Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là gì? Có lây không?

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì, uống gì và kiêng gì?

Viêm loét dạ dày – tá tràng: Dấu hiệu và cách điều trị

9 thuốc trị đau dạ dày tốt nhất hiện nay và lưu ý [Cập nhật]

VTV2 chia sẻ bài thuốc “đánh bại” bệnh dạ dày hiệu quả từ thảo dược

Bị trào ngược dạ dày có nên ăn sữa chua? Loại nào tốt?

Thuốc dạ dày viện 354 (Bình Vị Nam): Công dụng, cách dùng

Đau dạ dày có nên uống nước dừa, cam, gừng, trà sữa…?

Mẹo chữa dạ dày bằng lá ổi đúng cách, nhanh khỏi

Các xét nghiệm trào ngược dạ dày và lưu ý

Mặc dù trào ngược dạ dày không phải là một bệnh quá nghiêm trọng và cũng không cần điều trị chuyên sâu. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cần thiết thì người bệnh cần thực hiện một số các xét nghiệm trào ngược dạ dày để tránh các rủi ro, biến chứng ngoài ý muốn.

Vì sao cần phải làm xét nghiệm trào ngược dạ dày?

Việc thực hiện các xét nghiệm trào ngược dạ dày sẽ giúp bác sĩ có kết luận chính xác nhất rằng bạn có mắc các bệnh lý nguy hiểm nào hay không. Đồng thời, xét nghiệm cũng sẽ giúp chẩn đoán được mức độ nặng nhẹ, tình trạng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Từ đó, sẽ giúp bác sĩ có cơ sở đưa ra phác đồ trị bệnh phù hợp cho từng bệnh nhân.

Ngoài ra, với kết quả xét nghiệm này sẽ giúp tìm ra chính xác nguyên nhân bệnh. Nhờ đó sẽ giúp bệnh nhân có những lời khuyên hợp lý từ bác sĩ để tránh những tác nhân gây bệnh đó, hỗ trợ tốt hơn trong việc trị bệnh và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Khi nào cần thực hiện xét nghiệm trào ngược dạ dày?

Trên thực tế, bệnh trào ngược dạ dày là một bệnh lý phổ biến và không nguy hiểm. Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh này có thể là dấu hiệu của một vài bệnh lý nghiêm trọng hơn.

Chính vì vậy, người bệnh cần hết sức lưu ý nên thăm khám tại bệnh viện và tiến hành các xét nghiệm trào ngược dạ dày để biết được đây có phải là dấu hiệu của những bệnh lý nghiêm trọng nào hay không.

Khi nào cần thực hiện xét nghiệm trào ngược dạ dày?
Khi xuất hiện các dấu hiệu bất ổn về tiêu hóa bạn nên chủ động thực hiện xét nghiệm trào ngược dạ dày

Thường thì người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện xét nghiệm trào ngược dạ dày khi có các dấu hiệu sau:

  • Đau rát cổ họng khi nuốt
  • Hôi miệng
  • Ợ nóng, ợ chua nhiều
  • Đau ngực
  • Khàn giọng
  • Có cảm giác buồn nôn hoặc nôn
  • Ho
  • Viêm họng, đau họng
  • Có cảm giác giống hen suyễn

Các phương pháp xét nghiệm trào ngược dạ dày 2020

Một số các phương pháp xét nghiệm trào ngược dạ dày phổ biến hiện nay như:

Kiểm tra thể chất

Trước hết, để kiểm tra mức độ của bệnh trào ngược, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra các triệu chứng và tình trạng thể chất của người bệnh thông qua một số câu hỏi về sức khỏe của người bệnh.

Ngoài ra, một bản danh sách về các món ăn, thực phẩm mà bạn thường xuyên ăn hoặc uống. Bởi thói quen ăn uống và sinh hoạt là những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng trào ngược dạ dày.

Kiểm tra nồng độ axit dạ dày

Việc xét nghiệm thông qua việc kiểm tra nồng độ axit dạ dày sẽ được thực hiện thông qua đầu dò Axit Ambulatory. Thiết bị này sẽ giúp đo được chỉ số axit dạ dày trong vòng 24h vừa qua. Theo đó, xét nghiệm này sẽ cho kết quả chính xác về chỉ số axit dạ dày và lượng axit trào ngược. Từ đó sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.

Để thực hiện được xét nghiệm này, bác sĩ sẽ tiến hành luồn một ống dài, mỏng, nhỏ và linh hoạt vào bên trong theo đường mũi, miệng để đi đến thực quản của người bệnh. Lúc này, người bệnh có thể sẽ đeo một túi nhỏ để thiết bị có thể theo dõi được chính xác lượng axit trào ngược tự thực quản lên cổ họng.

Kèm theo đó, bác sĩ sẽ gắn một thiết bị nhỏ có hình viên nang vào thực quản của người bệnh. Nó có tác dụng đo lượng axit trong thực quản và phản hồi kết quả đến thiết bị bên ngoài. Thiết bị này sẽ đi ra khỏi cơ thể sau 2 ngày thông qua đi đại tiện.

Các phương pháp xét nghiệm trào ngược dạ dày
Tùy vào đánh giá mức độ nặng nhẹ dựa vào triệu chứng mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp xét nghiệm phù hợp

Chẩn đoán nhờ X-quang có chất cản quang

Khi thực hiện xét nghiệm này, người bệnh sẽ phải uống một loại chất lỏng phản quang tên là Barium (BaSO4). Chất này khi vào bên trong sẽ bao phủ lấy phần cổ họng, dạ dày và đường tiêu hóa trên. Nhờ nó mà bác sĩ sẽ nhìn thấy các tổn thương bên trong dễ dàng hơn nhờ vào hình chụp X-quang.

Một số lưu ý khi thực hiện xét nghiệm này:

  • Phương pháp cản quang này không nên áp dụng cho phụ nữ mang thai.
  • Hãy báo với bác sĩ nếu bạn có bệnh nền là tiểu đường để được tư vấn về thời điểm chụp X-quang phù hợp hơn.
  • Sau khi thực hiện xét nghiệm xong có thể gây ra táo bón, mệt mỏi, có cảm giác đầy hơi, đau dạ dày nhẹ.

Hầu hết các tác dụng phụ sẽ tự biến mất sau vài giờ nên bạn không cần phải quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu thấy khó chịu hơn 24h thì hãy thông báo cho bác sĩ điều trị về tình trạng này.

Xét nghiệm trào ngược dạ dày bằng cách đo áp lực thực quản

Đây là một trong những phương pháp rất phổ biến để chẩn đoán các bệnh về dạ dày nói riêng và hệ tiêu hóa nói chung. Trong đó, những bệnh nhân xảy ra các triệu chứng như ợ nóng, khó nuốt, đau ngực, đau bụng thì xét nghiệm bằng cách đo áp lực thực quản sẽ là phương pháp ưu tiên được lựa chọn.

Quy trình xét nghiệm trào ngược dạ dày bằng cách đo áp lực thực quản diễn ra tương đối đơn giản:

  • Bệnh nhân sẽ được tiến hành gây tê phần mũi và cổ họng
  • Thiết bị đo là một ống dây nhỏ, dài, mỏng được đưa từ mũi xuống tới thực quản và dạ dày.
  • Khi thiết bị này hoạt động và trả về kết quả các thông số đo từ dạ dày, thực quản cho đến cổ họng, bác sĩ sẽ có cơ sở và chẩn đoán bệnh một cách chính xác nhất.

Xét nghiệm trào ngược dạ dày thông qua nội soi

Nội soi là một trong những phương pháp rất phổ biến được áp dụng hầu hết đối với những bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa.

Để thực hiện xét nghiệm này, bác sĩ sẽ đặt một ống dài, mỏng, trên đầu có gắn camera nhỏ vào bên trong hệ tiêu hóa của người bệnh. Ống nội soi này sẽ đi qua mũi hoặc miệng và vào bên trong thực quản, dạ dày dò tìm những tổn thương và phản hồi kết quả về thiết bị kết nối ở bên ngoài.

Phương pháp này sẽ giúp phát hiện tình trạng trào ngược dạ dày, viêm dạ dày, viêm thực quản hay các biến chứng khác tồn tại trong hệ tiêu hóa. Đặc biệt, phương pháp này cũng được sử dụng để lấy mẫu mô ở bên trong thực quản hay còn được gọi làviêm dạ dày sinh thiết để tiến hành xét nghiệm và chản đoán bệnh.

Người bệnh không cần phải quá lo lắng khi làm xét nghiệm nội soi vì trước khi tiến hành bạn sẽ được cho sử dụng thuốc an thần nhẹ. Thuốc có tác dụng giúp người bệnh cảm thấy thư giãn, không cảm nhận được các cơn đau ở cổ họng, giúp quá trình nội soi diễn ra suôn sẻ hơn.

Các phương pháp xét nghiệm trào ngược dạ dày 2020
Nội soi là một trong những phương pháp xét nghiệm trào ngược dạ dày phổ biến nhất hiện nay

Xét nghiệm trào ngược dạ dày thông qua hình học thực quản

Xét nghiệm này cũng tương tự những những phương pháp ở trên đó là bác sĩ sẽ luồn một ống dây dài và nhỏ vào trong thực quản. Ống này sẽ có nhiệm vụ kiểm tra xem thực quản hoạt động ra sao để đẩy axit trào ngược lên trên. Từ đó, sẽ giúp bác sĩ xác định được thực quản có bị vấn đề gì hay không.

Trước khi tiến hành xét nghiệm, người bệnh sẽ được tiêm một mũi gây tê để tránh cảm giác đau đớn khi cho ống dây vào trong thực quản. Sau đó, khi ống dò đã vào bên trong thì người bệnh phải nằm nghiêng sang trái để ống thực hiện nhiệm vụ đo được áp lực tác động lên tất cả các vị trí khác nhau của thực quản và dạ dày.

Kết quả sẽ được hiển thị ra bên ngoài thiết bị đã được kết nối sẵn. Thường thì xét nghiệm này chỉ mất khoảng 20 – 30 phút và sau khi kết thúc xét nghiệm, người bệnh có thể sẽ cảm thấy đau nhẹ ở ngực và cổ họng.

Kiểm tra nồng độ pH thực quản

Đặc điểm của phương pháp này đó là sử dụng máy theo dõi đo nồng độ pH trong thực quản của người bệnh khoảng 24h. Phương pháp này sẽ cho ra kết quả nhanh chóng, chính xác và giúp cho việc theo dõi tình trạng bệnh cũng như có cách điều trị cũng sẽ dễ dàng hơn.

Thực hiện đo nồng độ pH gồm các bước sau đây:

  • Thiết bị ống đo pH sẽ được đặt qua đường mũi hoặc miệng đi xuống thực quản và cố định vị trí cảm biến
  • Thiết bị cảm biến sẽ được kết nối với bộ ghi dữ liệu, từ đó kiểm soát tốt hoạt động của cảm biến bên trong thực quản.
  • Bệnh nhân sẽ đeo ống đo này trong vòng 24h. Trong suốt thời gian này, toàn bộ dữ liệu về chỉ số pH sẽ được máy đo ghi lại để phân tích.
  • Từ những số liệu này, bác sĩ sẽ kết luận mức độ và tình trạng bệnh các số liệu này, bác sĩ sẽ kết luận mức độ chứng bệnh mà bệnh nhân đang gặp phải.

Bên cạnh đó, trong quá trình kiểm tra và ghi nhận thông tin về nồng độ pH thì người bệnh cũng cần ghi chép lại nhật ký ăn uống của mình. Điều này sẽ giúp thiết bị đo phát hiện loại thực phẩm có khả năng gây trào ngược dạ dày thực quản. Từ đó, giúp bác sĩ phân tích và có những chẩn đoán chính xác nhất về bệnh.

Phương pháp ghi điện trở kháng trong lòng thực quản

Phương pháp ghi điện trở kháng trong lòng thực quản là phương pháp cho phép phát hiện dễ dàng luồng hơi trào ngược do axit và không do axit. Nó hoạt động thông qua việc đo được tất cả các trào ngược trong thực quản.

Thường thì bác sĩ sẽ kết hợp phương pháp ghi điện trở kháng đa kênh trong lòng thực quản với phương pháp đo độ pH thực quản trong vòng 24h. Cách này sẽ giúp cho ra kết quả xét nghiệm chính xác và đầy đủ thông tin nhất.

Một số lưu ý khi xét nghiệm trào ngược dạ dày

Với rất nhiều các phương pháp xét nghiệm trào ngược dạ dày kể trên, mỗi phương pháp sẽ có cách thực hiện khác nhau. Vậy cách nào phổ biến và hiệu quả nhất? Người bệnh ở mức độ nào sẽ được áp dụng cách xét nghiệm nào?

Theo chia sẻ từ các chuyên gia thì trước hết, người bệnh cần hiểu rằng việc xét nghiệm trào ngược dạ dày là phương pháp hữu ích nhất nhằm mục đích chẩn đoán bệnh, tìm ra nguyên nhân gây bệnh và mức độ tổn thương hiện tại, tùy theo những gì người bệnh khai báo mà bác sĩ sẽ chỉ định loại xét nghiệm phù hợp nhất.

Những lưu ý khi thực hiện xét nghiệm trào ngược dạ dày
Người bệnh cần khai báo trung thực về tiểu sử bệnh để kết quả chẩn đoán bệnh chính xác hơn

Vì vậy, trước khi tiến hành xét nghiệm thì người bệnh cần khai báo một cách trung thực về tiền sử bệnh của bản thân như có mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường, thận, có sử dụng thuốc trị trào ngược dạ dày nào trước đó hay thiết bị trị bệnh nào không, thói quen ăn uống ra sao…Từ những thông tin này mà bác sĩ sẽ quyết định loại hình xét nghiệm cụ thể.

Hiện tại ở Việt Nam, hầu hết các bệnh viện hàng đầu đều áp dụng phương pháp xét nghiệm nội soi thực quản và đo độ pH là chủ yếu. Bởi 2 biện pháp này đã được chứng minh là đem lại hiệu quả nhanh chóng, kết quả xét nghiệm chính xác qua nhiều thời kỳ.

Hy vọng rằng với những thông tin hữu ích về các phương pháp xét nghiệm trào ngược dạ dày vừa kể trên sẽ giúp những bệnh nhân gặp phải triệu chứng trào ngược dạ dày có cái nhìn tổng quan hơn về việc xét nghiệm. Hãy chủ động chọn cách xét nghiệm để chẩn đoán bệnh chính xác nhất, bởi phòng bệnh lúc nào cũng tốt hơn chữa bệnh.

Cùng chuyên mục

Chữa trào ngược dạ dày bằng mật ong

Hướng dẫn chữa trào ngược dạ dày bằng mật ong tại nhà

Chữa trào ngược bằng mật ong không còn là phương pháp xa lạ với nhiều người. Trong hoạt chất mật ong có chứa hàm lượng dinh dưỡng giúp ổn định...

Mẹ bị nhiễm HP có cho con bú được không? Khi nào nên điều trị?

Mẹ bị nhiễm HP có cho con bú được không? Khi nào nên điều trị?

Vi khuẩn HP là dạng xoắn khuẩn gram âm rất dễ lây lan qua đường ăn uống và sinh hoạt. Đây cũng là loại vi khuẩn gây ra căn bệnh...

Những thực phẩm tốt cho dạ dày - Nên bổ sung mỗi ngày

Những thực phẩm tốt cho dạ dày – Nên bổ sung mỗi ngày

Việc bổ sung các thực phẩm tốt cho dạ dày mỗi ngày sẽ hỗ trợ dạ dày và hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Bên cạnh đó, thiết lập...

Người bị đau dạ dày, trào ngược có nên ăn dưa hấu?

Dưa hấu là thực phẩm được rất nhiều người yêu thích bởi vị ngọt tự nhiên và thành phần dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, khi bị đau dạ dày, trào...

Trào ngược dạ dày ở trẻ em: Nguyên nhân, cách khắc phục

Trào ngược dạ dày ở trẻ em là tình trạng rối loạn đường tiêu hóa thường xảy ra phổ biến ở trẻ dưới 2 tuổi. Và tình trạng này sẽ...

Viêm hang vị dạ dày nên ăn gì là thắc mắc chung của nhiều người

Viêm hang vị dạ dày nên ăn gì và kiêng gì?

Viêm hang vị dạ dày là căn bệnh thường gặp, nhất là người ở độ tuổi trung niên và người cao tuổi, xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng phổ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn