Các giai đoạn của bệnh gout và cách nhận biết

5 Cách chữa bệnh gout bằng lá tía tô đơn giản dễ thực hiện

6 Biến chứng nguy hiểm của bệnh gout cần cảnh giác

Chữa bệnh gout bằng dưa chuột: Nguyên liệu dễ tìm nhưng cho hiệu quả vượt trội

Bệnh gout: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Bệnh gout mạn tính có nguy hiểm không? Cách phòng và điều trị

Công dụng chữa bệnh gout của cải bẹ xanh sẽ khiến bạn bất ngờ

Thử ngay cách chữa bệnh gout bằng đậu xanh đơn giản rẻ tiền

Hướng dẫn dùng lá vối chữa bệnh gout đúng cách

Mẹo chữa bệnh gout bằng dừa xiêm bạn nên thử

Mách bạn 16 món ăn tốt cho người bị bệnh gout nên ăn

Gout là bệnh xảy ra do nồng độ axit uric trong máu quá cao khiến các tinh thể urat lắng đọng trong cơ thể gây sưng viêm ở khớp, tình trạng này có liên quan đến chế độ ăn uống của người bệnh. Vì vậy, việc điều chỉnh chế độ ăn và bổ sung các thực phẩm tốt cho sức khỏe xương khớp là điều cần thiết. Dưới đây là 16 món ăn tốt cho người bị bệnh gout mà bạn có thể tham khảo và thêm vào thực đơn của mình.

16 Món ăn tốt cho người bị bệnh gout

Người bệnh gout phải xây dựng chế độ ăn nghiêm ngặt, có thể thông qua các món ăn bổ dưỡng để hỗ trợ trung hòa và làm giảm nồng độ axit uric trong máu, đồng thời ngăn ngừa, cải thiện các triệu chứng đau nhức, sưng đỏ ở khớp do bệnh gout gây ra. Các món ăn tốt cho người bị bệnh gout mà người bệnh có thể bổ sung vào thực đơn của mình bao gồm:

1. Cháo hạt dẻ

Cháo hạt dẻ là một trong những món ăn bổ dưỡng tốt cho người bị bệnh gout
Cháo hạt dẻ là một trong những món ăn bổ dưỡng tốt cho người bị bệnh gout

Hạt dẻ là một trong những thực phẩm tốt cho người bệnh gout mà người bệnh nên sử dụng. Hạt dẻ vị ngọt tính ấm có tác dụng chữa tỳ vị hư hàn, làm mạnh gân cốt, bổ thận ích tinh, tăng cường chức năng tiêu hóa. Tốt cho người huyết áp cao, tiểu đường, tim mạch và mắc các bệnh về xương khớp. Hạt dẻ giàu vitamin, có hàm lượng mangan cao, là loại hạt duy nhất chứa vitamin C. 

Trong đó, vitamin C trong hạt dẻ có tác dụng tốt với người bệnh gout, chất béo trong hạt dẻ thuộc họ Omega-3 có tác dụng bảo vệ tim mạch, kháng viêm, chất phytosterol  giúp giảm hấp thu cholesterol trong máu. Mangan là chất chống oxy hóa giúp sản xuất liên kết mô và giúp đông máu.

Cách thực hiện:

Cách 1: Nấu cháo hạt dẻ tươi

Nguyên liệu: 50g hạt dẻ, 50g gạo trắng, một ít muối

Cách làm:

  • Chọn hạt dẻ tươi, bóng, sợi lông tơ nhìn vẫn còn tươi, khi bóc ra có mùi thơm đặc trưng, nhân màu trắng ngà, không bị đen đầu. Khi lắc hạt nếu không có tiếng kêu thì chứng tỏ hạt còn tươi và ngon. 
  • Đem hạt dẻ rửa sạch nấu chín, bỏ vỏ, giã nát nhừ
  • Gạo nấu thành cháo rồi cho hạt dẻ vào đun sôi lại để ăn.

Cách 2: Nấu hạt dẻ khô

Nguyên liệu: 30g hạt dẻ, 50g gạo nếp, 750ml nước

Cách làm:

  • Hạt dẻ tán bột; gạo nếp nấu thành cháo
  • Khi chín cho hạt dẻ vào tiếp tục đun sôi 
  • Ăn hết trong ngày.

2. Giò lợn hầm rễ tỳ bà

Tỳ Bà là thảo dược mọc nhiều ở các vùng núi Cao Bằng, Lạng Sơn, có tên gọi khác là sơn trà Nhật. Tỳ Bà vị đắng, tính bình có tác dụng kháng viêm, hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, giúp tăng sản xuất Interferon để các tế bào miễn dịch hoạt động tốt. Giò lợn hầm rễ tỳ bà là món ăn bổ dưỡng có tác dụng ích khí, bổ huyết, bồi bổ cơ thể, khử phong trừ thấp, trị đau nhức xương khớp, trị thống phong (bệnh gout).

Nguyên liệu: 2 cái móng giò lợn, 250g rễ tỳ bà, gia vị như đường, gừng, muối, hành lá, dầu ăn, tiêu bột, rượu

Cách thực hiện:

  • Rễ tỳ bà rửa sạch, cho vào nồi sắc với 700ml nước, thấy còn 150ml thì tắt bếp, để riêng 
  • Cho dầu vào nồi, phi thơm hành, bỏ gừng cắt sợi vào xào chung
  • Cho giò lợn vào xào đều, khi giò săn thì thêm một ít đường, muối, nước vào xào cho thấm
  • Đổ thêm nước rễ tỳ bà vào nấu chung, thêm ít rượu, thấy sôi thì hạ nhỏ lửa
  • Đậy kín nắp, đun ở lửa liu riu trong 1 giờ, cuối cùng thêm hành lá đã cắt khúc và một ít tiêu bột vào, tắt bếp. 

3. Táo tàu nấu xích tiểu đậu

Táo tàu khi kết hợp với xích tiểu đậu giúp hỗ trợ điều trị các vấn đề về xương khớp
Táo tàu khi kết hợp với xích tiểu đậu giúp hỗ trợ điều trị các vấn đề về xương khớp

Đây là món chè hoạt huyết, trị thống phong, đau lưng mỏi gối ở người già. Trong đó, táo tàu vị ngọt, tính ôn có tác dụng an thần, dưỡng huyết, bổ ích tỳ vị, tốt cho người khí huyết không đủ, mệt mỏi, tim đập nhanh, tỳ vị suy nhược. Trong “Thần nông bản thảo kinh” có viết, ăn nhiều táo sẽ giúp cơ thể thanh thoát, khỏe mạnh sống lâu. Xích tiểu đậu giàu dưỡng chất, có vị ngọt nhạt, hơi chua, tính bình tác dụng tiêu thũng trừ thấp, hành huyết, chỉ huyết lợi thủy, thanh nhiệt, trừ mủ

Nguyên liệu: 200g táo tàu, 250g xích tiểu đậu, 150g đường đỏ

Cách thực hiện:

  • Xích tiểu đậu rửa sạch, cho vào nồi nấu với một lượng nước vừa phải
  • Khi gần chín thì cho đường và táo tàu vào đun tiếp đến khi chín là được. 

4. Canh thịt lợn, rong biển

Rong biển được mệnh danh là siêu thực phẩm, có tác dụng như một loại thuốc thảo dược, có tác dụng tốt cho sức khỏe con người. Rong biển giàu vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn, tiêu độc, hỗ trợ điều tiết và lưu thông máu. Các khoáng chất trong rong biển là canxi, kali, selen, magie, kẽm, iot, sắt; các vitamin bao gồm vitamin A, B, C, E, K. 

Ngoài ra, rong biển có chứa các axit béo omega-3, có hàm lượng chất xơ phong phú, giàu protein thực vật. Đặc biệt, thực phẩm này có tính kiềm mạnh, mức pH lên tới +14 có tác dụng trung hòa nồng độ axit uric trong máu, mạnh hơn các thực phẩm khác như củ cải, dưa hấu, bí đao…

Nguyên liệu: 50g thịt lợn nạc, 50g rong biển, 10g hành, 3g gừng, một ít muối hột

Cách thực hiện:

  • Thịt lợn rửa sạch, băm nhuyễn, ướp gia vị
  • Cho 1 lít nước vào nồi, đun sôi, cho thịt vào khuấy cho thịt rã đều
  • Thêm gừng, rong biển vào đun sôi trong 30 phút
  • Thêm hành lá, nêm nếm gia vị vừa ăn, mỗi ngày ăn 1 lần

Tác dụng: Bổ thận hư, khử phong, trừ thấp, hỗ trợ điều trị các vấn đề về xương khớp, chữa đau đầu gối.

5. Canh ba ba đỗ trọng

Đỗ trọng có tác dụng mạnh gân cốt, giảm đau do bệnh gout gây ra
Đỗ trọng có tác dụng mạnh gân cốt, giảm đau do bệnh gout gây ra

Canh ba ba đỗ trọng là một trong những món ăn bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe xương khớp. Trong đó, thịt ba ba vị ngọt, tính bình, có tác dụng tán tích, bổ hư, lương huyết, thanh nhiệt, dưỡng âm, tăng cường miễn dịch… Rất tốt cho người rối loạn chuyển hóa lipid máu, đái tháo đường, viêm gan mãn, viêm suy thận… 

Đỗ trọng là vị thuốc lâu đời, có tác dụng tích thống, ích tinh khí, bổ trung, kiện gân cốt, chữa lưng gối đau đớn, chi dưới nhức mỏi, bồi bổ cơ thể. Theo nghiên cứu dược lý hiện đại, đỗ trọng có tác dụng giảm cholesterol trong máu, hạ huyết áp, làm hưng phấn hệ thống tuyến vỏ thượng thận, tăng cường lưu lượng máu trong động mạch và vành tim.

Nguyên liệu: 100g thịt ba ba, 15g đỗ trọng, một ít muối hột

Cách thực hiện:

  • Đỗ trọng rửa sạch, cho vào nồi đun với 800ml nước, thấy còn 300ml nước thì ngưng
  • Ba ba mổ bỏ ruột, làm sạch, cho vào nước đỗ trọng, nấu đến khi thịt chín
  • Nêm nếm gia vị vừa ăn, ăn kèm trong bữa ăn.

Lưu ý: Thịt ba ba rất bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe, khi ba ba còn sống, các độc tố trong cơ thể nó sẽ được đào thải ra ngoài. Tuy nhiên, nếu nó chết đến thì các vi khuẩn có hại sẽ tồn tại và sinh sôi, khi ăn phải sẽ rất dễ lây truyền mầm bệnh chứa độc tố. Do đó, chỉ nên chọn ba ba còn sống, nhanh chóng bỏ ruột, thời gian ba ba chết các lâu thì càng dễ gây trúng độc cho người sử dụng. Đặc biệt, nên ăn ba ba đã trưởng thành, không nên ăn thịt ba ba con vì chúng không bổ dưỡng mà còn chứa độc tố. 

6. Lòng gà hầm ba kích

Ba kích còn có tên gọi khác như sáy cáy, tày cáy, ba kích thiên, chẩu phóng xì, dây ruột già… Là cây dây leo sống nhiều năm, lá mọc đối,n ngọn có cạnh, có lông, màu tím. Theo nghiên cứu của y học hiện đại, ba kích không có độc tính, có tác dụng chống viêm, tăng sức đề kháng, hỗ trợ giảm mệt mỏi, chữa đau nhức các khớp… Theo y học cổ truyền, ba kích vị chát, cay ngọt, tính ôn, đi vào kinh thận. Có tác dụng tráng dương, ấm thận, khỏe gân cốt, trừ phong thấp. 

Nguyên liệu: 30g ba kích nhục, một ít lòng gà, hành lá, gừng, muối, tiêu bột

Cách thực hiện:

  • Ba kích rửa sạch, cắt lát mỏng; hành lá rửa sạch, phần trắng giã nhuyễn, phần lá xanh cắt khúc
  • Gừng cạo sạch vỏ, rửa sạch với nước, cắt đoạn, để ráo nước
  • Lòng gà làm sạch, ướp với hành trắng đã giã nhuyễn, muối, tiêu, trộn đều cho thấm gia vị
  • Cho lòng gà vào nồi nấu cùng ba kích và một ít nước
  • Đến khi nước thật sôi thì vặn nhỏ, hầm ở lửa nhỏ trong 1 tiếng, nêm thêm ít muối cho vừa ăn
  • Thêm gừng cắt sợi và một ít tiêu cho thơm rồi dùng là được.

7. Củ cải – món ăn tốt cho người bị bệnh gout

Củ cải là một trong những thực phẩm tốt cho người bị bệnh gout
Củ cải là một trong những thực phẩm tốt cho người bị bệnh gout

Củ cải trắng vị ngọt, tính mát, có tác dụng quan tiết, trừ tà, hành phong khí, trừ phong thấp. Là thực phẩm nhiều nước, giàu vitamin, thuộc loại rau tính kiềm, hầu như không chứa nhân purin nên có hiệu quả rất tốt trong việc hỗ trợ trung hòa axit uric, đào thải axit uric trong máu ra ngoài cơ thể theo đường tiết niệu. 

Các món ăn từ củ cải tốt cho người bệnh gout có thể kể đến như:

Củ cải xào trứng:

  • Củ cải rửa sạch, gọt bỏ vỏ, thái sợi dài, mỏng
  • Cho một ít dầu oiu vào chảo, xào mềm củ cải
  • Đến khi củ cải chuyển màu trong thì đập trứng gà vào xào cùng
  • Củ cải xào trứng chín thì ăn kèm với cơm hoặc cháo trắng.

Canh củ cải trắng thịt:

  • Lấy 50g thịt heo rửa sạch, cắt miếng vừa ăn
  • 200g củ cải rửa sạch, thái miếng nhỏ
  • Hành xanh thái nhỏ, tỏi băm nhỏ
  • Thái nhỏ củ cải, cho vào nồi nấu lấy nước, đậy nắp, đun sôi trong 15 phút
  • Cho thịt heo và tỏi vào, nấu ở lửa vừa trong 25 phút thì nêm nếm gia vị vừa ăn
  • Thêm hành lá cho thơm ngon.

Cháo củ cải:

  • Chuẩn bị 250g củ cải, 30g dầu oliu hoặc dầu thực vật, 30g gạo tẻ
  • Củ cải rửa sạch, thái chỉ, rán sơ qua
  • Thêm 750ml nước vào nấu với gạo thành cháo
  • Ăn hết trong ngày, sử dụng mỗi ngày để hỗ trợ điều trị. 

8. Cháo nho – món ăn ngon cho người bệnh gout

Cháo nho là món ăn bổ dưỡng, tốt cho người bệnh gout, có tác dụng giúp giảm đau hiệu quả. Nho là loại quả có tính kiềm, giàu vitamin, nhiều nước, chứa ít nhân purin, trung bình 100g nho chỉ có 17ml acid uric. Ngoài ra, cháo nho còn có tác dụng mạnh gân cốt, ích khí huyết, lợi tiểu tiện, trừ phiền khát, có thể hỗ trợ chữa khí huyết hư nhược, mồ hôi trộm, tim loạn nhịp, phù thũng, đái dắt, phong thấp đau mỏi…

Cách thực hiện: 

  • Chuẩn bị 50g nho khô, 50g đường trắng, 100g gạo nếp
  • Gạo nếp đãi sạch, nấu với 1 lít nước cùng nho khô
  • Ban đầu đun ở lửa to cho sôi, khi sôi thì hạ lửa
  • Đun liu riu đến khi cháo chín nhừ thì thêm đường trắng vào ăn.

9. Chữa bệnh gout với cháo rau cần

Cháo rau cần là món ăn tốt cho sức khỏe mà người bệnh gout không nên bỏ qua
Cháo rau cần là món ăn tốt cho sức khỏe mà người bệnh gout không nên bỏ qua

 Cần tây là một trong những thực phẩm tốt cho người mắc bệnh gout. Cần tây giàu vitamin và khoáng chất, các nguyên tố kiềm trong loại này có tác dụng trung hòa các axit. Từ đó có thể hỗ trợ điều trị các bệnh do axit trong máu tăng cao như nhiễm trùng máu, ure huyết cao, bệnh gout, bệnh phong thấp. Ngoài ra, cần tây còn có tác dụng tốt trong việc cắt cơn đau do viêm khớp gây ra. Hỗ trợ điều trị tốt các bệnh như viêm dây thần kinh, sỏi thận, cảm cúm, rối loạn về máu, sâu răng. Cháo rau cần tây là một món ăn bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe xương khớp mà người bệnh gout nên dùng.

Cách thực hiện:

  • Nguyên liệu: 100g rau cần (cả rễ), 30g gạo tẻ, 750ml nước
  • Rau cần để rễ, rửa sạch thái nhỏ nấu với gạo tẻ và nước
  • Đun sôi đến khi cháo nhừ thì ăn hết trong ngày. 

10. Nộm đu đủ xanh – món ăn hấp dẫn cho người bị gout

Đu đủ xanh chứa nhiều vitamin B1, B2, B6, vitamin C, beta caroten và các khoáng chất như canxi, kẽm, kali, magie, sắt. Đu đủ xanh còn chứa nhiều nước, chất xơ, và đặc biệt trong đu đủ xanh còn chứa nhựa mủ. Đây là thành phần có giá trị sinh học cao, có tác dụng giảm đau dây thần kinh và hỗ trợ điều trị các vấn đề về xương khớp.

Không chỉ vậy, đu đủ xanh còn chứa tính kiềm, có tác dụng trung hòa axit uric trong máu, từ đó ngăn chặn sự hình thành của muối urat trong cơ thể. Thành phần enzyme papain trong đu đủ xanh có tác dụng ngăn ngừa hạn chế viêm nhiễm, sưng đỏ do bệnh gout gây ra.

Nguyên liệu: 150g cà rốt, 50g đậu phộng rang, 1 quả đu đủ xanh, 150g rau thơm (húng đỏ, kinh giới, rau mùi), gia vị (tỏi, đường, ớt, chanh, nước mắm)

Cách thực hiện:

  • Đu đủ gọt vỏ, bỏ hạt, bào thành sợi, ngâm với nước muối pha loãng trong 15 phút
  • Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, bào thành sợi, ngâm với một ít đường
  • Rau thơm rửa sạch, để ráo nước, cắt thành khúc ngắn
  • Đu đủ vắt sạch nước, cho đu đủ và cà rốt vào một cái tô lớn
  • Làm nước trộn với 2 thìa nước mắm, 2 thìa nước cốt chanh, 2 thìa đường, tỏi băm, ớt băm, khuấy đều
  • Đổ nước trộn gỏi vào tô đu đủ, trộn đều tay, sau 10 – 15 ngấm gia vị thì thêm đậu phộng rang và rau thơm vào thưởng thức. 

11. Salad dưa chuột trị bệnh gout

Salad dưa chuột có tác dụng hỗ trợ trung hòa và đào thải axit uric trong máu
Salad dưa chuột có tác dụng hỗ trợ trung hòa và đào thải axit uric trong máu

Dưa chuột hay dưa leo vị ngọt, tính mát, là nhóm rau quả tính kiềm, có thể hỗ trợ trung hòa và đào thải axit uric trong cơ thể. Dưa leo cũng chứa nhiều nước, có thể hòa tan axit uric trong cơ thể và hỗ trợ đào thải ra ngoài theo đường nước tiểu. Dưa leo cũng ít nhân purin, người bệnh không cần lo lắng sẽ gia tăng axit uric, muối urat trong cơ thể khi ăn thực phẩm này. 

Dưa leo cũng là một trong những thực phẩm giàu vitamin C, vitamin C có tác dụng rất tốt với người bệnh gout, có thể giúp làm giảm nồng độ axit uric trong máu. Loại quả này chứa kali, nhiều nước nên giúp tăng khả năng đào thải của thận, hỗ trợ bài tiết. Salad dưa chuột là món ăn thanh mát, ngon miệng mà người bệnh nên dùng thường xuyên.

Nguyên liệu: 2 quả dưa chuột, ½ củ cà rốt, tỏi, ớt, húng quế, dấm, muối, mắm, đường

Cách thực hiện:

  • Dưa chuột rửa sạch, cắt lát mỏng; cà rốt rửa sạch, bỏ vỏ, thái sợi; húng quế rửa sạch, thái nhỏ
  • Làm nước trộn với 1 thìa nước mắm, 2 thìa đường, 2 thìa dấm, một ít tỏi, ớt băm nhỏ, muối
  • Cho húng quế, cà rốt vào bát dưa chuột, cho nước trộn vào trộn đều, thêm ít đậu phộng rang vào cho ngon miệng.

12. Trứng chiên lá lốt – món ăn tốt cho người bị bệnh gout

Theo y học cổ truyền, lá lốt tính ấm, vị cay nồng, có tác dụng giảm đau lưng, trừ lạnh, trị khó tiêu, đầy hơi… Dân gian thường sử dụng để chữa mụn nhọt, đau bụng, đau nhức xương khớp, đau đầu. Theo nghiên cứu hiện đại, lá lốt chứa flavonoid, alkaloid, beta-caryophylen có tác dụng giảm sưng tấy, chống viêm, kháng khuẩn có tác dụng giảm đau do bệnh gout gây ra. Lá lốt còn có thể điều hòa lượng purin trong cơ thể giúp kiểm soát tình trạng bệnh, ngăn ngừa các biến chứng phức tạp. 

Nguyên liệu: 2 quả trứng gà, 3 – 4 lá lốt

Cách thực hiện:

  • Lá lốt rửa sạch, để ráo nước, thái nhỏ; đập trứng vào bát, bỏ lá lốt vào, thêm gia vị, đánh đều tay
  • Phi thơm hành, cho trứng vào chảo chiên ở lửa vừa, khi chín thì ăn cùng cơm
  • Nên ăn từ 1 – 2 lần/tuần, tuyệt đối không được ăn quá nhiều vì ăn nhiều trứng sẽ không tốt cho người bệnh gout. 

13. Canh cá rô đồng nấu cải bẹ xanh

Món ăn tốt cho người bị bệnh gout
Canh cá rô đồ cải bẹ xanh

Cải bẹ xanh vị đắng, tính bình, có tác dụng làm ấm tỳ vị, giải cảm hàn, thông đàm, lợi khí, kích thích tiêu hóa. Loại rau này có tính kiềm, có độ pH cao, có thể hỗ trợ trung hòa axit uric trong máu, tăng khả năng đào thải của thận. Cải bẹ xanh cũng chứa nhiều vitamin A, vitamin C, rất nhiều nước có tác dụng giảm viêm, kháng viêm, làm giảm cơn đau do bệnh gout gây ra. Đồng thời, cải bẹ xanh còn giúp duy trì và ổn định nồng độ axit uric trong máu.

Nguyên liệu: 2 – 3 con cá rô đồng, 200g cải bẹ xanh, gừng, hành tím, gia vị

Cách thực hiện:

  • Cải bẹ xanh rửa sạch, để ráo nước, thái nhỏ
  • Cá rô đồng làm sạch, đặt nồi lên bếp, thêm 1 tô nước, ½ muỗng cà phê muối, một ít gừng đập dập đun sôi rồi cho cá vào luộc chín
  • Khi cá chín thì vớt ra, lọc lấy phần thịt, cho xương cá vào nồi ninh cho ngọt nước rồi vớt ra
  • Phi thơm hành tím tỏi băm với một ít dầu, cho thịt cá vào xào sơ, thêm ít tiêu và ½ muỗng cà phê bột canh
  • Đun sôi nước luộc cá, cho rau cải vào nấu 1 – 2 phút rồi cho thịt cá vào, nêm nếm gia vị vừa ăn.

14. Canh bí xanh sườn non

Bí xanh cũng là một trong những thực phẩm rất tốt cho người mắc bệnh gout. Bí xanh có tính kiềm, độ pH cao, có thể hỗ trợ hòa tan và trung hòa axit uric trong cơ thể theo đường nước tiểu. Bí xanh cũng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc , trị hen suyễn, tiểu đường, hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp. Ngoài ra, bí xanh còn là món ăn ngon, cách thực hiện đơn giản mà lại rất bổ dưỡng. 

Cách thực hiện:

  • Nguyên liệu: 1 trái bí đao, 100g sườn non, 3 củ hành tím, hành lá, tiêu, ngò rí
  • Bí đao gọt vỏ, cắt miếng vừa ăn; sườn non chặt khúc dài 2cm, ướp với hạt nêm, tiêu, hành tím đập dập, tỏi băm
  • Hành lá, ngò rửa sạch, cắt nhỏ, để riêng
  • Đun sôi 1 lít nước, cho sườn non vào nấu đợi sôi thì ninh ở lửa nhỏ trong 15 phút
  • Cho bí đao vào nấu đến khi chín, nêm nếm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp. 

15. Cháo đậu xanh – món ăn tốt cho người bệnh gout

Cháo đậu xanh vừa thơm ngon, bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe người bệnh gout
Cháo đậu xanh vừa thơm ngon, bổ dưỡng,  vừa tốt cho sức khỏe người bệnh gout

Đậu xanh vị ngọt, tính bình có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, điều hòa thân nhiệt, kháng viêm. Đậu xanh giàu chất chống oxy hóa có thể hỗ trợ hồi phục các tế bào tổn thương giúp các tế bào mô sụn nhanh chóng hồi phục. Đậu xanh tính kiềm, độ pH cao, giàu chất xơ và các nguyên tố vi lượng như mangan, đồng, sắt, kẽm, kali, vitamin B2, B3, B5, B6… Đặc biệt, đậu xanh có hoạt tính kháng viêm, có tác dụng tốt với các triệu chứng sưng đau, đỏ rát ở khớp do bệnh gout gây ra.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 100g đậu xanh nguyên vỏ, 1 nắm gạo tẻ
  • Đậu xanh để vỏ, đãi sạch; gạo tẻ vo sạch
  • Cho cả 2 nguyên liệu vào nồi nấu thành cháo nhừ
  • Nêm nếm gia vị vừa ăn, sử dụng mỗi ngày 2 bát. 

16. Một số món ăn khác tốt cho người bệnh gout

Bên cạnh những món ăn kể trên, có rất nhiều món ăn tốt cho người bệnh gout mà người bệnh có thể thêm vào thực đơn của mình bao gồm: 

  • Cà tím xì dầu: Lấy 250g cà tím, rửa sạch, luộc chín, cắt thành miếng rồi thêm dầu vừng, xì dầu, muối, gia vị trộn đều để ăn.
  • Khoai tây rán: Lấy 250g khoai tây rán với 30g dầu thực vật, trộn với xì dầu, gia vị, muối, ăn mỗi ngày.
  • Củ cải nấu bá tử nhân: Lấy 250g củ cải thái chỉ, rán với 50g dầu thực vật, thêm 30g bá tử nhân cùng 500ml đun chín, nêm nếm gia vị vừa ăn. 

Một số lưu ý khi xây dựng thực đơn cho người bệnh gout

Có nhiều vấn đề cần lưu ý khi xây dựng thực đơn cho người bệnh gout
Có nhiều vấn đề cần lưu ý khi xây dựng thực đơn cho người bệnh gout

Mặc dù các món ăn trên tốt cho sức khỏe người bệnh gout nhưng bạn cũng cần xây dựng thực đơn phù hợp và cần ghi nhớ một số lưu ý sau đây:

  • Không phải cứ tăng axit uric đều dẫn đến bệnh gout, tuy nhiên, những người mắc bệnh gout thì chắc chắn có nồng độ axit uric trong máu cao. Do đó, người bệnh phải kiểm soát chế độ ăn uống nghiêm ngặt, nên tránh ăn nhiều chất đạm để nhân purin không chuyển hóa thành axit uric. 
  • Nguyên tắc vàng khi xây dựng thực đơn cho người bệnh gout là cần tránh và hạn chế các thực phẩm chứa nhiều nhân purin. Nên tránh xa các thực phẩm giàu đạm như các loại thịt đỏ, hải sản, nấm, măng tây, giá đỗ… 
  • Nên chọn các loại thực phẩm chứa dưới 50mg purin, cần nhớ rằng lượng protein cung cấp cho cơ thể chỉ chiếm khoảng 10% tổng giá trị dinh dưỡng của bữa ăn. Các thực phẩm đảm bảo yêu cầu này là trứng, sữa ít béo, thịt lợn nạc… 
  • Nhóm thực phẩm giàu chất béo có nguy cơ làm tăng trọng lượng cơ thể, có thể gây gia tăng cơn đau bệnh gout, lượng chất béo trong khẩu phần ăn nên dao động từ 15 – 20%. Chỉ nên dùng dầu đậu phộng, dầu oliu, dầu vừng, tránh dùng dầu đậu nành, dầu hạt hướng dương.
  • Với nhóm thực phẩm giàu tinh bột, hầu hết đều có hàm lượng purin dưới 20mg, do đó nhóm tinh bột nên chiếm khoảng 70% tổng giá trị bữa ăn. 
  • Với nhóm rau củ, bạn có thể dùng thoải mái nhưng không nên ăn nấm, măng tây, giá đỗ… 

Trên đây là một số món ăn tốt cho người bị bệnh gout mà bạn có thể tham khảo, để làm phong phú bữa ăn của mình, nhằm đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể, đồng thời hạn chế sự gia tăng của nồng độ axit uric trong máu. Tuy nhiên, chế độ ăn uống không phải là tất cả, bạn nên xây dựng lối sống hợp lý và tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ để nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh của mình. 

Có thể bạn quan tâm:

Cùng chuyên mục

10 Loại nước uống rất tốt cho người bị bệnh gout

Bổ sung các loại nước uống tốt cho người bị bệnh gout có thể tăng đào thải axit uric và hạn chế hình thành sỏi urate ở cơ quan bài...

Liệu bệnh gout có lây nhiễm hay di truyền không?

Bệnh gout có lây nhiễm hay di truyền không?

Bệnh gout từ lâu đã trở thành cơn ác mộng của nhiều người, nó không chỉ gây ra những ảnh hưởng nặng nề về sức khỏe mà còn đến công...

10 Cách giảm axit uric trong máu an toàn nhanh chóng

Hạn chế thực phẩm giàu purin, uống đủ nước, kiểm soát cân nặng, bổ sung vitamin C,... là một số cách giảm axit uric trong máu an toàn và nhanh...

Cách chữa bệnh gút bằng gừng và những điều cần lưu ý

Mẹo dân gian chữa bệnh gút bằng gừng đơn giản dễ làm

Chữa bệnh gút bằng gừng là phương pháp đơn giản, dễ làm lại mang đến tác dụng khá tốt. Vậy vì sao có thể dùng gừng chữa bệnh gout? Cách...

Bị bệnh gout ăn rau gì tốt, nên kiêng ăn rau gì

Bị bệnh gout ăn rau gì tốt và cần kiêng rau gì?

Rau củ là nhóm thực phẩm cực kỳ phổ biến, có mặt trong mọi bữa ăn của người Việt, có vai trò quan trọng đối với sức khỏe. Khi mắc...

Những điều cần biết về hạt tophi

Hạt tophi – Dấu hiệu nguy hiểm của bệnh gout cần cảnh giác

Hạt tophi là một trong những dấu hiệu cho thấy tình trạng bệnh gout đã chuyển biến sag giai đoạn mãn tính nguy hiểm. Vậy thực chất thì hạt tophi...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn