Lưỡi trắng đau họng là dấu hiệu ung thư lưỡi?

Viêm họng hạt có mủ – Hình ảnh, dấu hiệu nhận biết, điều trị

Viêm họng mãn tính có nguy hiểm không? Bác sĩ nói gì?

Viêm mũi họng xuất tiết có nguy hiểm không? Điều cần biết

Viêm họng xung huyết – Nguy hiểm, dễ gây ung thư vòm họng

7 kẹo ngậm đau họng (dạng thuốc thảo dược) hiệu quả nhanh

Viêm họng mủ là gì, có tự khỏi không? Những thông tin cần biết

Đau rát cổ họng – Nguyên nhân và cách trị tự nhiên + Thuốc

Viêm họng ở trẻ em – Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị, phòng ngừa

Viêm họng kéo dài mãi không khỏi là do đâu? Làm sao khỏi?

Viêm họng do virus – Cách nhận biết, phân biệt và điều trị

Viêm họng do virus là tình trạng niêm mạc họng bị nhiễm trùng do các chủng virus. So với viêm họng do vi khuẩn, loại viêm họng này có mức độ nhẹ, lành tính và có thể giảm nhanh chỉ sau 5 ngày. Tuy nhiên do không có thuốc đặc hiệu nên điều trị viêm họng do virus chủ yếu là sử dụng thuốc giảm đau, hạ sốt, súc miệng với dung dịch kiềm và chăm sóc khoa học.

Viêm họng do virus
Viêm họng do virus có mức độ nhẹ và tiến triển lành tính hơn so với bệnh viêm họng do vi khuẩn

Viêm họng do virus là bệnh gì?

Viêm họng do virus là tình trạng niêm mạc họng bị nhiễm trùng do các chủng virus thường gặp như adenovirus, coronavirus, virus cúm, virus sởi,… Loại viêm họng này thường bùng phát mạnh vào mùa lạnh hoặc khi thời tiết thay đổi.

Các triệu chứng của bệnh khởi phát đột ngột và không chỉ ảnh hưởng đến cơ quan hô hấp mà còn tác động đến sức khỏe toàn thân. Tuy nhiên viêm họng do virus khá lành tính, thuyên giảm nhanh và hầu như không gây ra biến chứng nguy hiểm.

Bệnh có thể khởi phát đơn độc nhưng cũng có thể xuất hiện cùng lúc với các bệnh lý như sốt phát ban, ho gà, bạch hầu, sởi, cúm, viêm amidan và viêm VA.

Nguyên nhân gây bệnh viêm họng do virus

Nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh lý này là do virus. Các loại virus có khả năng gây nhiễm trùng niêm mạc hầu họng, bao gồm:

điều trị viêm họng virus
Rhinovirus là một trong những chủng virus thường gây viêm họng và các bệnh lý hô hấp
  • Rhinovirus: Đây là chủng virus khá phổ biến và thường gây ra các bệnh lý hô hấp. Thống kê cho thấy, có khoảng 20% trường hợp viêm họng xảy ra do virus này. Ngoài ra, rhinovirus còn gây bệnh viêm mũi họng, viêm amidan, viêm VA, viêm thanh quản cấp,…
  • Herpes simplex: Virus Herpes simplex thường gây mụn rộp sinh dục. Tuy nhiên ở một số ít trường hợp, chủng virus này có thể gây viêm miệng, viêm lợi và viêm họng.
  • Epstein-Barr: Virus này thường gây bệnh bạch cầu đơn nhân và các bệnh u nhú. Ngoài ra, Epstein-Barr cũng có thể gây viêm họng và một số bệnh lý hô hấp khác. Chủng virus này không chỉ lây nhiễm qua nước bọt và dịch tiết hô hấp mà còn có khả năng lây qua đường máu.
  • Adenovirus: Adenovirus là chủng virus thường gây nhiễm trùng họng, amidan và VA. Tuy nhiên chủng virus này tương đối lành tính và hầu như không gây ra bất cứ biến chứng nào nguy hiểm.
  • Virus cúm: Thống kê cho thấy, có đến 50% trường hợp bệnh nhân viêm họng xảy ra do virus cúm (chủ yếu là virus cúm A). Virus cúm có khả năng xâm nhập vào biểu mô đường hô hấp và có nguy cơ nhiễm khuẩn thứ phát cao hơn các loại virus khác.
  • Coronavirus: Chủng virus này có hoạt động tương tự rhinovirus, tương đối lành tính và hầu như không xâm nhập vào niêm mạc đường hô hấp như virus cúm.
  • Một số chủng virus khác: Ngoài ra, viêm họng còn có thể xảy ra do một số virus khác như virus HIV, Cytomegalovirus, Entervirus, virus Parainfluenza,…

Các loại virus này đều có khả năng lây nhiễm thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nước bọt/ dịch tiết hô hấp của người mắc bệnh. Ngoài ra ở một số trường hợp hiếm gặp, virus có thể lây nhiễm qua đường máu hoặc lây từ mẹ sang con.

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm họng do virus, bao gồm:

  • Cơ địa dị ứng
  • Hệ miễn dịch suy giảm
  • Hút thuốc lá thường xuyên
  • Sinh sống trong môi trường ô nhiễm
  • Mắc các bệnh hô hấp mãn tính như viêm xoang, viêm amidan,…
  • Tiếp xúc thân mật với người bị cảm lạnh, viêm họng, viêm amidan,…

Dấu hiệu nhận biết viêm họng do virus

Bệnh viêm họng do virus thường khởi phát triệu chứng đột ngột. Các triệu chứng thường gặp, bao gồm:

điều trị viêm họng virus
Niêm mạc hầu họng có hiện tượng xung huyết, phù nề, đỏ viêm và đau rát
  • Sốt cao từ 39 – 40 độ C
  • Đau nhức cơ thể, ăn ngủ kém
  • Cổ họng có dấu hiệu khô nóng, sau đó chuyển sang đau rát – đặc biệt là khi nuốt, giao tiếp, ho
  • Mũi bị ngạt và chảy nước mũi thường xuyên
  • Ho khan
  • Khàn tiếng nhẹ
  • Toàn bộ niêm mạc họng sưng và đỏ, có hiện tượng xung huyết và phù nề
  • Một số hạch ở cổ và dưới hàm sưng to
  • Amidan sưng to và có chất nhầy trong suốt bao phủ

ĐỌC NGAY: Xử lý ho hắng, viêm sưng, viêm amidan,… bằng bài thuốc thảo dược nghiên cứu 150 năm

Phân biệt viêm họng do virus và viêm họng do vi khuẩn

Viêm họng do virus và viêm họng do vi khuẩn đều khởi phát trong giai đoạn cấp. Tuy nhiên mức độ, đặc điểm và cách điều trị của 2 loại viêm họng này hoàn toàn khác nhau. Để áp dụng biện pháp điều trị phù hợp, bạn có thể dựa vào một số triệu chứng như sau:

điều trị viêm họng virus
Viêm họng do vi khuẩn thường gây giả mạc trắng ở amidan và niêm mạc hầu họng
  • Viêm họng do vi khuẩn: Gây sốt cao kèm rét run, ớn lạnh, cổ họng đau nhói dữ dội và có thể lan đến vùng tai. Khi quan sát cổ họng nhận thấy amidan và niêm mạc họng được bao phủ bởi lớp bựa trắng.
  • Viêm họng do virus: Gây ra các triệu chứng có mức độ nhẹ hơn. Niêm mạc họng sưng nề, xung huyết và đỏ nhưng không có giả mạc màu trắng.

Chẩn đoán bệnh viêm họng do virus

Trong trường hợp không phát sinh triệu chứng đặc hiệu, bạn nên đến bệnh viện để được chẩn đoán trước khi điều trị. Đầu tiên, bác sĩ sẽ chẩn đoán dựa vào các triệu chứng lâm sàng như sốt cao đột ngột, tổn thương tại cổ họng, đau rát họng,…

Sau đó có thể đề nghị xét nghiệm máu để đo số lượng bạch cầu. Khác với viêm họng do liên cầu khuẩn, viêm họng do virus thường không gây tăng bạch cầu và không thay đổi tốc độ lắng máu.

Các phương pháp điều trị viêm họng do virus

Không có thuốc điều trị đặc hiệu đối với bệnh viêm họng do virus. Tuy nhiên, bệnh thường thuyên giảm nhanh sau khi điều trị triệu chứng và chăm sóc đúng cách.

1. Sử dụng thuốc đông y chữa từ gốc tới ngọn

Hiện nay, nhiều người bệnh hiện nay có xu hướng lựa chọn thuốc đông y chữa bệnh bởi khả năng tác động sâu vào gốc rễ, điều trị từ triệt để. Đồng thời, thuốc sử dụng thảo dược tự nhiên nên hoàn toàn lành tính, thân thiện với cơ thể người Việt mình. Vậy, giữa vô vàn bài thuốc đông y hiện nay, đâu là bài thuốc tốt cho người bệnh? 

Trong chương trình “Khỏe thật đơn giản: Bệnh viêm họng hạt” – Đài Truyền hình VTV2 (Xem chi tiết TẠI ĐÂY) chuyên gia đã giới thiệu đến người bệnh bài thuốc nam gia truyền của dòng họ Đỗ Minh. Đây là bài thuốc ra đời từ hơn 150 năm trước, đến nay được truyền nhân đời thứ 5, GĐ chuyên môn nhà thuốc Đỗ Minh Đường – Lương y Đỗ Minh Tuấn phát triển nâng cao hiệu quả. 

Theo Thầy thuốc nam tiêu biểu 2020 – lương y Tuấn cho biết, bài thuốc này đi đúng nguyên lý chữa bệnh của YHCT mang đến hiệu quả toàn diện nhất với liệu trình: 

  • Thuốc đặc trị viêm họng: Có tác dụng tiêu đờm bổ phế, chỉ khái phong nhiệt, hạ huyết chỉ ho, phục hồi các tạng bị tổn thương. Đồng thời, loại thuốc này tác động sâu để khôi phục chính khí, cân bằng âm dương, điều hòa khí huyết trong cơ thể. Khi chính khí được tăng cường, cơ thể người bệnh có khả năng tự ngăn ngừa yếu tố gây bệnh tấn công (kể cả khi đã dừng thuốc), điều này mang đến hiệu quả lâu dài. 
  • Cao thuốc tiêu viêm, giải độc: Giúp thanh nhiệt giải độc, kháng viêm tiêu sưng, tiêu diệt gai cổ họng và tế bào lympho.
Tác dụng của bài thuốc chữa viêm họng Đỗ Minh Đường
Tác dụng của bài thuốc chữa viêm họng Đỗ Minh Đường

Bên cạnh hiệu quả chữa bệnh toàn diện, bài thuốc nam gia truyền Đỗ Minh Đường được giới chuyên môn đánh giá cao bởi sự kết hợp hoàn hảo, linh hoạt hơn 50 vị thảo dược tự nhiên. Nhiều vị thuốc là kháng sinh thực vật có khả năng tương đương như tân dược nhưng vô cùng lành tính. 

XEM NGAY: VTV2 giới thiệu bài thuốc nam Đỗ Minh Đường chữa viêm họng AN TOÀN cho mọi người

Thành phần thảo dược tự nhiên trong bài thuốc chữa viêm họng Đỗ Minh Đường

Được biết, thảo dược làm thuốc đều được Đỗ Minh Đường chủ động ươm trồng, chăm sóc theo tiêu chuẩn GACP – WHO của Bộ Y tế tại 3 vườn ươm ở: 

  • Lạc Thủy – Hòa Bình 
  • Nghĩa Trai – Hưng Yên 
  • Gia Lâm – Hà Nội

Nhà thuốc cam kết không sử dụng thảo dược không rõ nguồn gốc hay dược liệu nhập ngoại. Điều này đảm bảo bài thuốc nam Đỗ Minh Đường chữa viêm họng hoàn toàn lành tính, thân thiện với thể trạng người bệnh. Thuốc có thể dùng được cho cả mẹ bầu, phụ nữ cho con bú, trẻ nhỏ hay người già…

Hiệu quả bài thuốc được chứng minh thực tế qua hơn 2000 người bệnh trên cả nước. 

Phản hồi về bài thuốc chữa viêm họng Đỗ Minh Đường
Phản hồi về bài thuốc chữa viêm họng Đỗ Minh Đường
Phản hồi của người bệnh về bài thuốc Đỗ Minh Đường trên diễn đàn
Phản hồi của người bệnh về bài thuốc Đỗ Minh Đường trên diễn đàn

[THAM KHẢO] Nữ nhân viên văn phòng chia sẻ về hiệu quả bài thuốc nam Đỗ Minh Đường

 

Bạn đọc lưu ý, bởi Đỗ Minh Đường là địa chỉ uy tín hàng đầu trong giới YHCT, hiện nay có không ít đối tượng xấu mạo danh nhà thuốc để chuộc lợi, tư vấn,… Mọi người nên cẩn thận, tốt nhất, hãy liên hệ trực tiếp đến nhà thuốc theo địa chỉ chúng tôi cung cấp dưới đây:

2. Sử dụng thuốc điều trị triệu chứng

Thuốc thường được sử dụng trong giai đoạn bệnh mới khởi phát nhằm kiểm soát triệu chứng, hỗ trợ nâng đỡ thể trạng và ngăn ngừa biến chứng. Tuy nhiên khi triệu chứng đã thuyên giảm, cần cân chỉnh liều lượng sử dụng và ngưng thuốc hẳn để hạn chế tình trạng phụ thuộc.

Kinh nghiệm từ chàng tư vấn viên: KHÔNG dùng kháng sinh, viêm họng khỏi chỉ sau 1 tháng nhờ cách này

điều trị viêm họng virus
Thuốc điều trị viêm họng do virus có tác dụng làm giảm và cải thiện triệu chứng lâm sàng

Các loại thuốc được dùng trong điều trị bệnh viêm họng do virus, bao gồm:

  • Giảm đau và hạ sốt: Bác sĩ có thể kê toa thuốc Paracetamol, Aspirin và Ibuprofen để giảm đau họng, đau đầu, nhức mỏi mình mẩy và hạ thân nhiệt. Trong đó, Paracetamol là loại thuốc an toàn và được sử dụng phổ biến nhất.
  • Súc miệng với dung dịch kiềm: Súc miệng với các dung dịch kiềm như nước muối sinh lý, dung dịch BBM, clorat kali 1%,… giúp giảm đau họng và hỗ trợ loại vi khuẩn trong khoang miệng.
  • Nhỏ mũi Argyron 1%: Thuốc nhỏ mũi được sử dụng trong trường hợp viêm họng gây ngạt tắc mũi và chảy nước mũi kéo dài.
  • Thuốc bôi Glycerin borat 5%: Loại thuốc này được dùng trực tiếp lên niêm mạc nhằm giảm viêm, làm mát và cải thiện tình trạng đau cổ họng.

LƯU Ý: Thuốc kháng sinh chỉ có hiệu quả đối với viêm họng do vi khuẩn. Vì vậy không tùy tiện sử dụng kháng sinh khi chưa có chỉ định từ bác sĩ. Trong trường hợp viêm họng do virus có bội nhiễm tụ cầu, phế cầu và liên cầu, bác sĩ sẽ chỉ định các loại kháng sinh tương ứng.

Các loại thuốc tây có khả năng ức chế vi khuẩn, virus nhanh chóng nhưng hạn chế là chỉ tập trung chữa triệu chứng bệnh, khi ngưng thuốc, các yếu tố gây bệnh vẫn có thể tái tấn công cơ thể. Đồng thời, việc sử dụng kháng sinh thường xuyên cũng có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch (đặc biệt với trẻ nhỏ và người già), gây ảnh hưởng đến sức khỏe sau này. 

3. Áp dụng mẹo dân gian

Phần lớn các trường hợp viêm họng do virus đều tiến triển lành tính và thuyên giảm nhanh chóng. Khi triệu chứng ổn định, bạn có thể áp dụng một số mẹo dân gian để hỗ trợ tác dụng điều trị, nâng cao thể trạng và giảm tình trạng lạm dụng thuốc.

điều trị viêm họng virus
Có thể uống trà gừng hoặc nước chanh mật ong để hỗ trợ điều trị bệnh viêm họng do virus

Các biện pháp giúp hỗ trợ điều trị viêm họng do virus từ dân gian:

  • Chườm khăn mát: Ngoài sử dụng thuốc hạ sốt, có thể chườm khăn mát lên trán, cổ, nách và bẹn để hạ thân nhiệt. Bên cạnh đó, nên tắm nước mát và mặc quần áo rộng rãi để hạn chế cơ thể đổ nhiều mồ hôi.
  • Trà gừng: Gừng chứa Gingerol có tác dụng chống viêm, sát trùng và giảm đau. Bên cạnh đó, thảo dược này còn có đặc tính ức chế virus, nấm và hạn chế sự phát triển quá mức của vi khuẩn. Uống 1 tách trà gừng ấm trước khi đi ngủ có thể làm dịu cổ họng, giảm đau rát, dứt cơn ho và long đờm.
  • Xông mũi với lá bạc hà: Lá bạc hà chứa tinh dầu và hoạt chất Menthol, có tác dụng thông mũi, làm mát và cải thiện tình trạng viêm. Xông mũi với lá bạc hà giúp làm giảm triệu chứng ngạt tắc mũi và hỗ trợ dẫn lưu dịch tiết hô hấp ra bên ngoài.
  • Nước chanh mật ong: Trong thời gian điều trị, bạn nên uống nước chanh mật ong thường xuyên. Thức uống này có tác dụng kháng khuẩn, tăng cường sức khỏe và nâng cao chức năng miễn dịch. Ngoài ra, uống nhiều nước còn cân bằng điện giải, hỗ trợ điều hòa thân nhiệt và làm dịu vùng niêm mạc sưng nóng.
  • Bổ sung tỏi vào chế độ ăn: Hoạt chất allicin trong tỏi có đặc tính kháng sinh mạnh, giúp ức chế vi khuẩn và virus có hại. Do đó, bạn nên bổ sung loại gia vị này trong chế độ ăn hàng ngày để hỗ trợ ức chế virus gây viêm họng và rút ngắn thời gian điều trị.

4. Biện pháp chăm sóc tại nhà

Ngoài các phương pháp điều trị và cải thiện, nên áp dụng đồng thời với các biện pháp chăm sóc nhằm hỗ trợ ức chế nhiễm trùng, làm dịu cổ họng và tác động tích cực đến tiến triển của bệnh. Kết hợp chế độ chăm sóc với phương pháp y tế có thể rút ngắn thời gian điều trị và giảm nguy cơ phát sinh biến chứng.

Tham khảo thêm: 13 Cách chữa viêm họng tại nhà (mẹo dân gian + lời khuyên y tế)

điều trị viêm họng virus
Dùng các món ăn có kết cấu mềm giúp làm giảm áp lực lên cổ họng và hạn chế cơn đau phát sinh

Các biện pháp chăm sóc bệnh viêm họng do virus:

  • Trong ít nhất 3 ngày đầu phát bệnh, bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi tại nhà, hạn chế làm việc quá sức hoặc di chuyển nhiều.
  • Uống 2.5 – 3 lít nước/ ngày. Nếu bị đắng miệng hoặc buồn nôn, có thể bổ sung nước ép từ trái cây hoặc rau xanh để kích thích vị giác và tăng cường hệ miễn dịch.
  • Viêm họng có thể gây đau rát và vướng víu khi ăn uống. Vì vậy trong thời gian này, nên bổ sung các món ăn mềm, ít gia vị, dầu mỡ, dễ nuốt và dễ tiêu hóa.
  • Giữ không gian sống mát mẻ và sạch sẽ để tránh tăng thân nhiệt và bội nhiễm đường hô hấp.
  • Súc miệng và chải răng thường xuyên nhằm hỗ trợ loại bỏ virus có hại tích tụ trong khoang miệng.
  • Nên ngủ sớm và ngủ đủ 7 – 8 giờ/ ngày. Thức khuya có thể gây mệt mỏi, suy nhược cơ thể và tạo điều kiện cho virus bùng phát mạnh.
  • Nếu cổ họng bị khô, nên dùng máy tạo độ ẩm để làm dịu niêm mạc đường hô hấp.
  • Tránh nói chuyện và la hét vì các hoạt động này có thể khiến niêm mạc bị kích thích và sưng viêm nặng nề hơn.

Phòng ngừa bệnh viêm họng do virus bằng cách nào?

Các chủng virus gây viêm họng có khả năng lây nhiễm cao. Vì vậy nếu không chủ động phòng ngừa, virus có thể xâm nhập vào cơ quan hô hấp và gây tái phát bệnh.

XEM THÊM: Phòng ngừa bệnh viêm họng với 10+ bài thuốc nam từ ngàn xưa

điều trị viêm họng virus
Vệ sinh răng miệng tốt giúp hạn chế viêm họng và các bệnh hô hấp tái phát

Các biện pháp phòng ngừa viêm họng do virus:

  • Hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hô hấp.
  • Đeo khẩu trang và giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh đột ngột.
  • Trong thời điểm các bệnh hô hấp bùng phát mạnh, nên hạn chế di chuyển đến những nơi đông người như bệnh viện, siêu thị, sân bay và bến xe.
  • Thay đổi một số thói quen ảnh hưởng xấu đến cổ họng như lạm dụng bia rượu, thường xuyên uống đá lạnh, hút thuốc lá và dùng cà phê.
  • Chải răng và súc miệng 2 – 3 lần/ ngày.
  • Cải thiện chất lượng không khí bằng cách vệ sinh không gian sống thường xuyên và sử dụng máy lọc không khí khi cần thiết.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng điều độ, sinh hoạt khoa học và tập thể dục thường xuyên nhằm nâng cao hệ miễn dịch và cải thiện sức khỏe tổng thể.
  • Điều trị triệt để các bệnh hô hấp như cảm lạnh, cảm cúm và viêm amidan. Các bệnh lý này có thể là nguyên nhân gây tái phát viêm họng.

Viêm họng do virus thường có mức độ nhẹ và dễ điều trị hơn so với viêm họng do vi khuẩn. Tuy nhiên nếu để kéo dài, vi khuẩn có thể xâm nhập vào niêm mạc đường hô hấp, gây ra hiện tượng bội nhiễm và đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe. Vì vậy cần chủ động thăm khám và điều trị khi phát hiện các dấu hiệu và triệu chứng bất thường.

Cùng chuyên mục

Những điều cần biết về triệu chứng nuốt nước bọt bị đau tai

Tại sao nuốt nước bọt bị đau tai? Cách xử lý, điều trị

“Tại sao nuốt nước bọt bị đau tai?” có lẽ là câu hỏi rất nhiều người thắc mắc. Triệu chứng phải chăng là dấu hiệu của một căn bệnh nào...

Lý do viêm họng gây hôi miệng & cách xử lý đơn giản

Ngoài các biểu hiện thông thường, bệnh viêm họng còn có thể gây hôi miệng. Mặc dù triệu chứng này không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng ảnh hưởng...

Hễ nuốt nước bọt là đau họng: Nguyên nhân & cách khắc phục

Tình trạng nuốt nước bọt là đau họng có liên quan đến dây thần kinh, các cơ trong ống dẫn thức ăn và trong cổ họng. Tình trạng này hình...

Viêm họng mạn tính quá phát – Dấu hiệu & cách điều trị

Viêm họng mạn tính quá phát xảy ra khi nhiễm trùng họng tái phát nhiều lần khiến niêm mạc bị tổn thương, phù nề và dấu hiệu tăng sản. Bệnh...

Chữa viêm họng bằng Đông y và những điều cần lưu ý

Viêm họng trong Đông y và các bài thuốc điều trị

Viêm họng trong Đông y xảy ra khi có sự tác động của các yếu tố như khói bụi, thời tiết thay đổi thất thường, ăn các đồ ăn cay...

Không nên dùng thuốc kháng sinh chữa bệnh viêm họng cho trẻ trong giai đoạn đầu

Mẹo chữa viêm họng cho bé không dùng kháng sinh mẹ nên biết

Viêm họng là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ khi thời tiết thay đổi, lúc đó cơ thể bé đang tiết ra kháng thể chống lại bệnh tật, các...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn