Viêm nang lông: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

10+ Mẹo trị viêm nang lông tại nhà đơn giản dễ thực hiện

Top 10 Kem + Thuốc trị viêm nang lông được chuyên gia khuyên dùng

Bị viêm nang lông nên ăn và không nên ăn gì để bệnh mau khỏi?

Bị viêm nang lông nên kiêng gì để bệnh không trở nặng?

Viêm nang lông có tự hết không? Có chữa khỏi được không?

Viêm nang lông ở mặt: Nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả

Bị viêm nang lông ở chân: Nguyên nhân và cách chữa trị

Bệnh viêm nang lông có gây ngứa không?

Viêm nang lông da đầu: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Viêm nang lông ở lưng: Biểu hiện và cách xử lý an toàn

Nguyên nhân gây viêm nang lông ở lưng có thể  là do cạo và tẩy lông không đúng cách, do vệ sinh kém, làn da ma sát thường xuyên với quần áo… Cùng tìm hiểu rõ về nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị viêm nang lông ở lưng thông qua bài viết dưới đây.

I/ Viêm nang lông ở lưng và những thông tin cần biết

Bệnh viêm nang lông ở lưng và các biện pháp điều trị
Bệnh viêm nang lông ở lưng và các biện pháp điều trị

Viêm nang lông là bệnh lý da liễu phổ biến, xảy ra khi phần nông hoặc phần sâu của nang lông bị viêm. Bất cứ vị trí nào trên cơ thể cũng có thể bị viêm nang lông, từ mặt, lưng, nách, cánh tay, đùi cho đến da đầu, bộ phận sinh dục, cẳng tay, cẳng chân… Đặc biệt, viêm nang lông ở lưng là tình trạng dễ gặp. Vậy do đâu mà vùng lưng bị viêm nang lông? Cách điều trị như thế nào?

Nguyên nhân gây viêm nang lông ở lưng

Cũng giống như nhiều vị trí khác, các nang lông ở lưng bị nhiễm trùng do tụ cầu, vi khuẩn gây nên bệnh. Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể là:

  • Do bẩm sinh
  • Cạo hoặc tẩy lông không đúng cách. Đặc biệt, việc tự ý cạo hoặc tẩy lông tại nhà có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn như làm cho da bị tổn thương, lỗ chân lông sưng, viêm. Khi dùng các dụng cụ tẩy lông không sạch sẽ còn làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng.
  • Vệ sinh cơ thể không sạch sẽ cũng có thể gây bệnh viêm nang lông ở lưng.
  • Thường xuyên mặc các loại quần áo có chất liệu thô cứng, không thấm mồ hôi.
  • Cơ thể bị dị ứng hoặc nhiễm khuẩn
  • Tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, làm cho các lỗ chân lông bị bít tắc.
  • Dùng thuốc kháng sinh trong thời gian dài cũng là nguyên nhân gây viêm nang lông ở lưng. Do các loại thuốc này sẽ khiến các lợi khuẩn bảo vệ da bị mất đi, làm tăng nguy cơ bị viêm nang lông.
  • Trên da có kí sinh trùng, virus hoặc lông mọc ngược vào trong gây viêm nang lông.

Triệu chứng

Viêm nang lông gây cảm giác ngứa ngáy, sưng đỏ rất khó chịu
Viêm nang lông gây cảm giác ngứa ngáy, sưng đỏ rất khó chịu

Bệnh viêm nang lông ở lưng thường gây ra các triệu chứng sau đây:

  • Trên vùng lưng thấy xuất hiện nhiều nốt sần đỏ
  • Có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu ở vùng lưng. Những nốt mụn trên da nếu dùng tay chạm vào có cảm giác mềm, tác động lực có thể gây vỡ.
  • Lông ở vùng bị viêm mọc ngược hoặc xoắn tại lỗ chân lông bị viêm, bên trong có chứa mủ.
  • Với những trường hợp mắc bệnh nặng, các nốt sần sẽ trở thành nhọt, đinh râu. Khi được chữa khỏi, chúng biến thành các nốt thâm đen, sẹo.

Thông thường, bệnh viêm nang lông ở lưng ít khi gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh sẽ làm ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe cũng như cản trở sinh hoạt hàng ngày. Người bệnh cũng sẽ thấy không tự tin khi mặc những bộ quần áo, váy vóc sexy.

Nghiêm trọng hơn, nếu không được chữa trị sớm, bệnh viêm nang lông kéo dài sẽ phát triển thành mãn tính. Vùng da tận sâu bên trong sẽ bị nhiễm trùng, thậm chí có thể ảnh hưởng đến cả hạch bạch huyết và máu.

Các biến chứng của bệnh viêm nang lông

Thông thường, những người bị viêm nang lông ở mức độ nhẹ ít khi gặp phải biến chứng. Nếu có thì cũng chỉ dừng lại ở việc bệnh hay tái phát, lây lan sang các vị trí khác gây ngứa và sẹo. Nhưng nếu như bị nặng, các biến chứng gặp phải có thể là:

  • Nhọt: Đây là tình trạng viêm cấp tính, làm cho nang lông và các tổ chức xung quanh bị hoại tử. Triệu chứng thường thấy là bị sẩn đỏ ở vùng nang lông, sưng, đau, nóng. Sau vài ngày, vùng bị tổn thương sẽ hóa mủ, ở giữa tạo thành ngòi mủ.
  • Bệnh Cellulite: Vùng bị viêm nang lông bị nhiễm khuẩn nghiêm trọng, các mô bên dưới da có thể bị ảnh hưởng, thậm chí là lan tới cả hạch bạch huyết và máu.
  • Sẹo: Sau khi được chữa khỏi, viêm nang lông có thể để lại sẹo xấu, sẹo lồi, làm mất thẩm mỹ.

Ai có nguy cơ bị viêm nang lông ở lưng?

Nên đi khám và điều trị sớm khi thấy có biểu hiện của bệnh viêm nang lông
Nên đi khám và điều trị sớm khi thấy có biểu hiện của bệnh viêm nang lông

Mặc dù ai cũng có thể có bị viêm nang lông, nhưng đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn gồm có:

  • Người phải điều trị kháng sinh trong thời gian dài
  • Mắc các bệnh lý làm suy giảm hệ miễn dịch như HIV/AIDS, bệnh bạch cầu, tiểu đường
  • Bị viêm da hoặc bị mụn trứng cá
  • Thường xuyên ngâm mình trong bồn nước quá nóng hoặc không đảm bảo vệ sinh.
  • Người hay cạo, tẩy lông
  • Thường xuyên mặc quần áo giữ nhiệt hoặc các loại quần áo không thoát mồ hôi, hay đeo găng tay bằng cao su hoặc giày cao cổ.
  • Nam giới có mái tóc xoăn hoặc hay cạo râu.

II/ Phương pháp chẩn đoán và điều trị viêm nang lông ở lưng

Chẩn đoán

Bác sĩ sẽ dựa trên việc chẩn đoán lâm sàng, bằng cách quan sát vùng da của bệnh nhân và hỏi về triệu chứng, tiền sử bệnh lý. Ngoài ra, kính hiển vi có thể được sử dụng để soi da của bệnh nhân.

Một số trường hợp khi điều trị bằng các biện pháp ban đầu mà không khỏi, các mẫu da hoặc tóc sẽ được lấy và gửi đến phòng xét nghiệm. Điêu này sẽ giúp xác định được nguyên nhân gây nhiễm trùng. Sinh thiết da sẽ được chỉ định nếu muốn loại trừ các điều kiện khác.

Điều trị viêm nang lông ở lưng

Tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh lý mà các phương pháp điều trị sẽ khác nhau. Dưới đây là những biện pháp thường được sử dụng:

Chữa viêm nang lông bằng thuốc:

Cần tuân theo sự chỉ định của bác sĩ khi điều trị viêm nang lông bằng thuốc
Cần tuân theo sự chỉ định của bác sĩ khi điều trị viêm nang lông bằng thuốc
  • Dùng thuốc dạng kem hoặc uống để kiểm soát nhiễm trùng. Nếu bị nhẹ, các loại kháng sinh dạng kem bôi hoặc dạng gel sẽ được chỉ định. Nhưng với những người bị viêm nang lông nặng hoặc bệnh tái phát, các loại thuốc kháng sinh đường uống sẽ được kê đơn.
  • Các loại kem, thuốc chống nấm sẽ được chỉ định nếu bị nhiễm trùng do nấm men. Bởi kháng sinh không đem lại tác dụng trong những trường hợp này.
  • Thuốc dạng uống hoặc dạng kem để giảm viêm. Để giảm ngứa trong trường hợp mắc bệnh do tăng bạch cầu ai toán nhẹ, kem steroid sẽ được dùng. Khi bị viêm nang lông do nhiễm HIV, sử dụng các loại thuốc kháng virus sẽ giúp làm giảm triệu chứng bệnh viêm nang lông tăng bạch cầu ai toán.

Tiểu phẫu:

Đây là phương pháp được chỉ định khi xuất hiện nhọt hoặc nhọt độc lớn. Bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ nhằm dẫn lưu mủ, làm giảm đau và tăng tốc độ phục hồi. Sau khi thực hiện, vị trí tiểu phẫu sẽ được phủ bằng gạc vô trùng trong trường hợp mủ vẫn tiết ra.

Triệt lông bằng tia laser:

Những người bị viêm nang lông ở lưng lâu năm, sưng mủ mà điều trị mãi không khỏi, áp dụng phương pháp triệt lông Diode Laser là giải pháp tối ưu. Đây là cách điều trị tân tiến và chỉ được ứng dụng tại các bệnh viện hoặc viện thẩm mỹ lớn.

Diode Laser dùng bước sóng thông minh có chiều dài khoảng 808nm để tác động trực tiếp vào lỗ chân lông. Thông qua đó, sóng laser sẽ tiêu diệt được toàn bộ vi khuẩn tích tụ bên trong chân lông. Chưa hết, lớp màng nhầy, dịch mủ cũng sẽ được thải ra bên ngoài thông qua quá trình này.

Sau khi điều trị, phần chân của nang lông sẽ được khôi phục khỏe mạnh hơn, thu nhỏ lại. Từ đó làn da cũng sẽ sáng mịn, căng đều, hồng hào trông thấy.

Những ưu điểm khi triệt lông bằng laser gồm có:

  • Không gây đau rát, không gây tác dụng phụ, an toàn cho làn da.
  • Mang lại hiệu quả điều trị lên đến 90%. Làn da vùng lưng bị viêm sẽ được cải thiện toàn bộ.
  • Giúp thu nhỏ lỗ chân lông, hỗ trợ trẻ hóa làn da, không để lại sẹo thâm.
Điều trị viêm nang lông ở lưng bằng tia laser đem lại hiệu quả tốt và ít gây tác dụng phụ
Điều trị viêm nang lông ở lưng bằng tia laser đem lại hiệu quả tốt và ít gây tác dụng phụ

Điều trị viêm nang lông ở lưng bằng mẹo dân gian:

Chữa viêm nang lông ở lưng bằng mẹo dân gian được xem là cách xử lý an toàn, đơn giản. Nó cũng đem lại hiệu quả đáng kể trong việc làm giảm các triệu chứng khi được áp dụng thường xuyên và đều đặn. Dưới đây là một số bài thuốc có thể áp dụng:

*) Dùng gel nha đam: 

Viêm nang lông chủ yếu do vi khuẩn Staphylococcus aureus gây ra. Mà các thành phần trong gel nha đam lại có đặc tính chống một số vi khuẩn, đồng thời làm giảm sự phát triển của loại vi khuẩn này. Vì thế, bệnh cũng sẽ được lành lại mau chóng. Cảm giác sưng, đỏ trên da sẽ được giảm đi đáng kể.

Cách áp dụng cũng rất đơn giản, chỉ cần rửa sạch vùng da bị viên nang lông sau đó bôi gel lên là được.

*) Dùng tỏi chữa viêm nang lông ở lưng: 

Tỏi có tác dụng kháng viêm, chống khuẩn. Vì thế, dùng tỏi là cách xử lý an toàn, giúp làm giảm đáng kể tình trạng sưng, đau trên da.

Người bệnh có thể áp dụng cách này như sau: Lấy 2 tép tỏi tươi, nghiền nát, thêm vào đó một ít nước lọc hoặc ít nước hoa hồng rồi khuấy đều. Dùng hỗn hợp này để thoa lên vùng da bị viêm. Để nguyên như vậy khoảng vài phút, sau đó đi rửa lại với nước và lau khô.

*) Giấm táo trị viêm nang lông:

Dùng giấm táo chữa viêm nang lông ở lưng tại nhà
Dùng giấm táo chữa viêm nang lông ở lưng tại nhà

Dùng giấm táo là phương pháp chữa bệnh viêm nang lông tại nhà nên thử. Thứ nguyên liệu này có khả năng chống lại một số chủng vi khuẩn, trong đó có Staphylococcus aureus. Chỉ cần pha một muỗng giấm táo với một muỗng nước, dùng miếng bông gòn thấm hỗn hợp rồi thoa lên vùng da cần điều trị là được. Cứ giữ nguyên như vậy chừng 15 – 20 phút, sau đó rửa lại với nước. Thực hiện thường xuyên để thấy hiệu quả tốt.

III/ Cách chăm sóc và phòng ngừa bệnh viêm nang lông ở lưng

Khi bị viêm nang lông ở lưng, bên cạnh các biện pháp điều trị, người bệnh cần chú ý chăm sóc đúng cách. Điều này không những giúp bệnh mau được chữa khỏi mà còn làm giảm nguy cơ bệnh tái phát. Dưới đây là một số biện pháp chăm sóc và phòng ngừa viêm nang lông ở lưng nên thực hiện:

  • Nên tắm rửa, giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, nhất là vùng lưng. Khi tắm, nên sử dụng bông tắm dạng dài để kì cọ lưng được dễ dàng hơn.
  • Hạn chế việc cạo, tẩy lông tại nhà.
  • Sử dụng các loại sữa tắm an toàn với làn da. Nếu có làn da nhờn, nên lựa chọn các sản phẩm chuyên biệt để hạn chế tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông.
  • Xây dựng chế độ sinh hoạt và ăn uống hợp lý. Bổ sung cho cơ thể nhiều rau củ tươi, các loại nước ép trái cây, ăn ít đồ ngọt, nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh.
  • Nên mặc những bộ quần áo thoáng mát để hạn chế ma sát giữa da với quần áo.
  • Nếu đang bị viêm nang lông, không gãi hoặc tác dụng lực lên các vị trí tổn thương.
  • Hạn chế cạo và tẩy lông tại nhà. Nếu có thực hiện, cần lựa chọn những sản phẩm tẩy lông an toàn, ít gây kích ứng da và cạo theo chiều mọc của lông.
  • Khi muốn tắm nước nóng, chỉ dùng bồn nước nóng sạch. Thường xuyên vệ sinh hồ tắm hoặc bồn tắm để bảo đảm an toàn.
  • Uống nhiều nước để giúp thanh lọc cơ thể tốt hơn. Mỗi ngày nên dùng từ 1,5 – 2 lít nước.
  • Nên hạn chế số lần cạo râu, khi cạo cần phải có kem cạo râu. Đồng thời rửa da bằng nước ấm và sữa rửa mặt trước khi cạo.
  • Khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ, không được tự ý dùng bất cứ loại thuốc nào kể cả thuốc bôi ngoài da.
  • Nếu phải tiếp xúc với các chất tẩy rửa, chất độc hại, nên đeo găng tay để bảo vệ làn da.

Trên đây là những thông tin cần biết về bệnh viêm nang lông ở lưng và các biện pháp điều trị. Mặc dù ít gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng viêm nang lông lại gây khó chịu, làm mất sự tự tin, thậm chí là dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng khác. Do đó, hãy đi khám và điều trị sớm khi thấy cơ thể có những dấu hiệu của bệnh viêm nang lông.

Cùng chuyên mục

Viêm nang lông vùng kín: Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Tình trạng viêm nang lông vùng kín khiến người bệnh vô cùng khó chịu, mất tự tin bởi những cơn đau rát, ngứa ngáy, viêm nhiễm do bệnh gây ra....

Viêm nang lông có lây không? Có di truyền không?

Rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh viêm nang lông vô cùng lo lắng bệnh sẽ lây lan sang vùng da khác. Vậy bệnh viêm nang lông có lây không? Căn...

Viêm nang lông da đầu và các thông tin cần biết

Viêm nang lông da đầu: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Viêm nang lông da đầu hay viêm chân tóc là tình trạng các nang lông của da đầu bị viêm nhiễm. Mặc dù không lây nhiễm và ít khi gây...

Bị viêm nang lông ở chân: Nguyên nhân và cách chữa trị

Rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh viêm nang lông ở chân gặp phải các triệu chứng như xuất hiện nốt sần màu đỏ, da bị ngứa ngáy, sưng tấy,… Với...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn