Bệnh viêm khớp dạng thấp có mấy giai đoạn?

Chữa viêm khớp dạng thấp theo Đông y và bài thuốc hay nên biết

Viêm khớp gối nên ăn gì và kiêng ăn gì để cải thiện bệnh

Chữa viêm khớp dạng thấp bằng nọc ong có hiệu quả không?

Viêm đa khớp dạng thấp là gì? Có nguy hiểm không?

Bị viêm khớp dạng thấp nên ăn và kiêng ăn gì mau khỏi?

Phương pháp xoa bóp bấm huyệt chữa viêm khớp dạng thấp

Chữa viêm khớp dạng thấp bằng lá lốt: Bài thuốc hay nên áp dụng

Viêm khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị

Bệnh viêm khớp dạng thấp có di truyền không?

Bệnh viêm khớp dạng thấp có nguy hiểm không? Chữa khỏi được không?

Viêm khớp dạng thấp là căn bệnh xương khớp ẩn chứa nhiều nguy hiểm tiềm ẩn. Tác hại trước mắt của bệnh là sưng đau, gây khó khăn trong sinh hoạt. Bên cạnh đó, bệnh tiến triển nặng có thể ảnh hưởng đến xương khớp, mắt, tim, hệ miễn dịch,…

Viêm khớp dạng thấp là một chứng bệnh khó chữa.
Viêm khớp dạng thấp là một chứng bệnh khó chữa.

Một vài thông tin cơ bản về viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý ở xương khớp. Đây là căn bệnh phổ biến trong xã hội ngày nay. Biểu hiện của bệnh viêm khớp dạng thấp là những cơn đau khớp hoành hành người bệnh từ ngày này sang ngày khác. Bên cạnh đó, các khớp xương ở đầu gối, bàn tay, bàn chân sẽ bị sưng to. Người bệnh sẽ bị cứng khớp, khiến cho các hoạt động diễn ra rất khó khăn.

Viêm khớp dạng thấp rất dễ bị nhầm lẫn với những bệnh lý viêm khớp khác (như gout, viêm khớp thường,…). Các chứng viêm khớp khác thường chỉ bị sưng đau một bên. Trong khi đó, chứng viêm khớp dạng thấp sẽ gây đau viêm đối xứng hai bên như: đau cả hai đầu gối, đau hai khớp háng, đau khớp hai khuỷu tay,… Người bệnh có thể nghi ngờ mình đang bị viêm khớp dạng thấp nếu thấy triệu chứng đau khớp đối xứng.

Nguyên nhân gây ra chứng viêm khớp dạng thấp thường được cho là do khả năng phòng vệ của cơ thể giảm sút, tạo điều kiện cho một số loại vi khuẩn tấn công vào các khớp xương, gây hại. Các bác sĩ cho rằng, viêm khớp dạng thấp không chỉ xảy ra ở người cao tuổi mà còn có thể xảy ra ở người trẻ – những người bị mất khả năng phòng vệ vi khuẩn làm hại khớp.

Các chuyên gia xương khớp chỉ ra những đối tượng dễ bị mắc bệnh viêm khớp dạng thấp là:

  • Phụ nữ, nhất là phụ nữ trong độ tuổi từ 30 trở lên: nguyên nhân là do hormone trong cơ thể có những thay đổi, xương khớp sẽ bị ảnh hưởng;
  • Người bị thừa cân, béo phì;
  • Người có các thế hệ trước trong gia đình mắc viêm khớp dạng thấp cũng dễ bị di truyền bệnh;
  • Người từng bị chấn thương khớp;
  • Người có chế độ sinh hoạt không lành mạnh: thường xuyên stress, cơ thể suy yếu, sinh sống trong môi trường khắc nghiệt,… cũng có thể dễ dàng mắc phải bệnh viêm khớp dạng thấp.

Viêm khớp dạng thấp có nguy hiểm không?

Viêm khớp dạng thấp không phải là căn bệnh quá nguy hiểm, ảnh hưởng đến tính mạng. Đây là căn bệnh gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt của người bệnh. Trước hết, những cơn đau sẽ khiến người bệnh khó khăn trong di chuyển, lao động. Bên cạnh đó, cơn đau có thể gây khó ngủ, ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

Bệnh viêm khớp dạng thấp mang những nguy hiểm tiềm tàng, người bệnh cũng cần nên biết. Nếu bệnh phát triển theo chiều hướng xấu, người bệnh không chỉ gặp phải những cơn đau nhức mà còn phải đối mặt với những biến chứng như:

  • Suy yếu hệ thống miễn dịch: Bệnh viêm khớp dạng thấp có thể làm ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, làm suy yếu hệ thống miễn dịch;
  • Phát sinh bệnh tim mạch: Người bệnh viêm khớp dạng thấp có thể bị tắc nghẽn động mạch, xơ cứng động mạch và bị viêm túi bao quanh tim.
  • Ảnh hưởng đến phổi, mắt,…

Bên cạnh những liệt kê trên đây, người bệnh viêm khớp dạng thấp còn có thể đối diện với những biến chứng tiềm ẩn khác. Chính vì vậy, người bệnh cần nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa khi nhận thấy những triệu chứng của bệnh, để được bác sĩ sắp xếp một lộ trình điều trị.

Biến chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp có thể gây nguy hiểm đến tim, mắt, phổi, hệ thống miễn dịch của người bệnh.
Biến chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp có thể gây nguy hiểm đến tim, mắt, phổi, hệ thống miễn dịch của người bệnh.

Viêm khớp dạng thấp có chữa khỏi được không?

Bệnh viêm khớp dạng thấp là bệnh khó có thể được điều trị khỏi. Người bệnh cần phải trong tư thế sống chung với bệnh. Tuy nhiên, người bệnh cần phải được điều trị càng sớm càng tốt để các khớp không bị phá hủy nặng nề. Nếu người bệnh chủ quan, không điều trị sớm, bệnh sẽ tiến triển nặng, ảnh hưởng đến các khớp, ảnh hưởng đến tim, mắt, phổi,… khi ấy, việc điều trị sẽ vô cùng gian nan.

Thông thường, trong điều trị viêm khớp dạng thấp, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh dùng thuốc để cải thiện các triệu chứng, đau, sưng và viêm. Bệnh nhân có thể được chỉ định dùng một số loại thuốc như thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh, thuốc kháng viêm không có chứa steroid,…

Bệnh nhân viêm khớp dạng thấp có thể được chỉ định điều trị bằng các loại thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau và thuốc kháng viêm để cải thiện triệu chứng.
Bệnh nhân viêm khớp dạng thấp có thể được chỉ định điều trị bằng các loại thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau và thuốc kháng viêm để cải thiện triệu chứng.

Trong quá trình dùng thuốc, người bệnh cũng cần có một chế độ sinh hoạt lành mạnh. Người bệnh nên:

  • Vận động hàng ngày: đi bộ, chơi thể thao, tập dưỡng sinh, tập các động tác thể dục thông thường, tập các bài tập vật lý trị liệu do bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn… Người bệnh không nên vì đau khớp mà ngại di chuyển, vận động. Điều này có thể khiến chứng viêm khớp dạng thấp trở nên trầm trọng hơn;
  • Tránh lao động nặng, làm việc quá sức, chơi thể thao quá sức và sai cách;
  • Uống nhiều nước;
  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, các loại củ quả để cơ thể được thu nạp vitamin, giúp kháng viêm hiệu quả. Một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp người bệnh cải thiện bệnh lý rất nhiều.
  • Chườm nóng nếu thấy cần;
  • Tránh dùng những thực phẩm, thức ăn có hại cho bệnh lý như: thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn cay nóng, thức ăn mặn (nhiều muối), thuốc lá, cà phê, thức ăn chứa nhiều đường,…
Người bệnh có thể tập vật lý trị liệu để hỗ trợ điều trị bệnh.
Người bệnh có thể tập vật lý trị liệu để hỗ trợ điều trị bệnh.

Đối với những trường hợp viêm khớp nặng, người bệnh có thể được chỉ định điều trị bằng phương pháp phẫu thuật. Điều trị ngoại khoa sẽ giúp loại bỏ phần khớp bị hư hỏng, giảm đau khớp. Một số phương pháp phẫu thuật thường được áp dụng là:

  • Phẫu thuật chỉnh sửa gân: Viêm khớp dạng thấp sẽ khiến cho những sợi gân quanh khớp bị vỡ ra, gây đau sưng. Bác sĩ phẫu thuật sẽ chỉnh sửa, tái cấu trúc các đường gân quanh khớp, giúp người bệnh giảm đau;
  • Phẫu thuật cắt bỏ lớp khớp viêm: Khi khớp bị viêm nặng, bác sĩ sẽ cắt bỏ lớp khớp viêm bên ngoài để người bệnh giảm đau khớp và để khớp tự tái tạo. Ca phẫu thuật cắt bỏ lớp lót của khớp viêm thường được áp dụng cho các trường hợp viêm khớp ở đầu gối, cổ tay, khớp háng, ngón tay và khuỷu tay.
  • Phẫu thuật thay khớp: Trong trường hợp khớp viêm bị biến chứng nặng, người bệnh buộc phải thực hiện phẫu thuật để thay toàn bộ khớp viêm thành khớp nhân tạo. Thông thường, phương pháp này chỉ áp dụng cho những người dưới 70 tuổi.

Tóm lại, viêm khớp dạng thấp là căn bệnh ẩn chứa nhiều nguy hiểm tiềm tàng, có thể biến chứng nặng, gây khó khăn trong vận động, gây ảnh hưởng đến tim, mắt, phổi của người bệnh. Người bệnh cần điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp càng sớm càng tốt để hạn chế những biến chứng của bệnh. Viêm khớp dạng thấp khó điều trị khỏi hoàn toàn, người bệnh cần luôn lạc quan, dùng thuốc đều đặn để bệnh được kiểm soát và cải thiện.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo!

Cùng chuyên mục

Viêm khớp nhiễm khuẩn: Nguyên nhân và phác đồ điều trị

Viêm khớp nhiễm khuẩn là bệnh lý liên quan đến cơ xương khớp. Trong đó khớp gối là khu vực dễ bị ảnh hưởng nhiều nhất, nhưng tình trạng nhiễm...

Đau khớp gối nên uống thuốc gì nhanh khỏi?

Đau khớp gối nên uống thuốc gì là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Tuy nhiên trước khi sử dụng thuốc, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám...

Hình ảnh X quang cảnh báo viêm khớp dạng thấp

Một số hình ảnh X quang cảnh báo viêm khớp dạng thấp, người bệnh có thể tìm hiểu trong quá trình thăm khám, chữa trị bệnh cho bản thân mình....

Bài thuốc nam chữa viêm khớp dạng thấp

8 Bài thuốc nam chữa viêm khớp dạng thấp tại nhà bạn nên thử

Ngày nay, chữa bệnh viêm khớp dạng thấp bằng các bài thuốc nam được nhiều người đánh giá là phương pháp điều trị ít tốn kém bởi các nguyên liệu...

Bị đau khớp vai khi tập gym: Nguyên nhân và cách xử lý

Bị đau khớp vai khi tập gym: Nguyên nhân và cách xử lý

Bị đau khớp vai khi tập gym do dây chằng, cơ bị tổn thương hoặc người thực hiện tập sai tư thế, kỹ thuật,...gây ra. Những cơn đau có thể...

Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng Corticoid và những lưu ý khi dùng

Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng Corticoid được chỉ định trong giai đoạn tiến triển và thường được dùng đồng thời với thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn