ngoài. Vì vậy bạn nên hạn chế cho trẻ vui chơi ngoài trời và cần sử dụng kem chống nắng, mặc áo khoác khi trẻ phải tiếp xúc dưới ánh nắng.
  • Không chà xát và gãi lên da: Chà xát và gãi lên da có thể gây vỡ mụn nước, lở loét và bội nhiễm. Do đó bạn cần dặn dò trẻ không được gãi cào lên da. Với trẻ nhỏ, nên cắt móng và đeo bao tay để tránh tình trạng chảy máu và viêm nhiễm vùng da tổn thương.

Với những trường hợp bệnh nhẹ, triệu chứng trên da có thể thuyên giảm nhanh sau khi áp dụng các biện pháp chăm sóc và cải thiện tại nhà.

2. Dùng thuốc cho trẻ khi cần thiết

Trong một số trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể kê toa một số loại thuốc điều trị viêm da tiếp xúc cho trẻ. Để giảm thiểu rủi ro phát sinh, bạn nên thông báo với bác sĩ độ tuổi, cân nặng, tiền sử dị ứng và tình trạng sức khỏe của trẻ. Bác sĩ sẽ dựa vào các yếu tố này để lựa chọn loại thuốc và hiệu chỉnh liều lượng phù hợp.

điều trị viêm da tiếp xúc ở trẻ em
Có thể dùng thuốc bôi và thuốc uống trị viêm da tiếp xúc cho trẻ khi cần thiết

Một số loại thuốc được sử dụng trong điều trị viêm da tiếp xúc ở trẻ em, bao gồm:

  • Dung dịch Jarish/ hồ nước: Hai loại thuốc này được bào chế ở dạng dung dịch và đều có tác dụng sát khuẩn nhẹ, làm sạch da và giảm sưng đỏ. Khi sử dụng thuốc cho trẻ, bạn nên vô trùng da để tránh hiện tượng bội nhiễm.
  • Thuốc tím: Nếu tổn thương da có dấu hiệu viêm nhiễm, bạn có thể dùng thuốc tím thoa lên vùng da thương tổn hoặc pha nước tắm để giảm ngứa và sát trùng.
  • Thuốc kháng histamine H1: Thuốc kháng histamine H1 được bào chế ở dạng uống. Thuốc khá an toàn với trẻ nhỏ và được chỉ định để giảm ngứa ngáy, sưng viêm và ngăn ngừa tổn thương da lan rộng.
  • Thuốc giảm đau: Trong trường hợp trẻ bị đau nhức, bác sĩ có thể kê toa thuốc Paracetamol. Loại thuốc này có tác dụng giảm đau, hạ sốt và có thể dùng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên.
  • Thuốc bôi chứa corticoid: Nhóm thuốc này chỉ được dùng cho trẻ từ 12 tuổi trở lên. Thuốc bôi chứa corticoid có tác dụng ức chế miễn dịch nhằm kháng viêm và chống dị ứng mạnh. Tuy nhiên thuốc có nguy cơ cao nên hiếm khi được chỉ định trong điều trị viêm da tiếp xúc ở trẻ em.
  • Thuốc kháng sinh: Nếu thương tổn da bị viêm nhiễm nặng, bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng sinh cho trẻ. Kháng sinh là nhóm thuốc dễ phát sinh tác dụng phụ và rủi ro, vì vậy bạn chỉ nên cho trẻ dùng thuốc khi có chỉ định.

Ngoài ra bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc khác tùy thuộc vào triệu chứng phát sinh, mức độ thương tổn da và khả năng đáp ứng của từng trẻ.

Phòng ngừa viêm da tiếp xúc ở trẻ em

Trẻ nhỏ có làn da mỏng và nhạy cảm nên thương tổn da có thể tái phát nhiều lần. Vì vậy phụ huynh nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa viêm da tiếp xúc cho trẻ như:

điều trị viêm da tiếp xúc ở trẻ em
Vệ sinh không gian sống thường xuyên để loại bỏ nấm mốc, mạt bụi và côn trùng
  • Dặn dò trẻ không được chạm vào côn trùng, hóa chất và nhựa/ mủ thực vật.
  • Thường xuyên phun xịt côn trùng theo định kỳ và vệ sinh nhà cửa để loại bỏ nấm mốc, mạt bụi, kiến ba khoang và một số loại côn trùng khác.
  • Nên thay đổi kem dưỡng da và dung dịch làm sạch cho trẻ nếu các sản phẩm này chứa thành phần dễ kích ứng.
  • Thay tã cho trẻ thường xuyên, mặc quần áo rộng rãi, có chất liệu mềm và thấm hút.
  • Khi trẻ ngủ, nên sử dụng màn và tắt đèn để tránh thu hút côn trùng.
  • Nâng cao hệ miễn dịch cho con trẻ bằng cách xây dựng chế độ ăn uống, luyện tập và sinh hoạt khoa học.
  • Kiểm tra quần áo và tã trước khi mặc cho trẻ.
  • Phơi quần áo của trẻ vào ban ngày để tránh côn trùng bài tiết dịch gây ngứa và tổn thương da.
  • Hạn chế cho trẻ vui chơi ngoài trời, đặc biệt là khi thời tiết ẩm và những nơi có nhiều cây cỏ.

Viêm da tiếp xúc ở trẻ em thường có mức độ nhẹ và thuyên giảm nhanh. Tuy nhiên nếu không chăm sóc và điều trị đúng cách, tổn thương trên da có thể tiến triển nặng nề, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tăng nguy cơ bội nhiễm. Chính vì vậy phụ huynh nên chú ý biểu hiện của con trẻ để có các biện pháp xử lý kịp thời.

Cùng chuyên mục

Bị viêm da tiếp xúc bội nhiễm có nguy hiểm không? Chữa khỏi không?

Viêm da tiếp xúc bội nhiễm xảy ra khi vùng da tổn thương bị nhiễm trùng do vi khuẩn, nấm hoặc virus. Tình trạng này không chỉ gây thương tổn...

Bị viêm da tiếp xúc nên bôi hay uống thuốc gì?

Khi bị viêm da tiếp xúc, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc bôi và thuốc uống để sát trùng, làm dịu da, giảm viêm, ngứa ngáy và...

Bị viêm da tiếp xúc nên kiêng ăn gì để tránh nặng thêm?

Khi bị viêm da tiếp xúc, bạn cần hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều chất béo, gia vị, thịt đỏ và một số loại hải sản. Các loại thực...

Viêm da tiếp xúc ở vùng kín và cách xử lý

Viêm da tiếp xúc ở vùng kín thường xảy ra do ma sát với quần lót, kích ứng với dung dịch vệ sinh, côn trùng cắn hoặc do dị ứng...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn