Bị viêm đường tiết niệu khi mang thai phải làm sao?

Viêm đường tiết niệu ở trẻ em: Dấu hiệu, cách điều trị

Các kháng sinh chữa viêm đường tiết niệu và điều cần biết

5 bệnh viện khám viêm đường tiết niệu tốt nhất Hà Nội

12 Cách Chữa Viêm Đường Tiết Niệu Tại Nhà Hiệu Quả Nhanh

Viêm đường tiết niệu: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Viêm đường tiết niệu nên ăn gì, kiêng gì nhanh khỏi?

Mẹo chữa viêm đường tiết niệu bằng râu ngô và lưu ý

Bệnh viêm đường tiết niệu có tự khỏi không? Mất bao lâu?

5 Địa chỉ khám viêm đường tiết niệu tốt nhất tại TPHCM

Bị viêm đường tiết niệu khi mang thai phải làm sao?

Viêm đường tiết niệu là bệnh lý xảy ra phổ biến khi mang thai. Mẹ bầu cần sớm phát hiện và có biện pháp can thiệp phù hợp để kiểm soát tiến triển của bệnh. Từ đó đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

viêm đường tiết niệu khi mang thai
Mẹ bầu tuyệt đối không được chủ quan nếu bị viêm đường tiết niệu trong bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ

Viêm đường tiết niệu khi mang thai là gì?

Viêm đường tiết niệu đề cập đến tình trạng các loại vi khuẩn xâm nhập vào bàng quang hay thận gây nhiễm khuẩn cho nước tiểu. Sau đó lây lan sự nhiễm khuẩn tới các cơ quan của hệ tiết niệu. Bao gồm thận, bàng quang, niệu quản và niệu đạo.

Số liệu thống kê cho thấy rằng, bệnh viêm đường tiết niệu xảy ra phổ biến hơn ở nữ giới so với nam giới. Đặc biệt là các chị em phụ nữ đang trong quá trình mang thai do có nhiều yếu tố tác động.

Trên thực tế, bà bầu có nguy cơ bị viêm đường tiết niệu bắt đầu từ tuần thứ 6 của thai kỳ. Khả năng bị nhiễm trùng sẽ thay đổi theo 3 giai đoạn của thai kỳ. Cụ thể như sau:

  • Tam cá nguyệt thứ nhất: Có khoảng 41% các trường hợp viêm đường tiết niệu được chẩn đoán trong tam cá nguyệt đầu tiên. Vì nhiễm trùng tiểu trong giai đoạn này rất phổ biến.
  • Tam cá nguyệt thứ hai: Theo số liệu từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh thì có khoảng 1 nửa số phụ nữ mang thai được chẩn đoán mắc viêm đường tiết niệu trong tam cá nguyệt thứ hai so với tam cá nguyệt thứ nhất.
  • Tam cá nguyệt thứ ba: So với tam cá nguyệt thứ 2 thì số phụ nữ bị viêm đường tiết niệu trong giai đoạn này gần như giảm đi một nửa. Tuy nhiên có khoảng 80 – 90% trường hợp bị nhiễm trùng thận cấp tính trong thai kỳ.

Vì sao viêm đường tiết niệu phổ biến hơn khi mang thai?

Thông qua nhiều nghiên cứu, các chuyên gia chỉ ra rằng, tác nhân chính gây bệnh viêm đường tiết niệu là vi khuẩn E.coli. Khi bị đào thải ra ngoài qua phân thì chúng có thể xâm nhập và gây bệnh cho các cơ quan khác gần hậu môn như đường tiết niệu và âm đạo.

Ngoài ra, quan hệ tình dục cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm đường tiết niệu. Tất cả nữ giới có nguy cơ bị viêm đường tiết niệu cao hơn bởi khoảng cách từ lỗ niệu đạo đến bàng quang và từ niệu đạo đến hậu môn và lỗ âm đạo ngắn hơn nam giới.

Tuy nhiên, nếu bệnh viêm đường tiết niệu kích hoạt khi mang thai thì sẽ có một số nguyên nhân đặc trưng hơn. Bao gồm:

1. Thay đổi hormone

Khi bước vào thai kỳ, nồng độ các hormone nồng độ progesterone và estrogen trong cơ thể nữ giới sẽ tăng lên. Từ đó làm suy yếu hoạt động của bàng quang và niệu quản.

vì sao bà bầu bị viêm đường tiết niệu
Thay đổi hormone trong cơ thể khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm đường tiết niệu

Ngoài ra, mang thai còn khiến cho các thành phần trong nước tiểu có sự thay đổi. Cụ thể là làm tăng lượng protein, đường, hormone và giảm nồng độ acid. Đặc biệt, với một lượng đường dư thừa sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Tất cả những điều này sẽ làm tăng nguy cơ phát triển viêm đường tiết niệu trong thai kỳ.

2. Tử cung phát triển

Khi mang thai, đặc biệt là tuổi thai càng lớn thì tử cung của mẹ bầu sẽ càng mở rộng. Từ đó gây chèn ép lên bàng quang và các cơ quan hệ tiết niệu. Điều này khiến mẹ bầu gặp khó khăn trong việc tống xuất hết nước tiểu trong bàng quang ra bên ngoài.

Nước tiểu còn sót lại có thể sẽ trở thành nguồn lây nhiễm. Nhất là khi chúng bị trào ngược từ bàng quang lên niệu đạo và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

Dấu hiệu viêm đường tiết niệu khi mang thai

Bà bầu bị viêm đường tiết niệu có thể gặp phải một số triệu chứng sau:

  • Thường xuyên xuất hiện cảm giác muốn đi tiểu. Tuy nhiên lượng nước tiểu thải ra mỗi lần rất ít.
  • Khi tiểu có cảm giác khó tiểu, nóng rát, tiểu rắt.
  • Lúc không đi tiểu thường cảm thấy khó chịu, buồn, ớn lạnh. Một số trường hợp còn bị đau bụng dưới kèm theo triệu chứng sốt nhẹ.
  • Thường xuyên bị đau lưng tại vùng dưới sườn. Đồng thời thường bị khó chịu ở vùng bụng, bụng ì ạch.
  • Trực tràng luôn có cảm giác bị đầy.
  • Nước tiểu có màu đục kèm theo mùi khai bất thường.
  • Nếu bị viêm nhiễm nặng thì nước tiểu có thể lẫn máu.
dấu hiệu viêm đường tiết niệu khi mang thai
Bệnh viêm đường tiết niệu có thể khiến cho mẹ bầu thường xuyên có cảm giác muốn đi tiểu

Trong một số trường hợp, viêm đường tiết niệu khi mang thai có thể không gây ra bất cứ triệu chứng nào. Tuy nhiên theo các chuyên gia, nhiễm trùng tiểu không triệu chứng có thể dẫn tới có triệu chứng hay thậm chí là nhiễm trùng thận.

Trên thực tế, các nghiên cứu chỉ ra rằng, viêm đường tiết niệu không triệu chứng không được điều trị thì có đến 30% mẹ bầu bị nhiễm trùng tiểu tiếp tục phát triển thành có triệu chứng. Đồng thời, một nửa trong số này cuối cùng được chẩn đoán bị viêm bể thận cấp tính.

Viêm đường tiết niệu khi mang thai có ảnh hưởng gì?

Các chuyên gia cho biết, viêm đường tiết niệu là bệnh lý thường gặp và không quá nghiêm trọng, có thể điều trị dứt điểm. Tuy nhiên nếu nó xảy ra trong thai kỳ thì các mẹ bầu cần đặc biệt chú ý. Bởi trên thực tế, nếu không sớm phát hiện và điều trị thì bệnh có thể ảnh hưởng trực tiếp đến cả mẹ bầu và thai nhi.

Ảnh hưởng đến cơ thể mẹ bầu:

  • Gây viêm nhiễm ở các cơ quan khác của hệ tiết niệu như bàng quang, thận, niệu quản…
  • Viêm nhiễm lâu ngày tại ống niệu đạo có thể hình thành sẹo. Từ đó dẫn tới hẹp niệu đạo.
  • Tình trạng nhiễm khuẩn tại các bộ phận của cơ quan tiết niệu có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Phải kể đến như áp xe thận, suy thận cấp, nhiễm trùng máu… Đặc biệt là có thể dẫn tới bể thận cấp.
  • Trong một số trường hợp, có thể xảy ra tình trạng tiền sản giật hay tán huyết ở mẹ bầu.

Ảnh hưởng tới thai nhi:

  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu có thể làm tăng nguy cơ bị sinh non. Thậm chí là gây chết thai trong tử cung.
  • Người mẹ trong quá trình mang thai bị viêm đường tiết niệu có nguy cơ cao gây nhiễm trùng sơ sinh cho em bé.

Chẩn đoán và điều trị viêm đường tiết niệu khi mang thai

Bà bầu không nên quá lo lắng khi bị viêm đường tiết niệu. Mặc dù đây là bệnh lý rất phổ biến nhưng có thể điều trị được. Tốt nhất nên tìm đến sự giúp đỡ từ bác sĩ khi phát hiện ra các triệu chứng nghi ngờ. Chẩn đoán và điều trị kịp thời, đúng đắn là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe thai kỳ.

1. Chẩn đoán

Ở lần khám thai đầu tiên, bác sĩ sẽ gửi mẫu cấy nước tiểu của bạn tới phòng thí nghiệm nhằm kiểm tra xem có nhiễm trùng hay không. Còn ở những lần khám thai tiếp theo, bác sĩ sẽ nói chuyện với bạn, đồng thời thực hiện kiểm tra định kỳ. Bác sĩ thường sẽ:

  • Hỏi xem bạn có gặp phải bất cứ triệu chứng nào hay không
  • Thực hiện khám sức khỏe để kiểm tra xem bạn có bị đau hay không
  • Kiểm tra nước tiểu nếu bạn gặp phải các triệu chứng

Trường hợp bác sĩ nghi ngờ bạn bị nhiễm trùng thì họ sẽ gửi nước tiểu của bạn đến phòng thí nghiệm. Mục đích có thể bao gồm:

  • Phân tích nước tiểu: Xét nghiệm nước tiểu nhằm kiểm tra nhiễm trùng bằng cách xem xét sự hiện diện của các loại vi khuẩn dưới kính hiển vi.
  • Cấy nước tiểu và độ nhạy cảm: Xét nghiệm này giúp đánh giá xem loại vi khuẩn nào đang gây ra nhiễm trùng. Đồng thời xác định rõ loại thuốc nào có thể điều trị nó.

2. Điều trị

Việc điều trị viêm đường tiết niệu khi mang thai cần được thực hiện ngay khi phát hiện. Các bác sĩ thậm chí sẽ yêu cầu điều trị viêm đường tiết niệu không triệu chứng trong thai kỳ. Bởi trên thực tế có tới 40% phát triển thành nhiễm trùng tiểu có triệu chứng hay nhiễm trùng thận nguy hiểm hơn.

thuốc chữa viêm đường tiết niệu khi mang thai
Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ kê toa các loại kháng sinh khác nhau để điều trị viêm đường tiết niệu khi mang thai

Điều trị viêm đường tiết niệu khi mang thai bao gồm sử dụng thuốc và chăm sóc tại nhà. Cụ thể như sau:

Sử dụng thuốc:

Quá trình dùng thuốc kháng sinh có thể rất cần thiết để điều trị viêm đường tiết niệu khi mang thai. Tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ kê toa một trong những loại thuốc kháng sinh sau đây:

  • Amoxicillin
  • Cephalosporin
  • Nitrofurantoin
  • Trimethoprim-sulfamethoxazole

Các chuyên gia khuyến cáo, phụ nữ mang thai nên tránh dùng Nitrofurantoin và Trimethoprim-sulfamethoxazole trong tam cá nguyệt đầu tiên. Bởi những loại thuốc kháng sinh này có thể gây ra một số bất thường khi sinh nếu bà bầu dùng trong giai đoạn này.

Các nghiên cứu cho thấy, cả Nitrofurantoin và Trimethoprim-sulfamethoxazole đều an toàn khi dùng trong tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3. Tuy nhiên dùng một trong 2 loại kháng sinh này ở tuần cuối cùng trước khi sinh có thể sẽ làm tăng nguy cơ bị vàng da ở trẻ sơ sinh.

Trường hợp phụ nữ mang thai bị nhiễm trùng thận thì họ cần được điều trị tại bệnh viện. Điều trị này sẽ bao gồm sử dụng thuốc kháng sinh và dịch truyền tĩnh mạch.

Một đợt sử dụng kháng sinh ngắn hạn không chắc là có thể gây ra bất kỳ tổn hại nào cho thai nhi đang phát triển. Nghiên cứu chỉ ra rằng, lợi ích của việc dùng kháng sinh để điều trị viêm đường tiết niệu khi mang thai vượt xa những nguy cơ để lại khi bệnh không được điều trị. Tuy nhiên trong mọi trường hợp, việc dùng thuốc phải nghiêm ngặt tuân thủ chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.

Biện pháp hỗ trợ tại nhà:

Bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ định từ bác sĩ, bạn có thể thực hiện một số biện pháp tại nhà sau đây:

  • Uống nhiều nước: Chất lỏng giúp cho bạn giữ đủ nước. Đồng thời hỗ trợ loại bỏ vi khuẩn từ đường tiết niệu ra khỏi cơ thể.
  • Sử dụng xà phòng nhẹ: Tuyệt đối tránh các loại xà phòng, dung dịch vệ sinh có chứa chất tẩy rửa mạnh, bột hay nước tắm sủi bọt.
  • Tránh thụt rửa: Không thụt rửa để cố gắng loại bỏ vi khuẩn. Bởi thụt rửa có thể làm thay đổi sự cân bằng hệ vi sinh trong âm đạo. Từ đó khiến cho nhiễm trùng trở nên tồi tệ hơn.
  • Uống nước ép nam việt quất: Mặc dù không có tác dụng điều trị nhưng lại hỗ trợ rất tốt. Tuy nhiên cần uống nước ép việt quất tươi 100% chứ không phải là hỗn hợp trái cây có đường.
  • Kiểm tra lại chế độ ăn uống: Cố gắng tránh tiêu thụ soda, đồ ngọt hay đồ ăn vặt. Trong thai kỳ, bà bầu rất dễ bị tiểu đường. Điều này sẽ dẫn tới tràn đường vào nước tiểu. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho vi trùng và hại khuẩn phát triển.

Phòng ngừa viêm đường tiết niệu khi mang thai

Trên thực tế, có tới 23% trường hợp sẽ bị tái phát viêm đường tiết niệu trong cùng một thời kỳ mang thai. Do đó ngoài điều trị, các mẹ bầu cần hết sức chú ý tới các biện pháp phòng ngừa.

Thiết lập, duy trì chế độ sinh hoạt khoa học và ăn uống hợp lý có thể giúp ngăn ngừa sự xâm nhiễm của vi khuẩn. Đồng thời tránh được tình trạng viêm đường tiết niệu. Các giải pháp dưới đây không chỉ tốt cho phụ nữ mang thai mà được khuyến cáo cho mọi đối tượng.

Uống nhiều nước và đi tiểu nhiều lần:

Mẹ bầu nên uống nhiều nước hơn so với bình thường. Và điều này sẽ kích thích đi tiểu nhiều lần. Từ đó giúp loại bỏ nước tiểu bị đọng lại và loại bỏ được các vi khuẩn trong nước tiểu ra khỏi niệu đạo.

phòng ngừa viêm đường tiết niệu cho bà bầu
Bà bầu nên bổ sung đủ nước cho cơ thể để làm giảm nguy cơ bị viêm đường tiết niệu trong thai kỳ

Mặc đồ lót thoáng mát với kích cỡ phù hợp:

Đồ lót đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ vùng kín khỏi các tình trạng nhiễm khuẩn cùng với nhiều tổn thương khác. Nên dùng đồ lót có kích cỡ phù hợp để cảm thấy thoải mái. Đồng thời nên dùng chất liệu thoáng mát để làm tăng khả năng thấm hút mồ hôi. Từ đó tránh tạo môi trường ẩm mốc để vi khuẩn cùng các loại nấm men sinh sôi, phát triển.

Luôn giữ vệ sinh vùng kín sạch thoáng:

Mẹ bầu cần chú ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ và đúng cách mỗi ngày. Nên rửa từ trước ra sau, xoa nhẹ nhàng để tránh gây tổn thương. Chú ý vệ sinh cả vùng hậu môn để tránh tình trạng lây nhiễm lan ra các vùng lân cận.

Sử dụng sản phẩm vệ sinh an toàn và chất lượng:

Phụ nữ mang thai nên tham khảo ý kiến bác sĩ để chọn được dung dịch vệ sinh phù hợp. Cần tránh sử dụng các sản phẩm vệ sinh không rõ nguồn gốc, xuất xứ hay chứa chất tẩy mạnh để tránh gây kích thích. Đồng thời cần hạn chế sử dụng xà phòng hay giấy vệ sinh.

Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh:

Đảm bảo chế độ ăn uống khoa học và cân bằng sẽ giúp mẹ bầu có được thể chất tốt trong thời kỳ mang thai. Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi để tăng sức đề kháng. Đồng thời bổ sung thêm sữa chua hay men vi sinh vào thực đơn hằng ngày. Các thực phẩm này ngoài giúp tăng cường lợi khuẩn thì còn giúp cân bằng độ pH.

Ngoài ra, cần chú ý tránh các loại thức ăn cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ, thực phẩm lên men. Không tiêu thụ các chất kích thích như bia rượu, cà phê, trà đặc, thuốc lá… Bên cạnh đó cần hạn chế các loại  đồ ăn chế biến sẵn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Viêm đường tiết niệu khi mang thai là bệnh lý xảy ra phổ biến mẹ bầu không được chủ quan. Tốt nhất nên chủ động thăm khám và điều trị theo chỉ dẫn từ bác sĩ chuyên khoa. Cùng với đó, hãy thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa để đảm bảo an toàn cho sức khỏe thai kỳ.

Cùng chuyên mục

Cách chữa viêm đường tiết niệu tại nhà hiệu quả nhanh

12 Cách Chữa Viêm Đường Tiết Niệu Tại Nhà Hiệu Quả Nhanh

Bài thuốc từ râu ngô, tỏi, cỏ đuôi ngựa, bồ công anh… là những cách chữa viêm đường tiết niệu tại nhà được nhiều người áp dụng. Vậy các bài...

Bị viêm đường tiết niệu nên ăn gì, kiêng gì để bệnh mau khỏi?

Viêm đường tiết niệu nên ăn gì, kiêng gì nhanh khỏi?

Ngoài việc điều trị bằng thuốc, ăn uống đúng cách sẽ giúp người bệnh mau chóng hồi phục. Vậy viêm đường tiết niệu nên ăn gì, kiêng gì? Cùng theo...

Viêm đường tiết niệu uống thuốc gì mau khỏi?

Bị viêm đường tiết niệu uống thuốc gì nhanh khỏi nhất?

Viêm đường tiết niệu có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, do đó cần phải điều trị sớm. Vậy bị viêm đường tiết niệu uống thuốc gì nhanh...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn