Rạn da ở nách (nứt): Nguyên nhân, cách điều trị

Vết rạn da có bị lan không? Cách phòng ngừa

Công dụng và cách dùng dầu dừa trị rạn da hiệu quả nhất

Rạn da lâu năm có trị được không? Cách nào hiệu quả?

Xóa rạn da bằng tia laser có hiệu quả không? Chi phí bao nhiêu?

Rạn da ở tuổi dậy thì: Nguyên nhân và cách chữa trị an toàn

Dầu trị rạn da Arganan có hiệu quả không? Giá bao nhiêu?

Bị rạn da khi giảm cân và cách chữa trị hiệu quả nhất

Công thức trị rạn da bằng khoai tây vừa nhanh vừa an toàn

Cách phòng ngừa, hạn chế rạn da khi mang thai cho mẹ bầu

Xóa rạn da bằng tia laser có hiệu quả không? Chi phí bao nhiêu?

Trong thời gian gần đây, xóa rạn da bằng tia laser là công nghệ hiện đại đang được nhiều người tin tưởng lựa chọn. Phương pháp này đã được ứng dụng rộng rãi ở Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc… và hứa hẹn mang đến kết quả khả quan. Tuy nhiên, trên thực tế, xóa rạn da bằng tia laser có thực sự hiệu quả không? Chi phí bao nhiêu?

Phương pháp xóa rạn da bằng tia laser
Phương pháp xóa rạn da bằng tia laser là gì?

Tìm hiểu phương pháp xóa rạn da bằng tia laser

Laser (Light Amplification by Stimulated Emission of Radiation) là kỹ thuật khuếch đại ánh sáng bằng cách phát xạ kích thích. Hiện nay, tia laser được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong công tác điều trị da liễu và thẩm mỹ – làm đẹp.

Phương pháp xóa rạn da bằng tia laser thực chất là thủ thuật tác động sâu vào lớp biểu bì bằng bước sóng cùng tần số phù hợp nhằm thúc đẩy quá trình sản sinh – tái tạo collagen (một loại protein có nhiệm vụ củng cố mức độ linh hoạt và đàn hồi của làn da).

Nếu collagen được sản sinh và tái tạo thường xuyên, các vết rạn da sẽ nhanh chóng được cải thiện và trở nên đều màu với những vùng da xung quanh.

Sự kết hợp hài hòa giữa ánh sáng laser và năng lượng quang học có thể làm mờ những vết rạn da xấu xí, đồng thời thúc đẩy quá trình hình thành – tái tạo collagen. Nhờ đó, sau khi áp dụng phương pháp này, vết rạn dần dần biến mất. Làn da bệnh nhân cũng mịn màng, mềm mại và săn chắc hơn.

Thông thường, một buổi điều trị rạn da bằng tia laser kéo dài khoảng 30 – 45 phút. Mỗi liệu trình diễn ra trong vòng 3 – 6 buổi (tùy vào đặc điểm thể trạng và tình trạng rạn da của mỗi khách hàng).

Bàn về mức độ an toàn của kỹ thuật này, các trung tâm thẩm mỹ hàng đầu TPHCM khẳng định, công nghệ xóa rạn da bằng tia laser không gây đau rát, không ảnh hưởng vùng da xung quanh và có thể mang đến kết quả lâu dài, đặc biệt không làm tái phát.

Quy trình xóa rạn da bằng tia laser

Dịch vụ điều trị rạn da bằng tia laser buộc phải tuân thủ quy trình sau đây:

  • Kiểm tra huyết áp, nhịp tim của bệnh nhân
  • Soi vùng da rạn bằng máy soi da, kiểm tra mức độ đàn hồi của làn da, từ đó đánh giá mức độ tổn thương
  • Thoa một lớp thuốc tê cục bộ lên vị trí rạn da
  • Chiếu tia laser trực tiếp lên vùng da cần điều trị
  • Dặn dò bệnh nhân một số nguyên tắc quan trọng về chế độ chăm sóc, nghỉ ngơi tại nhà (không tiếp xúc với nước trong 2 ngày đầu tiên, vệ sinh khu vực xóa rạn 3 ngày sau đó, sử dụng kem chống nắng và kem dưỡng ẩm trước khi ra ngoài)

Ưu điểm, nhược điểm của phương pháp xóa rạn da bằng tia laser

Theo các chuyên gia da liễu, việc áp dụng kỹ thuật chiếu tia laser để điều trị rạn da không thể mang đến hiệu quả toàn diện và triệt để cho tất cả mọi người. Thông thường, nếu bị rạn da nặng, bạn cần cam kết theo đuổi liệu trình trong nhiều tháng liên tục.

Trong một số trường hợp, sau khi xóa rạn da bằng tia laser, các bệnh nhân bắt đầu sốt cao, đau rát, thậm chí bị bỏng laser ở mức độ 2 – 3. Cuối cùng, làn da họ xuất hiện một số vết thâm sẹo tại vị trí điều trị.

Vì vậy, trước khi tiến hành, bạn cần nắm vững các ưu điểm, nhược điểm dưới đây và cân nhắc thật kỹ lưỡng:

Ưu điểm, nhược điểm của phương pháp xóa rạn da bằng tia laser
Hình ảnh so sánh vết rạn da của bệnh nhân trước và sau khi xóa rạn da bằng tia laser

Ưu điểm

  • Với tần số và bước sóng thích hợp, tia laser có thể tác động trực tiếp đến lớp trung bì và hạ bì, từ đó kết nối cũng như tái tạo những liên kết collagen bên trong tế bào, đồng thời ức chế quá trình lão hóa và giúp làn da thêm săn chắc, mịn màng.
  • Đây là công nghệ điều trị an toàn, hiệu quả, không xâm lấn, không gây ra biến chứng nghiêm trọng và đã được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chứng nhận.
  • Phương pháp này có thể điều trị thành công nhiều vùng da mới bị rạn, đảm bảo không bóc tách da, không hình thành sẹo, cải thiện khoảng 80% tình trạng ban đầu.
  • Quy trình đơn giản, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian. Mỗi liệu trình chỉ diễn ra trong vòng 30 – 45 phút.
  • Cách xóa rạn da bằng tia laser có thể chữa khỏi vấn đề rạn da vì tăng cân, béo phì hoặc sinh con.

Nhược điểm

  • Dịch vụ này tương đối tốn kém với nhiều chi phí đi kèm (tế bào gốc, thuốc giảm đau…).
  • Trong quá trình chiếu tia laser, làn da khách hàng có thể sẽ xuất hiện một số vết lõm hơi sâu. Hơn nữa, một số người cũng cảm thấy đau đớn trong vòng 5 – 6 giờ sau mỗi buổi trị liệu.

Xóa rạn da bằng tia laser có thực sự hiệu quả?

Trên thực tế, phương pháp này không thể xóa bỏ hoàn toàn mọi vết rạn da. Các nhà khoa học Hoa Kỳ cho biết, những vết rạn da là dấu tích của sự thay đổi vĩnh viễn ở lớp hạ bì. Vì vậy, hầu như không có bất kỳ kỹ thuật can thiệp nào có thể loại bỏ triệt để những vết rạn da.

Theo một số nghiên cứu, phương pháp xóa rạn da bằng tia laser chỉ có thể làm giảm độ sâu của vết rạn với tỷ lệ dao động trong khoảng 20 – 50%. Sự cải thiện này bắt nguồn từ khả năng kích thích tăng sinh collagen bên trong lớp hạ bì (tầng da hình thành vết rạn) của tia laser.

Công nghệ điều trị rạn da bằng tia laser sẽ phát huy hiệu quả tối đa đối với những vết rạn mới hình thành, vẫn còn màu tím hoặc đỏ (tỷ lệ thành công lên đến 90%).

Tuy nhiên, nhiều bác sĩ da liễu cho rằng, hiệu quả của kỹ thuật này thường không đáng kể, thậm chí gần như vô dụng trước các vết rạn màu trắng. Hơn nữa, đối với những người sở hữu làn da sẫm màu, việc xóa rạn da bằng tia laser sẽ không phù hợp bởi cách làm này có thể gây tăng sắc tố làn da.

Eric Berger (một bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật laser sống tại New York – Hoa Kỳ) nhận định, phương pháp này có thể mang đến một số thay đổi tích cực đối với những vết rạn da bụng do tăng cân. Thế nhưng, nhìn chung, những sự cải thiện này không thực sự xứng đáng với thời gian, tiền bạc và công sức mà người bệnh phải bỏ ra.

Như vậy, trên thực tế, nhiều bệnh viện thẩm mỹ đã cố tình thổi phồng hiệu quả của phương pháp xóa rạn da bằng tia laser. Do đó, để tránh “tiền mất tật mang”, độc giả cần đề cao cảnh giác trước những lời quảng cáo mỹ miều và tìm hiểu thông tin thật cẩn thận, kỹ lưỡng trước khi điều trị.

Chi phí xóa rạn da bằng laser khoảng bao nhiêu?

Đây vốn là một dịch vụ tương đối đắt đỏ. Chi phí tiến hành phụ thuộc vào vùng da cần điều trị. Cụ thể:

  • Ngực, vai, cánh tay: 3.500.000 đồng/lần
  • Bụng, đùi, mông: 7.500.000 đồng/lần

Vì vậy, giá cả của một liệu trình có thể lên đến 10.000.000 – 15.000.000 đồng cho 3 – 4 lần trị liệu.

Bên cạnh đó, công nghệ laser được sử dụng cũng quyết định số tiền mà độc giả phải chi trả, chẳng hạn, công nghệ Hoa Kỳ có mức giá dao động trong khoảng 200 – 650 USD/lần và để đạt được hiệu quả cao nhất, bạn cần tham gia 3 – 4 buổi điều trị.

Chi phí xóa rạn da bằng laser khoảng bao nhiêu?
Chi phí xóa rạn da bằng laser khoảng bao nhiêu?

Một số lưu ý khi xóa rạn da bằng tia laser

Nhìn chung, điều trị rạn da bằng tia laser được đánh giá là giải pháp an toàn, hiệu quả (nhất là đối với trường hợp rạn da nhẹ). Sau khi xóa rạn, khách hàng có thể sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo chăm sóc đúng cách để đạt được hiệu quả cao nhất theo các chỉ dẫn sau đây:

  • Hạn chế để vùng da bị rạn tiếp xúc trực tiếp với nước trong 2 ngày đầu tiên
  • Vệ sinh vị trí điều trị nhẹ nhàng bằng nước sạch và vải mềm 3 ngày sau đó
  • Ăn uống lành mạnh, cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, kiêng cữ thực phẩm dễ gây dị ứng
  • Tăng cường bổ sung vitamin E từ thực phẩm hoặc viên uống
  • Dùng thuốc giảm đau, bôi kem dưỡng và chăm sóc da theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không tự ý thêm thuốc hoặc ngừng thuốc khi chưa tham vấn y khoa
  • Ưu tiên mặc quần áo thoáng rộng, mỏng nhẹ và khô ráo
  • Tuyệt đối không vận động quá mạnh, tránh bơi lội và ngâm mình trong bồn tắm
  • Hạn chế ngồi xổm cũng như thực hiện các hoạt động khiến vùng da điều trị căng giãn
  • Chủ động tái khám đúng lịch và thông báo ngay với bác sĩ chuyên khoa khi phát hiện bất cứ triệu chứng bất thường

Bài viết đã giải đáp thắc mắc: “Xóa rạn da bằng tia laser có hiệu quả không? Chi phí bao nhiêu?” Bên cạnh nhiều ưu điểm nổi bật, công nghệ tiên tiến này vẫn còn tồn tại một số nhược điểm về hiệu quả và giá thành. Do đó, trước khi can thiệp vết rạn bằng kỹ thuật chiếu tia laser, bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng và lựa chọn địa chỉ thẩm mỹ uy tín, chất lượng.

Cùng chuyên mục

Dầu trị rạn da Arganan có hiệu quả không? Giá bao nhiêu?

Dầu trị rạn da Arganan có chiết suất từ tinh dầu của cây Argan với công dụng hỗ trợ điều trị tình trạng rạn da rất hiệu quả. Đồng thời,...

Rạn da khi giảm cân và cách điều trị

Bị rạn da khi giảm cân và cách chữa trị hiệu quả nhất

Rạn da khi giảm cân xảy ra do làn da đang ở trạng thái căng tức đột nhiên lại được thả lỏng và chảy xệ, kéo theo sự hình thành...

Công dụng điều trị rạn da của khoai tây

Công thức trị rạn da bằng khoai tây vừa nhanh vừa an toàn

Ngoài công dụng nuôi dưỡng làn da và điều trị thâm nám, khoai tây còn có thể chữa khỏi tình trạng rạn da do tăng/giảm cân quá nhanh hoặc sau...

Rạn da lâu năm có trị được không? Cách nào hiệu quả?

Rạn da lâu năm có trị được không? là câu hỏi của rất nhiều các phái đẹp. Mặc dù các vết rạn da không làm ảnh hưởng đến sức khỏe...

Công dụng và cách dùng dầu dừa trị rạn da hiệu quả nhất

Rạn da tuy không phải là tình trạng quá nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng nó lại khiến cho nhiều người mất tự tin vì không thể...

Nguyên nhân gây rạn ra ở nách và cách điều trị

Rạn da ở nách (nứt): Nguyên nhân, cách điều trị

Rạn da ở nách thường là do cơ thể tăng cân quá nhanh hoặc do sự thay đổi hormone trong cơ thể. Mặc dù không nguy hiểm, nhưng tình trạng...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn