Viêm Nướu Răng Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân Và Cách Trị

Viêm Lợi Ở Trẻ Em 2 Tuổi: Cách Trị Và Phòng Ngừa

Viêm Lợi Có Mủ Nguy Hiểm Không? Phải Làm Sao?

Viêm Nướu Răng Có Mủ Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị

Các Thuốc Trị Viêm Lợi Cho Trẻ Tốt Nhất Và Lưu Ý

Viêm nha chu là gì? Triệu chứng và cách điều trị

Viêm Nha Chu Nặng: Nguyên Nhân Và Phương Pháp Điều Trị

Viêm nha chu ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị

12 Cách Chữa Viêm Lợi Tại Nhà An Toàn, Hiệu Quả Nhất

5 cách chữa viêm lợi trùm tại nhà hiệu quả nhanh

Viêm nướu răng là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Viêm nướu răng là bệnh nha khoa phổ biến ở cả trẻ em và người trưởng thành. Bệnh lý này xảy ra do cao răng tích tụ thúc đẩy vi khuẩn phát triển và sản sinh độc tố khiến nướu sưng đỏ, chảy máu và đau nhức. Mặc dù là tình trạng khá phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng ngừa viêm nướu hiệu quả.

Viêm nướu răng là gì
Viêm nướu răng là bệnh lý nha khoa phổ biến và có thể gặp ở mọi lứa tuổi

Viêm nướu răng là bệnh gì?

Nướu (lợi) là mô mềm có màu hồng nhạt hoặc hồng cam bao xung quanh răng. Nướu cùng với dây chằng nha chu, cement và xương ổ răng là các cơ quan nâng đỡ và bảo vệ chân răng. Trong đó, lợi là cơ quan dễ bị tổn thương nhất do có cấu tạo dạng mô mềm và nằm ở ngoài cùng.

Viêm nướu răng (viêm lợi) là tình trạng nướu răng bị sưng viêm do độc tố từ hại khuẩn trong khoang miệng bài tiết. Các độc tố này được tiết ra khi vi khuẩn phát triển quá mức, gây kích thích khiến nướu sưng đỏ, đau nhức và dễ chảy máu. Đây là một trong những bệnh lý nha khoa thường gặp, có thể xảy ra ở cả trẻ em và người lớn.

Theo thống kê, mỗi người sẽ bị viêm nướu răng ít nhất 1 lần trong đời. Nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách, bệnh lý này sẽ được cải thiện chỉ sau một thời gian ngắn. Ngược lại, tình trạng chủ quan có thể khiến viêm nhiễm lan rộng dẫn đến viêm nha chu và nhiều vấn đề nha khoa khác.

Nguyên nhân gây viêm nướu răng

Viêm nướu răng là bệnh nha khoa rất phổ biến với nguyên nhân chính là thói quen vệ sinh răng miệng kém. Ngoài ra, nguy cơ mắc bệnh lý này cũng tăng lên đáng kể nếu có một số yếu tố rủi ro đi kèm.

1. Nguyên nhân trực tiếp

Khi ăn uống, một số thành phần trong thức ăn kết hợp với vi khuẩn tạo thành mảng bám sinh học có màu trong suốt. Mảng bám này là nơi trú ngụ của vi khuẩn và gây ra cảm giác khá vướng víu. Tuy nhiên, mảng bám sinh học hoàn toàn có thể làm sạch bằng cách chải răng và các biện pháp vệ sinh thông thường.

Trong trường hợp không vệ sinh răng miệng tốt, mảng bám sẽ tích tụ trong một thời gian dài và bị khoáng hóa thành cao răng (vôi răng). Vôi răng có kết cấu cứng do chứa khoáng chất từ nước bọt cùng với tác động của vi khuẩn. Chính vì thế, vôi răng thường bám chặt vào bề mặt răng. Để loại bỏ vôi răng, cách duy nhất là phải đến nha khoa cạo vôi răng định kỳ.

Khi cao răng tích tụ nhiều, vi khuẩn sẽ xâm nhập và phát triển mạnh mẽ. Độc tố được vi khuẩn bài tiết sẽ tấn công khiến nướu đau nhức và dễ chảy máu. Nếu không được điều trị sớm, vi khuẩn có thể xâm nhập vào bên trong xương hàm, dây chằng nha chu, cement dẫn đến bệnh viêm nha chu.

2. Các yếu tố gia tăng nguy cơ

Viêm nướu răng xuất hiện khi mảng bám, cao răng tích tụ nhiều cùng với sự phát triển của hại khuẩn thường trú trong khoang miệng. Ngoài ra, nguy cơ mắc bệnh lý này có thể tăng lên đáng kể khi có một tố yếu tố sau:

viêm nướu răng
Sử dụng món ăn, đồ uống chứa nhiều đường là yếu tố gia tăng nguy cơ bị viêm nướu
  • Vệ sinh răng miệng kém: Vệ sinh răng miệng kém là yếu tố gia tăng nguy cơ mắc nhiều vấn đề nha khoa bao gồm cả viêm nướu răng. Khi răng miệng không được làm sạch, thức ăn sẽ bám dính tạo thành mảng bám và cao răng. Cao răng là nơi vi khuẩn trú ngụ và sản sinh ra độc tố tấn công vào mô nướu.
  • Thói quen ăn uống: Các chuyên gia nhận thấy, người có thói quen dùng thức ăn nhiều đường và tinh bột dễ bị viêm nướu răng và sâu răng hơn. Nguyên nhân là do carbohydrate trong các loại thực phẩm này là chất nền tạo thành mảng bám. Trong khi những người có chế độ ăn ít đường và nhiều chất xơ có thể hạn chế đáng kể nguy cơ bị viêm nướu.
  • Giảm tiết nước bọt: Nước bọt có tác dụng làm sạch mảng bám và trung hòa độc tố từ vi khuẩn bài tiết. Do đó, người bị giảm tiết nước bọt sẽ có nguy cơ sâu răng, viêm nha chu và viêm nướu răng cao hơn. Những trường hợp thường gặp phải tình trạng giảm tiết nước bọt bao gồm hút thuốc lá, ít uống nước, người cao tuổi, sử dụng một số loại thuốc gây khô miệng,…
  • Suy giảm miễn dịch: Trong khoang miệng có nhiều chủng lợi khuẩn và hại khuẩn. Khi hệ miễn dịch suy giảm, hại khuẩn sẽ phát triển quá mức dẫn đến viêm nướu và các bệnh về răng miệng khác. Do đó, phụ nữ mang thai, người cao tuổi, người bị tiểu đường, stress mãn tính và nhiễm HIV sẽ có nguy cơ bị viêm lợi cao hơn.
  • Thay đổi nội tiết tố: Thay đổi nội tiết tố trong giai đoạn mang thai và tiền mãn kinh cũng là yếu tố gia tăng nguy cơ bị viêm nướu. Sự gia tăng của hormone progesterone có thể khiến nướu trở nên nhạy cảm, sưng viêm và dễ chảy máu. Đây là điều kiện để vi khuẩn xâm nhập, phát triển và gây viêm nhiễm mô nướu bao xung quanh răng.

Mặc dù có nhiều yếu tố gia tăng nguy cơ mắc bệnh nhưng nhìn chung, vệ sinh răng miệng kém vẫn là nguyên nhân phổ biến nhất. Ngoài ra, thói quen này cũng dẫn đến nhiều vấn đề nha khoa khác như sâu răng, viêm nha chu, viêm quanh chân răng, viêm tủy răng,…

Dấu hiệu – hình ảnh nhận biết viêm nướu răng

Viêm nướu răng có triệu chứng không quá nghiêm trọng và tương đối dễ dàng nhận biết. Tuy nhiên, những trường hợp chủ quan có thể bỏ qua các biểu hiện bất thường khiến tình trạng viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn.

Các dấu hiệu nhận biết bệnh viêm nướu răng:

  • Quan sát thấy mô nướu xung quanh răng có hiện tượng đỏ và sưng hơn bình thường. Khi nhấn vào có cảm giác đau nhẹ và đôi khi gây chảy máu.
  • Chảy máu chân răng khi đánh răng và đôi khi bị rỉ máu do ăn uống các loại thực phẩm cứng, khô.
  • Khi bị viêm nướu, bề mặt răng thường có hiện tượng bám nhiều cao răng (cao răng có màu vàng nhạt hoặc vàng nâu)
  • Theo thời gian, nướu răng có thể bị tụt do cao răng tích tụ quá nhiều
  • Một số trường hợp có thể bị hôi miệng do vi khuẩn phát triển quá mức và sinh ra mùi hôi do khí sulfur.

So với viêm nha chu, triệu chứng của viêm nướu răng thường mức độ nhẹ hơn. Để dễ dàng nhận biết bệnh lý này, bạn cũng có thể tham khảo một số hình ảnh sau:

nguyên nhân viêm nướu răng
Viêm nướu răng khiến lợi bị sưng viêm và đỏ hơn so với các vùng lợi xung quanh
hình ảnh viêm nướu răng
Viêm nướu còn gây đau nhức, nướu sưng đỏ, nhạy cảm và dễ chảy máu hơn bình thường
hình ảnh viêm nướu răng
Hình ảnh của bệnh viêm nướu răng ở người trưởng thành

Viêm nướu răng có ảnh hưởng gì không?

Như đã đề cập, viêm nướu là bệnh nha khoa phổ biến ở cả trẻ em và người lớn. Tình trạng viêm nhiễm mô nướu chủ yếu do sự tích tụ của cao răng, mảng bám tạo điều kiện cho vi khuẩn thường trú trong khoang miệng phát triển mạnh. Do đó, sau khi cạo vôi răng và vệ sinh răng miệng đúng cách, tình trạng này sẽ thuyên giảm chỉ sau một thời gian ngắn.

Tuy nhiên nếu không điều trị, nướu răng có thể bị tổn thương nhiều dẫn đến đau nhức và khó chịu khi ăn uống. Tình trạng kéo dài còn gây ra tình trạng hôi miệng, ảnh hưởng đến sự tự tin và khiến bạn không thoải mái khi giao tiếp. Ngoài ra, viêm nướu răng không được điều trị cũng là nguyên nhân gây viêm nha chu – một trong những bệnh lý nha khoa nghiêm trọng có thể khiến răng lung lay và rụng sớm.

Một số trường hợp cũng có thể phát triển viêm nướu triển dưỡng do nướu răng bị viêm nhiễm mãn tính. Bệnh lý này đặc trưng bởi tình trạng tích tụ nhiều cao răng, nướu sưng, dễ chảy máu và khoang miệng có mùi hôi rất khó chịu. Viêm nướu triển dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây ra cảm giác khó chịu và đau nhức khi ăn uống.

Chẩn đoán viêm nướu răng

Viêm nướu răng là bệnh nha khoa rất phổ biến. Khi nhận thấy các triệu chứng bất thường, bạn nên đến nha khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Đối với bệnh lý này, bác sĩ sẽ dựa vào triệu chứng lâm sàng để chẩn đoán (kiểm tra răng, lợi, lưỡi, tìm các mảng bám, đánh giá tình trạng chảy máu chân răng,…).

Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ khai thác triệu chứng mà bạn gặp phải. Hầu hết những trường hợp viêm nướu đều được chẩn đoán thông qua khám lâm sàng. Tuy nhiên nếu tình trạng tái phát thường xuyên, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện thêm một số xét nghiệm để phát hiện những nguyên nhân tiềm ẩn (do bị tiểu đường, rối loạn tuyến giáp,…).

Các phương pháp điều trị viêm nướu răng

Viêm nướu răng thường được điều trị bằng cách lấy cao răng, dùng thuốc và vệ sinh răng miệng. Nếu điều trị đúng cách, tình trạng nướu sưng đỏ, chảy máu sẽ thuyên giảm chỉ sau khoảng vài ngày đến vài tuần.

1. Lấy cao răng

Cao răng tích tụ là nguyên nhân trực tiếp gây viêm nướu. Do đó, phương pháp đầu tiên được áp dụng cho bệnh lý này là cạo vôi răng. Đây là kỹ thuật thường quy có thực hiện tại tất cả các phòng khám nha khoa và bệnh viện chuyên khoa Răng hàm mặt.

Hình ảnh viêm nướu răng
Lấy cao răng là phương pháp chính trong điều trị viêm nướu răng

Cạo vôi răng diễn ra trong khoảng 20 – 30 phút tùy theo lượng cao răng tích tụ. Sau khi loại bỏ cao răng, số lượng vi khuẩn trong khoang miệng sẽ giảm dần. Từ đó giúp nướu răng giảm sưng đau, chảy máu và phục hồi hoàn toàn sau khoảng vài ngày. Ngoài ra, phương pháp này cũng được thực hiện trong điều trị nhiều bệnh lý nha khoa khác như sâu răng và viêm nha chu.

2. Sử dụng một số loại thuốc

Viêm nướu xảy ra do vi khuẩn thường trú trong khoang miệng phát triển quá mức. Do đó ngoài cạo vôi răng, bác sĩ sẽ hướng dẫn sử dụng một số loại thuốc dùng ngoài để tiêu diệt vi khuẩn và giảm sưng đau mô nướu.

Các loại thuốc điều trị viêm nướu răng:

  • Thuốc dạng bôi: Thuốc dạng bôi được sử dụng trong điều trị viêm nướu răng thường chứa các hoạt chất kháng khuẩn, gây tê và làm dịu răng để cải thiện triệu chứng khó chịu. Thông thường, các loại thuốc này sẽ được dùng sau khi chải răng với tần suất 2 – 3 lần/ ngày. Chỉ sau vài ngày sử dụng, tình trạng nướu chảy máu, sưng và đau nhức sẽ thuyên giảm rõ rệt.
  • Dung dịch súc miệng sát khuẩn: Ngoài thuốc dạng bôi, bạn cũng sẽ được chỉ định dùng một số dung dịch súc miệng chứa hoạt chất kháng khuẩn như Hydrogen peroxide, Chlorhexidine, Hexetidine,… Các sản phẩm này có khả năng tiêu diệt vi khuẩn và nấm men, từ đó có thể giảm mức độ viêm sưng ở nướu răng.
  • Thuốc giảm đau, hạ sốt: Nếu răng đau nhức nhiều, bạn có thể dùng Paracetamol để giảm nhẹ cơn đau. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng thuốc khi cần thiết. Với những cơn đau nhẹ, bạn có thể dùng thuốc dạng bôi ngoài hoặc áp dụng một số biện pháp tại nhà.

3. Chăm sóc răng miệng đúng cách

Sau khi cạo vôi răng, bạn cần giữ vệ sinh răng miệng đúng cách để đảm bảo nướu răng được hồi phục hoàn toàn. Giữ vệ sinh răng miệng cũng có thể giảm tốc độ tích tụ mảng bám, cao răng và phòng ngừa các bệnh nha khoa hiệu quả.

trị viêm nướu răng
Vệ sinh răng miệng đúng cách giúp giảm triệu chứng của bệnh viêm nướu rõ rệt

Các biện pháp vệ sinh răng miệng giúp cải thiện tình trạng viêm nướu:

  • Sử dụng bàn chải lông mềm, mảnh để chải răng 2 – 3 lần/ ngày. Để tránh tình trạng mòn men và tổn thương nướu răng, bạn nên chải răng nhẹ nhàng theo chiều dọc. Hạn chế thói quen chải răng quá mạnh theo chiều ngang khiến răng và nướu bị tổn thương.
  • Thay bàn chải định kỳ 2 – 3 tháng/ lần để đảm bảo răng miệng được làm sạch tốt.
  • Sau khi đánh răng, nên sử dụng thêm nước súc miệng nhằm tiêu diệt vi khuẩn có hại trong khoang miệng. Nếu bác sĩ không chỉ định dung dịch súc miệng sát khuẩn, bạn cũng có thể dùng một số loại nước súc miệng có tác dụng kháng khuẩn có bán tại nhà thuốc tây.
  • Sử dụng thêm chỉ nha khoa để làm sạch mảng bám và thức ăn thừa bên trong kẽ răng. Nên sử dụng đều đặn 1 lần/ ngày để cải thiện viêm nướu răng và phòng ngừa các bệnh lý nha khoa.
  • Có thể sử dụng kem đánh răng chứa fluor để tăng cường độ chắc khỏe của men răng và ức chế sự phát triển quá mức của vi khuẩn.

4. Áp dụng mẹo tại nhà

Trong trường hợp chưa thể đến phòng khám, bạn có thể áp dụng một số mẹo đơn giản để giảm đau nhức, sưng nướu và chảy máu chân răng. Các mẹo chữa này tương đối dễ thực hiện và khá an toàn nên phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau.

trị viêm nướu răng
Thoa dầu dừa lên nướu răng có thể giảm tình trạng đau nhức và chảy máu chân răng

Các mẹo cải thiện viêm nướu răng tại nhà:

  • Ngậm nước muối ấm: Ngậm nước muối có thể làm dịu cơn đau, giảm tình trạng sưng nướu và chảy máu. Với đặc tính tiêu viêm và sát trùng, nước muối ấm còn giúp ức chế các chủng hại khuẩn bên trong khoang miệng. Nếu thường xuyên bị chảy máu và sưng đỏ nướu, bạn có thể ngậm nước muối ấm sau khi chải răng. Sau khi ngậm khoảng 1 – 2 phút, các triệu chứng khó chịu sẽ thuyên giảm đáng kể.
  • Dùng dầu dừa: Ít người biết ngoài tác dụng dưỡng ẩm và chăm sóc da, dầu dừa còn có khả năng chống nấm, virus và kháng khuẩn tốt nhờ hàm lượng axit lauric cao. Khi bị viêm nướu, bạn có thể thoa dầu dừa lên phần nướu răng bị tổn thương để giảm hiện tượng viêm, đồng thời ngăn chặn viêm nhiễm lan rộng và tiến triển nặng. Dầu dừa cũng chứa nhiều axit béo có thể làm mềm và tăng khả năng đàn hồi của nướu răng.
  • Súc miệng với nước lá trầu không: Lá trầu không chứa hoạt chất Eugenol có đặc tính kháng sinh mạnh. Bên cạnh đó, tinh dầu từ thảo dược này cũng có khả năng khử mùi giúp lấn át mùi hôi khó chịu trong khoang miệng. Nếu có sẵn trầu không, bạn có thể dùng 1 nắm lá tươi rửa sạch và sắc đặc lấy nước súc miệng 2 – 3 lần/ ngày.

Phòng ngừa viêm nướu răng bằng cách nào?

Viêm nướu răng có khả năng tái phát cao. Do đó sau khi điều trị, bạn nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau:

trị viêm nướu răng
Nên cạo vôi răng định kỳ 2 lần/ năm để phòng ngừa viêm nướu và các vấn đề nha khoa khác
  • Thực hiện đầy đủ các biện pháp vệ sinh răng miệng là cách phòng ngừa viêm nướu răng hiệu quả nhất. Ngoài chải răng 2 – 3 lần/ ngày, nên sử dụng thêm nước súc miệng và chỉ nha khoa.
  • Vào các bữa ăn nhẹ, bạn có thể làm sạch răng miệng bằng cách súc miệng với nước lạnh và nhai kẹo cao su không đường. Ngoài ra, người bị chứng khô miệng và giảm tiết nước bọt cũng có thể nhai kẹo cao su nhằm tăng tiết nước bọt và ngăn ngừa các bệnh lý nha khoa.
  • Lấy cao răng 2 lần/ năm để giảm nguy cơ bị viêm nướu răng và các bệnh nha khoa khác. Trong trường hợp bị khô miệng, bạn nên lấy cao răng 3 – 4 tháng/ lần.
  • Nếu răng mọc lệch, khấp khểnh,… bạn nên đến phòng khám để được điều trị. Bởi tình trạng này khiến cho việc vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn hơn, từ đó gia tăng nguy cơ bị viêm nướu răng, sâu răng, viêm nha chu, áp xe răng. Đối với trường hợp răng mọc xiêu vẹo, giải pháp tối ưu là niềng răng hoặc nhổ bỏ răng (đối với răng khôn).
  • Tăng cường bổ sung vitamin, chất xơ và khoáng chất để cải thiện sức khỏe răng miệng toàn diện. Bên cạnh đó, bạn cũng cần uống đủ nước để hạn chế tình trạng giảm tiết nước bọt.
  • Để phòng ngừa viêm nướu, bạn nên thay đổi các thói quen xấu như dùng thức ăn, đồ uống chứa nhiều đường và axit, ít uống nước, thở bằng miệng, hút thuốc lá, nghiến răng khi ngủ, dùng răng cắn xé vật cứng,…
  • Trong trường hợp bị trào ngược dạ dày, cần thăm khám và điều trị sớm để kiểm soát triệu chứng. Tình trạng trớ thức ăn kéo dài không chỉ gây tổn thương thực quản, hầu họng mà còn gia tăng nguy cơ bị sâu răng và viêm nướu.

Viêm nướu răng là vấn đề răng miệng phổ biến ở cả trẻ em và người trưởng thành. Nếu được phát hiện và điều trị sớm, bệnh lý này sẽ nhanh chóng thuyên giảm chỉ sau một thời gian ngắn. Vì vậy, bạn cần chú ý đến những biểu hiện bất thường để kịp thời khắc phục.

Cùng chuyên mục

Dùng lá húng quế cũng là một trong những cách trị viêm nướu răng tại nhà đơn giản, hiệu quả

10 cách trị viêm nướu răng tại nhà đơn giản, hiệu quả

Viêm nướu răng là tình trạng viêm răng nhẹ với những mảng bám và những vùng sưng đỏ, dễ chảy máu ở nướu. Đây được xem là giai đoạn khởi...

cách trị viêm lợi khi mang thai

7 Cách Trị Viêm Lợi Khi Mang Thai An Toàn và Hiệu Quả

Trên thực tế, có nhiều cách trị viêm lợi khi mang thai. Bao gồm cả các mẹo tự nhiên tại nhà và điều trị y tế. Bà bầu cần lựa...

chữa viêm nha chu bằng thuốc nam

10 cách chữa viêm nha chu bằng thuốc nam hiệu quả, dễ tìm

Với các trường hợp bệnh nhẹ có thể áp dụng các cách chữa viêm nha chu bằng thuốc nam. Đây là giải pháp tận dụng thảo dược tự nhiên nên...

viêm nha chu

Viêm nha chu là gì? Triệu chứng và cách điều trị

Viêm nha chu là bệnh nhiễm trùng nướu nghiêm trọng rất phổ biến hiện nay. Đây được cho là nguyên nhân thường gặp gây mất răng ở người lớn nếu...

Các loại thuốc trị viêm lợi cho trẻ tốt nhất hiện nay và lưu ý

Các Thuốc Trị Viêm Lợi Cho Trẻ Tốt Nhất Và Lưu Ý

Kamistad, Xanh metylen... là các loại thuốc trị viêm lợi cho trẻ thường được dùng.Vậy những loại thuốc này được sử dụng như thế nào, có cần lưu ý gì...

viêm lợi có mủ

Viêm Lợi Có Mủ Nguy Hiểm Không? Phải Làm Sao?

Viêm lợi có mủ là giai đoạn tiến triển nặng của bệnh viêm lợi, tiềm ẩn nhiều biến chứng nghiêm trọng. Đặc biệt là có thể gây tổn thương mô...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn