Xét nghiệm Sàng Lọc Trước Sinh NIPT là gì? Giá bao nhiêu?

Xét nghiệm tầm soát (Phát hiện sớm) ung thư : Những thông tin cần biết

Nên sàng lọc trước sinh ở tuần thứ bao nhiêu để kết quả chuẩn xác?

Xét nghiệm ADN huyết thống cần những gì? Giá bao nhiêu?

Có nên thực hiện sàng lọc trước sinh hay không? Vì sao?

Xét nghiệm ADN làm giấy khai sinh: Thủ tục, quy trình và chi phí

Xét nghiệm ADN: Ý nghĩa, quy trình và chi phí xét nghiệm

Xét nghiệm Gen và những ý nghĩa quan trọng trong y học

Xét nghiệm ADN huyết thống cần những gì? Giá bao nhiêu?

Xét nghiệm ADN huyết thống là phương pháp xác định mối quan hệ huyết thống thông qua vật chất lưu trữ thông tin di truyền – Acid Deoxyribonucleic. Ngoài mục đích dân sự (tự nguyện), phương pháp này còn được thực hiện với các mục đích khác như làm giấy khai sinh, xin visa, đổi giấy khai sinh, tranh chấp tài sản,…

Xét nghiệm ADN huyết thống
Xét nghiệm ADN huyết thống cần chuẩn bị những gì?

Xét nghiệm ADN huyết thống là gì?

Xét nghiệm ADN huyết thống là kỹ thuật sử dụng vật chất lưu trữ thông tin di truyền ADN (Acid Deoxyribonucleic) để xác định quan hệ huyết thống giữa cha/ mẹ – con, anh em ruột, anh em họ, ông/ bà – cháu,… ADN của con cái được thừa hưởng 50% từ mẹ và 50% từ bố. Do đó, xác định huyết thống thông qua vật liệu di truyền ADN có thể cho kết quả chính xác đến 99.999%.

Hiện nay, xét nghiệm ADN huyết thống không chỉ được để xác định huyết thống giữa những người thân trong gia đình (tự nguyện) mà còn phục vụ cho các mục đích khác như làm giấy khai sinh, xin visa, làm thẻ ADN, nộp hồ sơ cho lãnh sứ quán, tranh chấp quyền nuôi dưỡng, tranh chấp tài sản,…

Quan hệ huyết thống được xác định khi mẫu gen của 2 cá thể trùng khớp đến 99.99%. Nếu có sự khác biệt từ 2 gen trở đi tức là 2 cá thể đó không có quan hệ huyết thống. Trong trường hợp khác biệt từ 1 – 2 gen, trung tâm thực hiện xét nghiệm có thể yêu cầu thêm mẫu gen của người mẹ trước khi đưa ra kết quả.

Khi nào có thể xét nghiệm ADN huyết thống?

Với sự phát triển và tiến bộ của công nghệ, xét nghiệm ADN huyết thống có thể thực hiện đối với bất cứ đối tượng nào – kể cả thai nhi (ít nhất 16 tuần tuổi). Đối với thai nhi, xét nghiệm ADN huyết thống được thực hiện bằng cách tách chiết ADN của thai nhi trong máu của mẹ hoặc xét nghiệm thông qua thủ thuật chọc ối và sinh thiết gai nhau.

Xét nghiệm ADN huyết thống
Xét nghiệm ADN huyết thống có thể thực hiện đối với bất cứ đối tượng nào – kể cả thai nhi

Đối với trẻ nhỏ và người lớn, việc xét nghiệm ADN được thực hiện dễ dàng hơn qua nhiều mẫu xét nghiệm như mẫu máu, sợi tóc có chân, niêm mạc miệng, móng tay,… Hiện nay, một số trung tâm còn tiếp nhận các mẫu đặc biệt như chỉ nha khoa, bàn chải đánh răng và bao cao su chứa tinh trùng.

Xét nghiệm ADN huyết thống cần những gì?

Để xét nghiệm ADN huyết thống, cần chuẩn bị mẫu xét nghiệm của ít nhất 2 cá thể. Hiện nay, xét nghiệm ADN xác định huyết thống cũng có thể được áp dụng cho nhiều đối tượng hơn. Với sự tiến bộ của y học, ngoài mẫu máu truyền thống, bạn cũng có thể sử dụng các mẫu xét nghiệm khác như mẫu móng tay, mẫu niêm mạc miệng, sợi tóc có chân,…

1. Mẫu máu

Xét nghiệm ADN huyết thống qua mẫu máu là biện pháp phổ biến nhất hiện nay. Máu là cơ quan chứa vật chất di truyền cao, ổn định và không bị biến tính bởi ảnh hưởng từ môi trường. Xét nghiệm qua mẫu máu cho kết quả nhanh và độ chính xác cao.

2. Mẫu tế bào niêm mạc miệng

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng mẫu tế bào niêm mạc miệng. Khác với mẫu máu, mẫu xét nghiệm này có thể tự lấy tại nhà hoặc lấy tại trung tâm y tế.

Tuy nhiên trước khi lấy tế bào niêm mạc miệng, cần tránh ăn uống – đặc biệt là uống cà phê, trà, rượu bia, sữa trước khi lấy mẫu 4 giờ đồng hồ. Ngoài ra, cần tránh sử dụng thuốc lá và chất kích thích trước khi lấy mẫu trong vòng 5 – 6 giờ.

3. Mẫu móng tay, móng chân

Mẫu móng tay, móng chân là một trong những mẫu xét nghiệm ADN phổ biến. Tuy nhiên để đảm bảo độ khách quan của kết quả xét nghiệm, cần rửa sạch móng tay, móng chân trước khi lấy mẫu. Đồng thời cần cắt đủ 40mg mẫu móng để có đủ số lượng ADN.

4. Mẫu tóc có chân

Ngoài ra hiện nay, một số cơ sở còn xét nghiệm ADN huyết thống thông qua mẫu tóc có chân. Tuy nhiên, mẫu xét nghiệm này chỉ thích hợp với trẻ lớn và người trưởng thành. Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ có tóc mỏng và tơ thường khó nhổ chân tóc kèm chân. Hơn nữa, việc lấy mẫu cũng khó khăn hơn vì trẻ có thể quấy khóc và khó chịu.

5. Mẫu nước ối, gai nhau

Để xác định huyết thống với thai nhi, bác sĩ có thể sinh thiết gai nhau hoặc chọc nước ối. Tuy nhiên hiện nay, các biện pháp này không được khuyến khích vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi và mẹ bầu.

Trong trường hợp này, có thể xét nghiệm máu của mẹ bầu, sau đó chiết tách ADN từ thai nhi và đem đối chiếu với ADN của người cần xác định huyết thống.

Một số lưu ý khi xét nghiệm ADN huyết thống

Hiện nay, các cơ sở xét nghiệm ADN không chỉ xét nghiệm theo mục đích cá nhân (tự nguyện) mà còn thực hiện xét nghiệm ADN huyết thống hành chính. Đối với xét nghiệm ADN hành chính, ngoài mẫu xét nghiệm cần chuẩn bị thêm một số giấy tờ cần thiết.

Do đó trước khi thực hiện xét nghiệm ADN huyết thống, cần lưu ý những vấn đề sau:

1. Xét nghiệm ADN dân sự

Xét nghiệm ADN dân sự được thực hiện theo nguyện vọng của người yêu cầu xét nghiệm với mục đích cá nhân như tìm người thân thất lạc, xác định hài cốt của người thân, nhận con, cháu,… Đối với mục đích dân sự, bạn có thể tự lấy mẫu tại nhà hoặc lấy mẫu trực tiếp tại trung tâm.

Xét nghiệm ADN dân sự chấp nhận tất cả các loại mẫu có chứa vật chất di truyền như cuống rốn, móng tay, mẫu niêm mạc má, máu và tóc. Hơn nữa khi thực hiện xét nghiệm, không nhất thiết phải cung cấp thông tin cá nhân chính xác, cũng không cần các giấy tờ pháp lý như hộ chiếu, chứng minh nhân dân hay giấy khai sinh.

2. Xét nghiệm ADN hành chính

Xét nghiệm ADN hành chính được thực hiện nhằm mục đích tố tụng tại tòa án, tranh chất tài sản, quyền thừa kế, thay đổi giấy khai sinh, làm giấy khai sinh, nhập tịch, giành quyền nuôi con,… Kết quả xét nghiệm ADN hành chính phải có tính pháp lý và được các cơ quan của nhà nước công nhận.

Xét nghiệm ADN huyết thống cần những gì
Xét nghiệm ADN hành chính phải được lấy mẫu trực tiếp tại trung tâm xét nghiệm

Chính vì vậy, quy trình xét nghiệm ADN hành chính được thực hiện khá phức tạp:

  • Xác minh danh tính: Nếu có nhu cầu xét nghiệm ADN, phải xác minh danh tính của cả 2 cá thể tham gia xét nghiệm (hoặc nhiều hơn tùy trường hợp). Đối với trẻ nhỏ, cần xác minh bằng giấy chứng sinh hoặc khai sinh, người lớn có thể dùng chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu.
  • Điền thông tin vào mẫu: Sau đó, cần điền đầy đủ thông tin vào mẫu yêu cầu xét nghiệm. Thông tin cá nhân được cung cấp phải đảm bảo chính xác 100% và người ghi phải chịu trách nhiệm với tất cả thông tin cung cấp trong mẫu.
  • Thu mẫu xét nghiệm: Đối với xét nghiệm ADN hành chính, cần lấy mẫu tại trung tâm xét nghiệm. Nhân viên sẽ trực tiếp lấy mẫu, sau đó chụp ảnh và lấy dấu vân tay xác định để đảm bảo tính pháp lý của kết quả xét nghiệm.

Xét nghiệm ADN huyết thống hết bao nhiêu tiền?

Xét nghiệm ADN huyết thống hết bao nhiêu tiền là vấn đề được bạn đọc quan tâm. Theo khảo sát, chi phí xét nghiệm dao động khoảng 1.5 – 7.000.000 đồng đối với xét nghiệm huyết thống giữa 2 cá thể và phụ thu 1 – 5.000.000 đồng nếu thêm người thứ 3.

Xét nghiệm ADN huyết thống cần những gì
Chi phí xét nghiệm ADN huyết thống phụ thuộc vào số lượng mẫu, loại mẫu, mối quan hệ huyết thống

Tuy nhiên chi phí thực tế có thể thay đổi tùy thuộc vào những yếu tố sau:

  • Quan hệ huyết thống: Chi phí xét nghiệm ADN huyết thống phụ thuộc vào mối quan hệ giữa 2 cá thể. Xét nghiệm mối quan hệ huyết thống trực hệ (cha/ mẹ – con) thường có giá thấp hơn so với xác định huyết thống giữa cậu, bác, chú, dì, ông/ bà với cháu hay anh/ chị em ruột.
  • Loại mẫu xét nghiệm: Xét nghiệm ADN huyết thống bằng mẫu máu và niêm mạc miệng có giá thấp nhất. Các mẫu khác như móng tay, cuống rốn, chân tóc, da,… thường có chi phí cao hơn 500 – 2.500.000 đồng. Ngoài ra, chi phí có thể cao hơn khi sử dụng các mẫu xét nghiệm đặc biệt như bàn chải đánh răng và bao cao su chứa tinh trùng.
  • Thời gian trả kết quả: Thời gian trả kết quả càng nhanh thì chi phí càng cao và ngược lại. Hiện nay với sự hỗ trợ của máy móc, một số cơ sở có thể trả kết qua trong vòng 4 – 6 giờ. Nếu không quá gấp, bạn có thể lấy kết quả trong vòng 3 – 7 ngày để tiết kiệm chi phí.
  • Số lượng mẫu thử: Chi phí xét nghiệm còn phụ thuộc vào số lượng mẫu thử. Trong trường hợp thêm mẫu thứ 3 và thứ 4, chi phí có thể cộng thêm từ 1 – 2.500.000 đồng tùy vào cơ sở thực hiện.
  • Cơ sở thực hiện: Bảng giá xét nghiệm ADN huyết thống tại các cơ sở y tế thường có sự chênh lệch. Chi phí thực hiện tại các cơ sở công lập thường thấp hơn so với các trung tâm xét nghiệm tư nhân.
  • Xét nghiệm dân sự/ hành chính: Thực tế, xét nghiệm ADN dân sự có chi phí thấp hơn so với xét nghiệm với các mục đích khác như xin visa, làm giấy khai sinh, đổi giấy khai sinh, tố tụng, tranh chấp tài sản,…

Để biết chính xác chi phí xét nghiệm ADN huyết thống, bạn có thể liên hệ trực tiếp qua hotline hoặc đến trung tâm để được bác sĩ tư vấn cụ thể.

Xét nghiệm ADN huyết thống là phương pháp xác định mối quan hệ huyết thống cha/ mẹ – con, cháu – dì/ cô/ chú,… qua vật chất di truyền (ADN). Hy vọng qua bài viết, bạn đọc có thể hiểu rõ về phương pháp này và chủ động hơn trong quá trình xét nghiệm.

Cùng chuyên mục

Những điều cần biết khi xét nghiệm ADN làm giấy khai sinh

Xét nghiệm ADN làm giấy khai sinh: Thủ tục, quy trình và chi phí

Xét nghiệm AND làm giấy khai sinh là một thủ tục hành chính thông qua xét nghiệm ADN huyết thống nhằm đảm bảo tính pháp lý trong việc thực hiện...

Xét nghiệm ADN: Ý nghĩa, quy trình và chi phí xét nghiệm

Xét nghiệm ADN (giám định ADN hoặc thử ADN) là kỹ thuật sử dụng vật chất di truyền nhằm xác định quan hệ huyết thống giữa hai hoặc nhiều cá...

Xét nghiệm Gen và những ý nghĩa quan trọng trong y học

Xét nghiệm gen là quá trình phân tích các gen đột biến, gen xấu gây bệnh nhằm xác định nguy cơ rối loạn trong di truyền. Hiện nay, mục đích...

sàn lọc trước sinh ở tuần thứ bao nhiêu

Nên sàng lọc trước sinh ở tuần thứ bao nhiêu để kết quả chuẩn xác?

Sàng lọc trước sinh là phương pháp kiểm tra trong thai kỳ với mục đích để xác định nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh ở thai nhi ngay từ...

Xét nghiệm tầm soát (Phát hiện sớm) ung thư : Những thông tin cần biết

Xét nghiệm tầm soát ung thư là phương pháp sử dụng các kỹ thuật khác nhau để đánh giá nguy cơ và phát hiện sớm tế bào ung thư. Hiện...

Xét nghiệm Sàng Lọc Trước Sinh NIPT

Xét nghiệm Sàng Lọc Trước Sinh NIPT là gì? Giá bao nhiêu?

Xét nghiệm sàng lọc trước sinh NIPT là phương pháp được thực hiện từ tuần thứ 10 của thai kỳ, giúp các mẹ bầu nhanh chóng phát hiện ra các...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn