Giời leo ở miệng, môi: Nhận biết và cách chữa trị

Hướng dẫn chữa giời leo bằng mật ong hay nhất

Dùng kem đánh răng trị giời leo có hiệu quả không?

Top 7 thuốc kem bôi trị bệnh Zona thần kinh hiệu quả nhất

Bệnh Zona bội nhiễm là gì? Có nguy hiểm không?

Bị zona thần kinh khi mang thai: Cách điều trị và lưu ý

Bệnh zona có tự khỏi không? Bao lâu khỏi?

Bệnh Zona thần kinh có để lại sẹo không?

Bị Zona thần kinh có được tắm không? Có cần kiêng nước?

Bệnh zona thần kinh có lây không?

Bệnh Zona bội nhiễm là gì? Có nguy hiểm không?

Zona bội nhiễm là một trong các biến chứng khó lường của bệnh Zona thần kinh. Tình trạng này báo hiệu rằng vùng da tổn thương đang bị virus và vi khuẩn tấn công. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cặn kẽ về khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị của Zona bội nhiễm trong bài viết dưới đây.

Zona bội nhiễm là gì?

Tình trạng bội nhiễm là biến chứng tương đối phổ biến của bệnh Zona thần kinh (một bệnh lý nhiễm trùng da cấp tính do virus varicella zoster (VZV) thuộc họ herpes gây ra). Tương tự thủy đậu, bệnh Zona thần kinh được đặc trưng bởi triệu chứng phát ban, bỏng rát, sưng đỏ và ngứa ngáy ở một bên cơ thể, dọc theo đường đi của một dây thần kinh giao cảm nào đó.

Zona bội nhiễm là gì?
Zona bội nhiễm là gì?

Bệnh Zona thần kinh thường xuất hiện ở những người từng bị thủy đậu hoặc nhiễm virus varicella zoster. Cụ thể, sau khi bệnh nhân chữa khỏi bệnh thủy đậu, loại virus này không hoàn toàn biến mất mà vẫn âm thầm cư trú tại rễ hạch các dây thần kinh và tạm thời “ngủ đông” trong nhiều tháng, vài năm, thậm chí mãi mãi. Chúng chỉ thực sự “thức giấc” để gây bệnh khi môi trường thuận lợi.

Nguyên nhân gây Zona bội nhiễm

Tình trạng Zona bội nhiễm xảy ra khi nấm, virus, vi khuẩn hợp sức tấn công những chùm Zona. Vì vậy, hiện tượng sưng viêm, nhiễm trùng trở nên tồi tệ, nặng nề và khó trị hơn rất nhiều. Theo các chuyên gia, những nguyên nhân dẫn đến Zona bội nhiễm thường gặp nhất bao gồm:

Hệ miễn dịch suy giảm

Khi mắc phải bệnh viêm gan virus, HIV-AIDS, ung thư bạch cầu, bệnh nhân sẽ trở nên ốm yếu. Lúc này, số lượng kháng thể của họ giảm đi đáng kể. Do đó, cơ thể cần thêm nhiều thời gian để chống lại virus varicella zoster. Đây chính là điều kiện hình thành hiện tượng bội nhiễm.

Bên cạnh đó, trẻ em chưa tiêm phòng thủy đậu, phụ nữ mang thai, bệnh nhân đang chữa bệnh ung thư bằng phương pháp hóa – xạ trị và người cao tuổi cũng rất dễ gặp phải tình trạng Zona bội nhiễm.

Cào gãi mụn nước

Thói quen này chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng Zona bội nhiễm bởi luôn có hàng triệu sinh vật ngoại lai tồn tại trong móng tay và trên bề mặt da. Khi cào gãi mụn nước, bạn đã vô tình đưa virus phát tán rộng rãi và lan truyền nhanh chóng.

Nguyên nhân gây Zona bội nhiễm
Thói quen cào gãi mụn nước chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng Zona bội nhiễm.

Sử dụng corticoid quá liều

Trong thời gian điều trị Zona thần kinh, bác sĩ chuyên khoa có thể kê toa thuốc bôi ngoài da chứa thành corticoid. Người bệnh chỉ nên thoa một lớp mỏng kem bôi và dùng trong một khoảng thời gian ngắn để chống viêm, giảm ngứa. Lưu ý, nếu sử dụng vượt quá liều lượng liên tục nhiều ngày, nhóm thuốc corticoid có thể gây tổn thương da.

Chữa bệnh sai cách

Hiện nay, bệnh Zona thần kinh có nhiều phương pháp điều trị khác nhau. Việc chữa bệnh sai cách do không phù hợp với cơ địa bệnh nhân có thể dẫn đến hiện tượng nhiễm trùng nặng, từ đó phát sinh Zona bội nhiễm cùng nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Vệ sinh thân thể không đúng cách

Trong thời gian điều trị bệnh Zona thần kinh, một số người bệnh kiêng tắm hoàn toàn hoặc vệ sinh thân thể qua loa vì tin theo quan niệm dân gian.

Thông thường, bệnh lý này kéo dài khoảng 2 – 4 tuần. Việc không tắm rửa thường xuyên, cẩn thận kết hợp với thời tiết nắng nóng cùng độ ẩm cao có thể giúp các tác nhân gây bệnh xâm nhập – sinh sôi mạnh mẽ. Khi đó, hệ miễn dịch luôn trong trạng thái làm việc quá tải.

Triệu chứng của Zona bội nhiễm

Dấu hiệu nhận biết điển hình nhất của tình trạng Zona bội nhiễm là sự xuất hiện của những chùm mụn nước li ti, chứa nhiều dịch mủ và khó vỡ, phân bố tập trung dọc dây thần kinh, đi kèm cảm giác sưng tấy, đau ngứa và bỏng rát.

Triệu chứng của Zona bội nhiễm
Dấu hiệu nhận biết điển hình nhất của tình trạng Zona bội nhiễm là sự xuất hiện của những chùm mụn nước li ti, chứa nhiều dịch mủ và khó vỡ.

Không chỉ dừng lại ở đó, bệnh nhân sẽ phải đối mặt với nhiều triệu chứng phiền toái như:

  • Mụn nước rỉ mủ xanh, trắng, vàng, ăn sâu vào da và lây lan nhanh chóng
  • Tổn thương lan rộng, sưng lớn, ngứa ngáy, ửng đỏ và đau rát hơn bình thường
  • Những dây thần kinh xung quanh bị đau và giật
  • Cơ thể mệt mỏi, uể oải, đau nhức khó chịu và sốt cao kéo dài
  • Mất nước, chán ăn

Zona bội nhiễm có nguy hiểm không?

Zona bội nhiễm là tình trạng những mụn nước trên làn da của bệnh nhân Zona thần kinh bị nấm, virus, vi khuẩn tấn công cùng lúc. Xét trên phạm vi cá thể, nếu không điều trị kịp thời, nghiêm túc, mụn nước có thể lây lan nhanh chóng sang các khu vực xung quanh, khiến bệnh tình thêm khó lường và trầm trọng.

Xét trên phạm vi giữa người với người, khả năng lây lan của tình trạng Zona bội nhiễm tương đối thấp. Bởi nấm, virus, vi khuẩn chỉ có thể xâm nhập và tấn công các đối tượng có thể trạng ốm yếu. Trong khi đó, hệ miễn dịch của những người khỏe mạnh bình thường hoàn toàn đủ khả năng tiêu diệt tác nhân gây bệnh.

Mức độ nguy hiểm của Zona bội nhiễm phụ thuộc vào thể trạng bệnh nhân, diễn tiến bệnh lý và phương pháp điều trị. Đối với những trường hợp nặng nề, tình trạng này có thể gây ra nhiều biến chứng phức tạp như:

Để lại sẹo vĩnh viễn

Đây là biến chứng nhẹ nhất của Zona bội nhiễm. Sau khi loại bỏ hiện tượng bội nhiễm, độc giả buộc phải sống cùng nhiều vết sẹo lồi lõm trên bề mặt da. Các chuyên gia cho biết, nếu được chăm sóc cẩn thận, những vị trí tổn thương do bệnh Zona thần kinh gây ra sẽ được làm mờ khoảng 70 – 80%. Tuy nhiên, nếu mắc phải Zona bội nhiễm, vùng da của bạn có thể bị sẹo vĩnh viễn.

Để lại sẹo vĩnh viễn
Nếu mắc phải Zona bội nhiễm, vùng da của bạn có thể bị sẹo vĩnh viễn.

Đau liệt dây thần kinh

Đau liệt dây thần kinh là biến chứng phổ biến ở người cao tuổi. Theo số liệu của Viện Quân y 103, khoảng 50% bệnh nhân trên 50 tuổi bị Zona bội nhiễm. Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng vấn đề này có thể dẫn đến hàng loạt phiền toái và làm suy giảm chất lượng cuộc sống rõ rệt.

Nhiễm trùng da, viêm mô tế bào

Đây là biến chứng xảy ra khi staphylococcus và streptococcus xâm nhập vào da khi các mụn nước vừa vỡ ra. Hai loại vi khuẩn này tập trung chủ yếu ở vùng chân. Do đó, hiện tượng Zona bội nhiễm viêm mô tế bào thường xuất hiện ở: đùi, cẳng chân, bàn chân, lòng bàn chân. Nếu không được xử trí kịp thời, bệnh nhân có thể bị hoại tử tại vị trí tổn thương.

Suy giảm thị lực, thính lực

Bệnh Zona thần kinh ở mắt, trán, miệng, đầu vô cùng nguy hiểm (vì rất gần não bộ). Khi bệnh tình chuyển sang giai đoạn bội nhiễm, các virus sẽ tấn công vào dây thần kinh thính giác, thị giác, từ đó dẫn đến suy giảm thính lực, thị lực, thậm chí gây ra tình trạng điếc, mù vĩnh viễn. Bên cạnh đó, những giác quan khác cũng có thể bị rối loạn và ảnh hưởng nghiêm trọng.

Zona bội nhiễm có nguy hiểm không?
Khi bệnh tình chuyển sang giai đoạn bội nhiễm, các virus sẽ tấn công vào dây thần kinh thính giác, thị giác, từ đó dẫn đến suy giảm thính lực, thị lực, thậm chí gây ra tình trạng điếc, mù vĩnh viễn.

Nhiễm trùng máu

Sau khi xâm nhập vào tế bào da, vi khuẩn sẽ tìm cách chui thẳng vào máu. Biến chứng nhiễm trùng máu rất nguy hiểm bởi chất thải, độc lực của các tác nhân gây bệnh có thể làm phát viêm toàn thân. Nếu không được cấp cứu kịp thời (loại bỏ vi khuẩn và điều hòa dòng máu), bệnh nhân dễ bị sốc và suy tim cấp, thậm chí tử vong.

Phương pháp điều trị Zona bội nhiễm

Khi phát hiện những dấu hiệu nhận biết ban đầu của tình trạng Zona bội nhiễm, người bệnh cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa ngay lập tức nhằm phòng tránh triệt để quá trình lây lan của mụn nước.

Độc giả nên chữa trị ở các bệnh viện/trung tâm y tế uy tín như: bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Đại học Y dược TPHCM, bệnh viện Da liễu TPHCM, bệnh viện Da liễu Trung ương, bệnh viện Xanh Pôn, bệnh viện Bạch Mai…

Nếu bị nhiễm trùng da thể nhẹ và chỉ suy giảm thị lực, người bệnh có thể tự chăm sóc tại nhà theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa, đồng thời thường xuyên tái khám. Một số loại thuốc Tây thường được chỉ định cho các trường hợp Zona bội nhiễm là:

  • Dung dịch vệ sinh – sát khuẩn giúp làm sạch khu vực bội nhiễm, giảm thiểu khả năng lây lan – phát tán mầm bệnh, đồng thời ức chế hoạt động của nấm, virus và vi khuẩn. Bạn có thể lấy bông y tế sạch thấm vào dung dịch betadine hoặc povidine để vệ sinh mụn nước chưa vỡ và các vùng da xung quanh.
  • Thuốc kháng sinh dạng uống hoặc tiêm có công dụng tiêu diệt vi khuẩn và hạn chế nhiễm trùng. Một số loại thuốc kháng sinh thường được sử dụng cho tình trạng Zona bội nhiễm là: ampicillin, amoxicillin, rocephin…
  • Thuốc kháng virus dạng uống hoặc bôi có tác dụng vô hiệu hóa virus bằng cách cản trở quá trình sản xuất DNA của chúng. Các loại thuốc kháng sinh tham khảo dành cho người bệnh Zona bội nhiễm là: acyclovir, valacyclovir, famcino…
  • Thuốc giảm sưng, giảm đau, kháng viêm giúp làm dịu vùng da tổn thương và kiểm soát các triệu chứng đau rát, sưng tấy, phù nề… do chứng Zona bội nhiễm gây ra.
  • Vitamin tổng hợp góp phần củng cố hệ miễn dịch và tăng cường sức khỏe tổng thể.
Phương pháp điều trị
Căn cứ vào thể trạng bệnh nhân và tình trạng bệnh lý, bác sĩ chuyên khoa sẽ kê đơn những loại thuốc phù hợp.

Bên cạnh việc sử dụng thuốc Tây theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, bệnh nhân cần đặc biệt chú ý đến chế độ chăm sóc và thói quen sinh hoạt, cụ thể:

  • Vệ sinh thân thể thường xuyên và cẩn thận
  • Dọn dẹp nhà cửa, phòng ốc (nhất là chăn ga gối nệm và những đồ vật tiếp xúc nhiều với làn da)
  • Bôi kem thuốc sau khi tắm xong
  • Kiêng cữ thuốc lá, rượu bia, cà phê, trà đặc cùng các chất kích thích
  • Tránh xa đồ ngọt, thực phẩm đóng hộp, thức ăn nhanh, đồ ăn nhiều chất béo và gia vị
  • Tuyệt đối không thoa – đắp bất cứ loại thuốc hoặc dung dịch nào khác lên bề mặt vùng da tổn thương nếu chưa tham vấn y khoa
  • Không tự ý điều chỉnh liều lượng, tần suất dùng thuốc hoặc ngưng thuốc đột ngột
  • Bổ sung nhiều nước, trái cây và rau xanh
  • Tuân thủ nghiêm túc mọi chỉ định của bác sĩ da liễu
  • Tái khám đúng hẹn, thường xuyên
  • Thông báo ngay với nhân viên y tế nếu phát hiện thêm triệu chứng mới hoặc các dấu hiệu bất thường

Biện pháp phòng tránh Zona bội nhiễm

Muốn ngăn ngừa tình trạng Zona bội nhiễm, những người bệnh đang bị Zona thần kinh hoặc có khả năng mắc Zona thần kinh (do chưa tiêm phòng) cần ghi nhớ một số lưu ý sau:

  • Chủ động chữa trị dứt điểm bệnh Zona thần kinh ngay từ những ngày đầu khởi phát (2 – 5 ngày đầu tiên)
  • Tránh xa khu vực đông người, hóa chất độc hại, nguồn nước lạ, môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi…
  • Trực tiếp thăm khám bác sĩ chuyên khoa khi nhận thấy các biểu hiện khác thường trên cơ thể
  • Tuyệt đối không sờ chạm, cào gãi, chà xát vị trí phát ban, mụn nước
  • Vệ sinh thân thể sạch sẽ, đặc biệt là khu vực tổn thương
  • Kiêng kỵ ra gió
  • Vận động nhẹ nhàng, hạn chế lao động nặng nhọc
  • Ăn uống khoa học, lành mạnh
  • Ngủ sớm, đúng giờ, đủ giấc
  • Dành nhiều thời gian thư giãn, nghỉ ngơi
  • Hạn chế căng thẳng, phiền muộn
  • Làm theo mọi chỉ định của bác sĩ chuyên khoa

Tóm lại, Zona bội nhiễm là một trong các biến chứng thường gặp của bệnh Zona thần kinh. Nếu không được can thiệp điều trị đúng hướng, tình trạng này có thể gây đau liệt dây thần kinh, viêm mô tế bào da, nhiễm trùng máu, mù lòa vĩnh viễn, thậm chí tử vong.

Cùng chuyên mục

Bệnh Zona ở tay chân: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý

Bệnh Zona ở tay chân là bệnh lý da liễu thường gặp. Tình trạng này khiến bệnh nhân cảm thấy đau ngứa và mệt mỏi, khó chịu. Mời độc giả...

Người bị Zona thần kinh nên ăn gì cho mau khỏi?

Người bị Zona thần kinh nên ăn và kiêng ăn gì?

Là bệnh lý tương đối nguy hiểm, bệnh Zona thần kinh có thể gây ra nhiều biến chứng khó lường như: nhiễm trùng da, viêm gan, viêm tụy, viêm màng...

Bệnh Zona thần kinh là gì?

Bệnh Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Bệnh Zona thần kinh là tình trạng viêm nhiễm cấp tính do virus thần kinh herpes zoster gây ra. Bệnh lý này có thể bùng phát quanh năm, xuất hiện...

Hướng dẫn chữa giời leo bằng mật ong hay nhất

Chữa giời leo bằng mật ong là phương pháp được nhiều người áp dụng để cải thiện các triệu chứng đau rát, sưng tấy, ửng đỏ,… do bệnh gây ra....

Nguyên nhân hình thành và triệu chứng điển hình

Giời leo ở miệng, môi: Nhận biết và cách chữa trị

Giời leo ở miệng, môi xuất hiện khi cơ thể bị căng thẳng, suy nhược hoặc suy giảm hệ miễn dịch. Nếu không được phát hiện từ sớm và điều...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn