Giời leo ở miệng, môi: Nhận biết và cách chữa trị

Hướng dẫn chữa giời leo bằng mật ong hay nhất

Dùng kem đánh răng trị giời leo có hiệu quả không?

Top 7 thuốc kem bôi trị bệnh Zona thần kinh hiệu quả nhất

Bệnh Zona bội nhiễm là gì? Có nguy hiểm không?

Bị zona thần kinh khi mang thai: Cách điều trị và lưu ý

Bệnh zona có tự khỏi không? Bao lâu khỏi?

Bệnh Zona thần kinh có để lại sẹo không?

Bị Zona thần kinh có được tắm không? Có cần kiêng nước?

Bệnh zona thần kinh có lây không?

Bị zona thần kinh khi mang thai: Cách điều trị và lưu ý

Trong thời gian mang thai, bà bầu thường bị suy giảm sức đề kháng, dễ trầm cảm, mệt mỏi. Do đó, với những chị em đã từng bị thủy đậu thì nguy cơ bị zona thần kinh là rất cao. Vậy bị zona thần kinh khi mang thai cần điều trị như thế nào? Có cần lưu ý gì không? Những thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những vấn đề này. 

Bị zona thần kinh khi mang thai có nguy hiểm không?

Bị zona thần kinh điều trị như thế nào?
Bị zona thần kinh điều trị như thế nào?

Zona thần kinh hay giời leo là bệnh lý khá phổ biến, xảy ra khi có sự tái hoạt động của virus varicella zoster –  virus gây ra bệnh thủy đậu. Do đó, những người đã từng bị thủy đậu mới có thể bị zona thần kinh.

Sở dĩ chỉ những người đã từng bị thủy đậu mới có thể bị zona là bởi lẽ, khi thủy đậu đã được chữa khỏi thì các virus gây bệnh vẫn không biến mất hoàn toàn. Chúng sẽ cư trú trong các hạch thần kinh, tế bào thần kinh và sẽ ở trạng thái không hoạt động. Một khi gặp các điều kiện thuận lợi như căng thẳng thần kinh, suy giảm hệ miễn dịch, suy nhược cơ thể… các virus sẽ được kích hoạt, gây bệnh viêm da và dây thần kinh, gọi là zona thần kinh.

Bất cứ ai đã từng mắc bệnh thủy đậu cũng có nguy cơ bị zona, nhất là những người phụ nữ đang mang thai. Vì trong thai kỳ, cơ thể phụ nữ có những thay đổi để thích ứng với việc có em bé. Điều này sẽ khiến cơ thể hay căng thẳng, mệt mỏi, suy nhược cơ thể, suy giảm hệ miễn dịch. Do đó, họ dễ bị zona thần kinh.

Bị zona thần kinh khi mang thai gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ. Những triệu chứng bỏng, rát, ngứa ngáy… khiến mẹ ăn ngủ không ngon. Cơ thể người mẹ không được thoải mái, không ăn uống đủ chất sẽ cản trở sự phát triển của thai nhi.

Bên cạnh đó, mặc dù được cho là có tỉ lệ thấp, nhưng bệnh cũng có khả năng gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Nếu đang ở trong kỳ tam nguyệt thứ 2 trở đi, tỉ lệ dị tật ở trẻ chiếm khoảng 2%. Trường hợp mẹ bầu mắc bệnh khi đang mang thai ở giai đoạn 3 tháng đầu tiên, tỉ lệ này sẽ cao hơn. Vì thế, để không gặp phải các vấn đề xấu, cần sàng lọc cẩn thận.

Bị zona thần kinh khi mang thai điều trị như thế nào?

Để điều trị, trước tiên các bà bầu phải xác định chính xác bản thân có phải đang mắc bệnh zona thần kinh không. Nếu trên da xuất hiện các đốm mụn sưng phồng, mọng, hơi nhũn như có nước bên trong, mọc thành dải, chùm. Ở các vùng da nổi mụn nước có thêm cảm giác ngứa ngáy thì khả năng cao là chị em đã bị zona thần kinh.

Bà bầu cần thăm khám và điều trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ
Bà bầu cần thăm khám và điều trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ

Thông thường, bệnh zona thần kinh không cần chữa trị mà nó sẽ tự khỏi sau khoảng 7 – 15 ngày. Nếu muốn bệnh mau lành thì có thể sử dụng các loại thuốc bôi hoặc uống kết hợp với cách chữa bệnh zona thần kinh tại nhà. Dưới đây là những phương pháp chữa zona thần kinh cho bà bầu:

1. Dùng thuốc

Cũng giống như các trường hợp khác, phụ nữ mang bầu bị zona thần kinh không nhất thiết phải dùng thuốc. Nhưng trường hợp muốn sử dụng, phải chú ý thận trọng để không gây ra các biến chứng cho con.

Hiện nay, chưa có thuốc đặc trị zona thần kinh nhưng bị zona thần kinh khi mang thai có thể được chỉ định một số loại thuốc như sau:

*) Thuốc giảm đau:

Nếu chưa biết bị zona thần kinh khi mang thai uống thuốc gì, chị em có thể tham khảo ý kiến bác sĩ và sử dụng các loại thuốc giảm đau như Paracetamol. Nó  sẽ giúp giảm sự đau đớn do bệnh zona thần kinh gây ra, nhưng không thể ngăn chặn sự phát triển của mụn nước hoặc phát ban.

Trong những tháng cuối thai kỳ, bà bầu không được dùng các loại thuốc kháng viêm không steroid như Meloxicam, Ibuprofen, Naproxen…

*) Thuốc kháng virus:

Acyclovir, Valacyclovir, Famciclovir… là các loại thuốc kháng virus thường được kê đơn để điều trị zona thần kinh. Những loại thuốc này cũng được xem là an toàn đối với bà bầu.

Thuốc  kháng virus thường được dùng sớm, khoảng 72 tiếng sau khi phát hiện da phát ban. Điều này sẽ giúp làm giảm các mức độ nghiêm trọng của tình trạng trên và có thể rút ngắn được thời gian mắc bệnh.

*) Các loại thuốc kháng histamin:

Dùng thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ để bảo đảm an toàn
Dùng thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ để bảo đảm an toàn

Bị zona thần kinh khi mang thai có thể uống các loại thuốc kháng histamin như Diphenhydramine. Thuốc có tác dụng làm giảm ngứa ngáy, khó chịu cho cơ thể. Ngoài ra, có thể sử dụng kem bôi calamine.

Do các loại thuốc tây đều có nguy cơ gây tác dụng phụ cho người sử dụng. Vì thế, cần hỏi ý kiến bác sĩ thật kỹ trước khi sử dụng để tránh gặp phải các vấn đề xấu.

2. Chữa bệnh zona thần kinh khi mang thai bằng các mẹo dân gian

Đây là cách điều trị an toàn cho chị em bị zona thần kinh khi mang thai. Bởi không giống như thuốc tây, chữa zona thần kinh bằng mẹo dân gian tại nhà đều sử dụng các nguyên liệu từ tự nhiên, ít gây tác dụng phụ nên an toàn. Dưới đây là một số bài thuốc bà bầu bị zona thần kinh có thể tham khảo và thực hiện:

*) Nha đam:

Từ lâu, nha đam đã được biết đến như một “thần dược” làm đẹp cho chị em phụ nữ. Những dưỡng chất trong nha đam không chỉ làm sáng da, mịn da mà còn có khả năng giảm ngứa rát, khó chịu do bệnh zona thần kinh gây ra. Vì vậy, dùng nha đam để đắp lên vết thương là cách làm đơn giản mà hiệu quả.

Chị em có thể thực hiện theo cách sau đây: Cắt 1 nhánh nha đam, rửa sạch, lược bớt phần vỏ ở ngoài. Sau đó cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn rồi cho vào tô. Lấy đậu xanh nghiền nhỏ, sau đó đổ vào tô nha đàm và trộn đều. Dùng  hỗn hợp thu được để đắp lên vùng da bị zona thần kinh. Khi thấy lớp hỗn hợp khô lại thì tiếp tục đắp. Liên tục thực hiện cách làm này trong vòng 5 ngày sẽ thấy các cơn ngứa, bỏng rát giảm hẳn.

Mặc dù có thể lấy nha đam để làm nước uống nhưng với bà bầu không nên làm theo cách này. Bởi trong nha đam có một số hoạt chất không tốt cho thai nhi, dễ dẫn đến sảy thai.

*) Đắp tỏi:

Bị zona thần kinh khi mang thai nên dùng tỏi để chữa trị
Bị zona thần kinh khi mang thai nên dùng tỏi để chữa trị

Không chỉ được dùng làm gia vị, tỏi còn có mặt trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Trong đó dùng tỏi đắp lên vùng da bị tổn thương là cách chữa bệnh zona thần kinh an toàn cho bà bầu. Bởi tỏi chứa nhiều chất kháng sinh, chống khuẩn nên sẽ khắc chế được sự phát triển của virus. Ngoài ra nó cũng sẽ giúp vết thương trên da nhanh chóng lành lặn trở lại.

Chị em chỉ cần cắt khoảng 2 – 3 nhánh tỏi, bóc vỏ, xắt thành miếng. Dùng chúng để đắp lên vết thương và giữ nguyên khoảng 15 phút. Sau đó, rửa lại với nước sạch là được.

*) Mật ong chữa zona thần kinh khi mang thai:

Mật ong chứa nhiều dưỡng chất và cả các chất kháng viêm. Do đó, nó cũng sẽ mang lại những hiệu quả đáng kể trong việc kháng virus, tiêu diệt virus. Đồng thời, còn là cách chữa bệnh rất an toàn đối với bà bầu bị zona thần kinh.

Chị em chỉ cần chuẩn bị mật ong nguyên chất, sau đó dùng nó để bôi trực tiếp lên vùng da bị bệnh. Cứ giữ nguyên như vậy khoảng 15 phút rồi rửa lại với nước. Nên áp dụng hàng ngày để mang đến hiệu quả tốt nhất.

*) Bị zona thần kinh khi mang thai nên chữa trị bằng tinh dầu thảo dược:

Sử dụng các loại tinh dầu có đặc tính giảm kích ứng, phục hồi da là phương pháp nên dùng khi bị zona thần kinh. Một số tinh dầu thường được dùng gồm có:

  • Tinh dầu tràm trà: Có đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn, đồng thời thúc đẩy quá trình làm lành vết thương diễn ra nhanh hơn.
  • Tinh dầu cúc la mã: Cũng giống như tinh dầu trà tràm, tinh dầu cúc la mã giúp kháng viêm, chống khuẩn và khắc phục tình trạng lở loét ở những mụn nước bằng cách hỗ trợ quá trình tái tạo làn da .
  • Tinh dầu khuynh diệp: Kích thích quá trình phục hồi lại các vết loét trên da.

Chỉ cần dùng những loại tinh dầu trên để thoa lên da thường xuyên sẽ thấy  dễ chịu hơn. Vì chúng làm giảm ngứa ngáy, bỏng rát trên da.

Mặc dù an toàn, nhưng chữa zona bằng mẹo dân gian thường không mang lại tác dụng nhanh chóng. Chị em phải kiên trì thực hiện thường xuyên, lâu dài thì nó mới mang đến hiệu quả tốt. Ngoài ra, cần vệ sinh vùng da bị bệnh thật sạch trước khi thoa tinh dầu, tránh nhiễm trùng.

Dùng các loại tinh dầu chữa zona thần kinh cũng là phương pháp an toàn
Dùng các loại tinh dầu chữa zona thần kinh cũng là phương pháp an toàn

*) Chườm mát:

Chị em có thể dùng một miếng gạc ẩm, mát để đắp lên vùng da bị phát ban. Thực hiện cách này nhiều lần trong ngày có tác dụng làm giảm các triệu chứng khó chịu. Hãy ngâm một miếng gạc sạch vào trong nước mát, sau đó vắt bớt nước và chườm lên vùng da bị nổi mụn nước. Bà bầu sẽ cảm thấy mát mẻ, dễ chịu hơn, giảm đau và giảm khó chịu.

*) Chữa zona thần kinh bằng tinh chất sữa:

Sữa có thành phần canxi, tác động trực tiếp để chống lại các virus gây bệnh. Bên cạnh đó, sữa còn giúp các vết thương mau lành hơn, phòng tránh được nguy cơ nổi mụn nhọt. Cách thực hiện cũng vô cùng đơn giản: Sử dụng bông sạch, thấm sữa rồi chấm nhẹ nhàng lên vùng da bị tổn thương. Để nguyên khoảng vài phút sau đó đi rửa lại với nước. Cứ thực hiện khoảng 2 – 3 lần mỗi ngày để mang đến tác dụng tốt nhất.

*) Bị zona thần kinh khi mang thai điều trị bằng hỗn hợp bột ngô:

Ngoài các cách chữa trị trên, bệnh nhân có thể dùng bột ngô hoặc baking soda hòa với nước để thoa lên vùng da bị đau. Lấy khoảng 1 phần bột ngô hoặc baking soda cho vào cốc, thêm một phần nước vào, trộn đều để tạo thành một hỗn hợp bột nhão. Dùng hỗn hợp này để bôi lên vùng da bị phát ban, để nguyên khoảng 15 – 20 phút sau đó rửa lại với nước.

Lặp lại nhiều lần trong ngày và liên tục sẽ thấy các cơn ngứa trên da được giảm đi đáng kể.

3. Bị zona thần kinh nên xây dựng chế độ ăn uống khoa học

Bà bầu bị zona thần kinh nên xây dựng chế độ ăn uống hợp lý
Bà bầu bị zona thần kinh nên xây dựng chế độ ăn uống hợp lý

Ăn uống hợp lý sẽ cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, giúp cả mẹ và con đều khỏe. Không chỉ thế mà nó còn làm các triệu chứng bệnh zona thần kinh chóng lành. Khi bị bệnh, nên ăn các thực phẩm sau đây:

  • Các thực phẩm giàu kẽm, vitamin C
  • Cam thảo
  • Thực phẩm giàu vitamin B6, B12
  • Các loại thực phẩm giàu lysine như sữa, các chế phẩm từ sữa, các loại đậu, pho mát, thịt gà…

Ngoài ra, bệnh nhân cần tránh dùng các thực phẩm:

  • Ngũ cốc tinh chế: Chúng sẽ làm tăng lượng đường trong máu, từ đó khiến vết thương lâu lành, tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Chất béo: Thực phẩm giàu chất béo sẽ làm cho tình trạng viêm nhiễm nặng hơn, đồng thời kéo dài thời gian chữa bệnh.
  • Đồ uống có cồn: Rượu, bia hoặc các đồ uống có cồn khác sẽ làm cản trở sự hoạt động của hệ miễn dịch. Điều này sẽ khiến cho các virus gây bệnh lây lan nhanh chóng.
  • Các sản phẩm như đồ ngọt, yến mạch, lúa mì, dừa, đậu nành, bột mì trắng…

4. Bị zona thần kinh khi mang thai cần chăm sóc bản thân đúng cách

Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp điều trị, ăn uống khoa học, bà bầu cần biết chăm sóc bản thân đúng cách trong thời gian bị zona thần kinh. Dưới đây là một số điều cần lưu ý khi bị zona thần kinh:

Tắm rửa hàng ngày là một cách phòng ngừa bệnh zona thần kinh cho bà bầu
Tắm rửa hàng ngày là một cách phòng ngừa bệnh zona thần kinh cho bà bầu
  • Sử dụng nước sạch để rửa vùng da bị zona hàng ngày. Sau đó, lấy khăn mềm thấm khô, tuyệt đối không chà xát để tránh làm các mụn nước lở loét. Chiếc khăn vừa lau không dùng để lau mặt hoặc các vị trí khác.
  • Có thể dùng đá lạnh, bọc trong vải để chườm khi cảm thấy ngứa ngáy, bỏng rát.
  • Khi mụn nước bị vỡ, lấy bông gạc chấm và băng nhẹ lại. Cách này sẽ giúp che chắn bụi, cũng hạn chế được chị em lỡ tay đụng phải. Nếu thấy mụn nước đã khô, bong vảy thì không cần băng nhưng cũng không nên tự tác động vào.
  • Tránh căng thẳng mệt mỏi để không làm tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
  • Để tránh cọ xát với vùng da bị zona, bà bầu nên mặc quần áo rộng rãi.
  • Bôi kem dưỡng để làm dịu da, tăng hiệu quả của việc điều trị. Nhưng khi sử dụng, tránh các sản phẩm có mùi thơm hoặc nước hoa. Vì những sản phẩm đó có thể gây kích ứng. Đồng thời, chỉ nên bôi một lớp mỏng để giúp vết thương dễ khô, rút ngăn thời gian chữa bệnh.

Cách phòng ngừa bị zona thần kinh khi mang thai

Vì zona thần kinh không phải là bệnh nguyên phát mà nó có nguồn gốc từ bệnh thủy đậu. Vì vậy, để phòng tránh được zona thần kinh thì việc đầu tiên cần làm là tránh bị thủy đậu. Cách tốt nhất là nên tiêm phòng thủy đậu ngay từ khi còn nhỏ. Với những chị em đang mang thai, không nên tiêm phòng trong thời gian này để tránh làm ảnh hưởng đến con. Nếu muốn tiêm, phải tiêm trước khi có ý định mang thai ít nhất là 3 tháng.

Trường hợp đang mang thai, chưa bị thủy đậu trước đó nhưng có tiếp xúc với người bị thủy đậu, hãy đến bệnh viện để thăm khám và xét nghiệm máu. Điều này sẽ giúp bác sĩ biết được cơ thể chị em đã có kháng thể hay chưa để từ đó những chỉ định phù hợp.

Ngoài ra, tắm rửa sạch sẽ hàng ngày, không tiếp xúc với người bị thủy đậu, uống nhiều nước cũng là những cách phòng ngừa bệnh nên thực hiện.

Trên đây là những thông tin về cách điều trị zona khi mang thai và cách phòng ngừa. Zona thần kinh có thể gây ra nhiều biến chứng cho cả mẹ và thai nhi. Vì thế, nếu phát hiện thấy dấu hiệu của bệnh, chị em nên sớm đi khám và chữa trị.

Cùng chuyên mục

Bệnh Zona ở tay chân: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý

Bệnh Zona ở tay chân là bệnh lý da liễu thường gặp. Tình trạng này khiến bệnh nhân cảm thấy đau ngứa và mệt mỏi, khó chịu. Mời độc giả...

Người bị Zona thần kinh nên ăn gì cho mau khỏi?

Người bị Zona thần kinh nên ăn và kiêng ăn gì?

Là bệnh lý tương đối nguy hiểm, bệnh Zona thần kinh có thể gây ra nhiều biến chứng khó lường như: nhiễm trùng da, viêm gan, viêm tụy, viêm màng...

Bệnh Zona thần kinh là gì?

Bệnh Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Bệnh Zona thần kinh là tình trạng viêm nhiễm cấp tính do virus thần kinh herpes zoster gây ra. Bệnh lý này có thể bùng phát quanh năm, xuất hiện...

Hướng dẫn chữa giời leo bằng mật ong hay nhất

Chữa giời leo bằng mật ong là phương pháp được nhiều người áp dụng để cải thiện các triệu chứng đau rát, sưng tấy, ửng đỏ,… do bệnh gây ra....

Nguyên nhân hình thành và triệu chứng điển hình

Giời leo ở miệng, môi: Nhận biết và cách chữa trị

Giời leo ở miệng, môi xuất hiện khi cơ thể bị căng thẳng, suy nhược hoặc suy giảm hệ miễn dịch. Nếu không được phát hiện từ sớm và điều...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn